Bức tối hậu thư mà sếp nào cũng nên gửi ngay cho nhân viên đi muộn

Một công ty có bền vững hay không, không chỉ dựa vào sự lãnh đạo và chiến lược của sếp, yếu tố chủ chốt vẫn nằm ở thái độ nhân viên. Nhân viên yêu nghề thì chẳng quản ngại khó khăn, sẽ cố gắng đến sớm hay ở lại thêm một chút để hoàn thành công việc. Còn đối với những nhân viên đi muộn, khoan bàn đến chuyện họ có yêu nghề hay không, nhưng việc đi muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của cả một công ty.

Nếu bạn đã không ít lần thấy phiền lòng vì thái độ của những nhân viên đi muộn, và đã nhắc nhở nhiều lần nhưng họ vẫn không cải thiện. Chắc chắn bức tối hậu thư này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều chỉnh thái độ nhân viên cũng như tăng hiệu quả công việc.

buc-toi-hau-thu-ma-sep-nao-cung-nen-gui-ngay-cho-nhan-vien-di-muon-hinh-anh-1
Nhân viên đi muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả công ty

“Gửi V,

Đây là email cuối cùng anh muốn nhắc nhở em. Nếu em vẫn đi làm muộn như mọi khi mà không báo trước, và vẫn còn giữ lối hành xử vô kỉ luật, thì anh nghĩ em nên nghỉ việc.

Để một tổ chức tồn tại được, điều kiện cần là mọi người phải biết nghĩ về nhau, nghĩ cho người khác. Điều kiện đủ là tính kỉ luật. Thiếu một trong hai điều kiện này, tổ chức đó sẽ tan rã. Vì thế khi hợp tác làm việc với ai, nếu họ thiếu một trong hai điều kiện này, thì nên chia tay sớm để khỏi phải nhập nhằng về sau. Bởi vì nếu chỉ nghĩ cho bản thân, ích kỉ sẽ dẫn đến ma lanh. Còn thiếu tính kỉ luật sẽ không đạt được mục tiêu.

Công ty của bạn anh cũng đã đóng cửa vì có những nhân viên đi muộn, không biết đến kỉ luật là gì. Những người đó không nên làm ăn cùng. Ba anh trong hội đồng quản trị hẹn họp lúc 3h chiều. Anh thứ nhất đến đúng giờ, anh thứ hai đến lúc 3h30, anh thứ ba đến lúc 4h. Anh đi đúng giờ có tiệc hẹn lúc 4h30, nên khi anh thứ ba đến thì anh thứ nhất phải đi trong khi anh ấy đã ngồi đợi suốt một tiếng mà không biết làm gì. Anh thứ ba đã ăn cắp của anh thứ nhất một giờ đồng hồ, anh thứ hai ăn cắp của anh thứ nhất 30 phút. Và công ty họ đã giải tán, vì cả ba lần hẹn họp đều không bàn bạc được với nhau.

Lỗi lầm lần đầu thì có thể đem ra mổ xẻ, phân tích nguyên nhân, nhắc nhở và bỏ qua. Phạm lần hai là cảnh cáo, phạm lần thứ ba thì nên chia tay luôn. Vì lần một, đã nhắc nhở mà vẫn không cải thiện được, một là do ngu quá, không hiểu vấn đề, hai là cố tình vi phạm. Nhân viên đi muộn lần hai là do thói quen cũ, thôi thì cho thêm một lần nữa. Dù đã cảnh cáo nhưng vẫn vi phạm lần ba, thì thôi chia tay sớm. Dù là trong hôn nhân, quan hệ bạn bè, kinh doanh hay trong bất kì mối quan hệ nào, phạm một lỗi đến 3 lần thì không thể tha thứ.

buc-toi-hau-thu-ma-sep-nao-cung-nen-gui-ngay-cho-nhan-vien-di-muon-hinh-anh-2
Đi muộn đến 3 lần thì không thể tha thứ

Lần một anh bỏ qua cho em vì anh không muốn hẹp hòi. Lần hai anh bỏ qua vì anh là sếp, và anh nghĩ mình nên bao dung. Nhưng lần ba thì anh không bỏ qua được vì đó là sự xuề xòa, hại người khác. Nếu anh cứ nghĩ mình tốt, mình thiện mà bỏ qua sai phạm của em, thực ra là anh rất ác vì đó là hại em. Như thế em sẽ cảm thấy là lần bốn, lần năm cũng sẽ bình thường, và cứ vi phạm thoải mái. Dần dần anh biến việc nhân viên đi muộn thành thành bản chất của nhân viên, không sửa được nữa.

Đây là thư cuối cùng của anh về vấn đề này. Nếu em có đi muộn lần tiếp theo thì tự động đến phòng nhân sự nhận hồ sơ và lương đi về. Mọi vị trí đều có thể thay thế, mọi kinh nghiệm đều có thể đào tạo. Ở công ty này không chấp nhận người vô kỉ luật làm việc. Anh không muốn đóng cửa công ty.

Thân ái,
Sếp”

Bạn thấy bức tối hậu thư dành cho nhân viên đi muộn trên như thế nào? Chia sẻ ngay với Việc Làm 24h nhé!

Theo Trí Thức Trẻ

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục