Hàng ngày bộ phận tuyển dụng sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều ứng viên đến tham dự phỏng vấn, hầu hết các nhà tuyển dụng đều rất lo lắng về chất lượng đầu vào của ứng viên có thật sự tốt hay không, đặc biệt là tính trung thực của ứng viên khi trả lời phỏng vấn. Hãy tìm hiểu một số dấu hiệu dưới đây trong việc phát hiện nói dối ở ứng viên khi trả lời câu hỏi của bạn không nhé.
Ứng viên nói dối luôn là một trong những trở ngại lớn nhất trong quá trình chọn lọc ứng viên. Đây là điều mà không một nhà tuyển dụng nào mong muốn. Vậy những dấu hiệu nào đang thể hiện rằng ứng viên đang thiếu sự trung thực? Cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay.
1. Câu trả lời của ứng viên không rõ ràng hoặc không liên quan
Chúng ta hầu hết đã gặp phải vấn đề này trước đó: bạn hỏi ứng viên một câu hỏi sâu sắc, nhiều khía cạnh và họ đáp lại bằng một câu trả lời không liên quan, mơ hồ. Điều này, không có nghĩa là ứng viên không chuẩn bị trước khi phỏng vấn, mà nó thể hiện những gì họ nói chưa đúng sự thật.
Theo Tammy Cohen, nhà sáng lập của công ty Infomart cho biết: câu trả lời mơ hồ, không đầy đủ là dấu hiệu ứng viên nói dối. Một ứng viên không sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành thông thường, hoặc họ không nói được các quy trình, số liệu hoặc vai trò của các thành viên trong nhóm cũng có thể họ đang phóng đại công việc của mình.
Khi đối mặt với tình huống trên, nhà tuyển dụng nên đề nghị ứng viên phân tích rõ ràng để xác định xem họ có nói quá về khả năng của mình hay không.
Nhà tuyển dụng nên tính toán đến việc giữ im lặng nếu ứng viên tiếp tục đưa ra các câu trả lời mơ hồ hoặc thiếu chiều sâu, mặt khác cũng nên tạo điều kiện để ứng viên mở rộng câu trả lời bằng cách đặt câu hỏi ngược. Mặc dù ban đầu có thể gây lúng túng cho ứng viên nhưng phương pháp này có khả năng mang lại nhiều thông tin hơn là việc đặt quá nhiều câu hỏi nhưng không mang lại hiệu quả.
Xem thêm: Đâu là lý do mà doanh nghiệp cần lưu ý khi nhân viên giỏi quyết định nghỉ việc?
2. Đánh giá ứng viên qua ngôn ngữ cơ thể
Theo Cohen giải thích: nếu ứng viên liên tục lo lắng, đảo mắt hoặc không dám nhìn vào mắt của nhà tuyển khi được hỏi những câu hỏi quan trọng thì có thể họ không chắc chắn với câu trả lời của mình.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây cũng chỉ là dấu hiệu của một ứng viên đang lo lắng. Có 2 sự khác biệt lớn giữa 2 loại ứng viên: một là ứng viên vụt sáng sau một khoảng thời gian nói chuyện trầm lắng, hai là ứng viên nói liên hồi về thành tích phô trương của họ nhưng lại không dám nhìn thẳng vào mắt của bạn. Hãy quan sát thật kỹ vào ánh mắt của họ vì nó sẽ dễ dàng tố cáo ứng viên đó có đang trả lời đúng hay không.
3. Ứng viên nói quá nhiều vào thành tích của nhóm
Công ty bạn đang tuyển dụng kế toán đòi hỏi sự cẩn thận, cầu toàn trong công việc cũng như đã có những thành tích đã đạt được. Khi hỏi về ứng viên về thành tích có được trong công việc mà họ chỉ nói về thành tích của nhóm thì bạn cũng nên cân nhắc. Có thể không phải là ứng viên nói dối, nhưng đó cũng không phải là ứng viên phù hợp. Sự hợp tác là điều cần thiết trong môi trường làm việc hiện tại, nhưng cần cẩn thận các ứng viên chỉ nói về những thành tích của họ như là một phần trong nhóm – nó có thể ám chỉ rằng họ không phải là cá nhân xuất sắc như bạn mong đợi.
Việc sử dụng đại từ nhân xưng cá nhân như “tôi” – phản ánh sự trải nghiệm của cá nhân ứng viên nhiều hơn là “chúng tôi, họ”,… Những đại từ nhân xưng chung chung chỉ ra rằng ứng viên đang vay mượn các trải nghiệm của người khác hoặc từ nguồn khác khi nói về bản thân.
Thành tích nhóm nghe có vẻ ấn tượng nhưng đừng để nó thay đổi quan điểm của bạn mà không đào sâu hơn. Theo Donna Svei – điều hành sơ yếu lý lịch: “Nếu ứng viên đề cập đến một dự án nhóm, sau đó bạn nên hỏi vai trò cụ thể của họ là gì, hoặc bạn đề nghị họ nói về những thứ họ đã làm trong dự án đó”.
Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả
4. Các kỹ năng của ứng viên được đánh giá bằng các bài kiểm tra
Một trong những điều thông thường là ứng viên nói dối hoặc phóng đại lên là kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dễ dàng phát hiện nói dối ở ứng viên bằng cách đơn giản đánh giá mức độ thành thạo của ứng viên thông qua một vài bài kiểm tra. Ví dụ như bạn tuyển dụng kỹ sư xây dựng, hãy yêu cầu ứng viên thực hiện các bản vẽ kết cấu công trình sơ bộ hoặc các bài test về các phần mềm thiết kế trong xây dựng.
Bạn có thể thấy những chi tiết sáng giá trong hồ sơ xin việc nhưng khi bạn đánh giá các kỹ năng mềm với bản câu hỏi hoặc bài kiểm tra, thì kết quả không như bạn mong đợi. Đôi khi, thật khó để tin rằng ứng viên có hồ sơ tốt lại bị đánh giá chưa tốt. Nhưng nếu điều đó xảy ra, hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn ra quyết định tuyển dụng.
Nghề nghiệp Việc Làm 24h hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn phát hiện nói dối ở ứng viên trong buổi phỏng vấn. Chúc bạn thành công trong việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài cho sự phát triển của công ty.
Xem thêm: Cái giá phải trả cho những lời nói dối trong CV khi phỏng vấn xin việc