Biện pháp từ chối ứng viên khôn khéo nhà tuyển dụng nên tham khảo

Không được dùng sự im lặng để từ chối ứng viên

Hầu hết các ứng viên đều đặt nhiều tâm huyết, công sức vào buổi phỏng vấn. Chính bởi vậy, sự im lặng của nhà tuyển dụng khiến họ mãi trông đợi kết quả, có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của ứng viên nếu như ứng viên đó vì chờ đợi mà không xin việc làm khác, hay vội vã từ chối những nhà tuyển dụng khác. Lời từ chối lịch sự và rõ ràng của nhà tuyển dụng sẽ để lại ấn tượng đẹp cho ứng viên và giúp ứng viên nhanh chóng tìm công việc mới, tránh gây thiệt hại cho ứng viên.

Không nên từ chối ứng viên trực tiếp ngay sau khi phỏng vấn

Mặc dù ngay sau khi phỏng vấn, bạn cảm thấy ứng viên đó không phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Thế nhưng việc từ chối ngay không phải là biện pháp hay. Khi từ chối, một mặt bạn sẽ thiếu suy nghĩ, có thể bỏ qua những ưu điểm của ứng viên đó. Mặt khác quan trọng hơn, ứng viên không hề có sự chuẩn bị tâm lý về vấn đề này, điều này khiến họ cảm thấy hụt hẫng, tổn thương, cảm thấy thất bại và ác cảm với công ty bạn. Khi đó, thời gian sau, kỹ năng ứng viên cao hơn, họ cũng không muốn nộp đơn vào công ty của bạn. Hoặc khi ứng viên tìm được việc làm ở công ty khác, nếu công ty đó là đối tác tiềm năng của công ty bạn, họ có thể từ chối hợp tác.

Cách tốt để từ chối ứng viên khôn khéo là bạn nên nêu những điều bạn cảm thấy ứng viên nên khắc phục, sau đó gợi ý ứng viên những khóa học nâng cao kỹ năng còn thiếu sót. Cách đó giúp ứng viên tự cảm nhận những thiếu sót của bản thân không phù hợp với vị trí tuyển dụng. Ứng viên sẽ cảm nhận sự nhiệt tình, thân thiện của nhà tuyển dụng và vẫn giữ hình ảnh tốt về công ty của bạn.

Không nên từ chối ứng viên qua điện thoại

bien-phap-tu-choi-ung-vien-khon-kheo-nha-tuyen-dung-nen-tham-khao-hinh-anh-1
Từ chối ứng viên qua điện thoại là rất thiếu tế nhị

Những cuộc điện thoại mời phỏng vấn và từ chối ứng viên đang được nhiều nhà tuyển dụng sử dụng. Tuy nhiên đây lại là cách từ chối ứng viên không khéo léo. Theo các chuyên gia tâm lý, điện thoại cho ứng viên thông báo gây khó khăn cho cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên, vì kết quả phỏng vấn khiến ứng viên thất vọng và rất khó nói chuyện qua điện thoại. Hơn nữa, thời điểm nhà tuyển dụng gọi có thể nhằm vào lúc ứng viên không thể tiếp chuyện khiến việc thông báo kết quả phỏng vấn khó khăn, gây mất thời gian cho cả hai bên.

Biện pháp từ chối ứng viên khôn khéo nhất là gửi email cho ứng viên. Những thông tin được gửi cho ứng viên sẽ nêu đầy đủ, cụ thể, chính xác những vấn đề bạn cần nói hơn là qua điện thoại, ứng viên cũng có thời gian để tiếp nhận kết quả phỏng vấn mà không có cảm giác tiêu cực.

Viết email từ chối ứng viên phù hợp với từng đối tượng

Biện pháp từ chối ứng viên khôn khéo nhất được nêu lên là sử dụng email thông báo kết quả. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần phải viết email phù hợp với từng đối tượng ứng viên để ứng viên hiểu và không gây ác cảm với công ty bạn và email cần được gửi sớm để ứng viên có thể tìm công việc khác trong thời gian sớm.

bien-phap-tu-choi-ung-vien-khon-kheo-nha-tuyen-dung-nen-tham-khao-hinh-anh-2
Gửi email từ chối ứng viên cũng cần đắn đo sao cho phù hợp

Bí quyết viết email trả lời kết quả phỏng vấn cần xưng hô phù hợp với độ tuổi của ứng viên, nội dung email trang trọng, nhấn mạnh ưu điểm của ứng viên, lời cảm ơn ứng viên đã đến phỏng vấn và nêu kết quả phỏng vấn, có thể kèm theo lý do từ chối. Với cách này, bạn sẽ giúp ứng viên không có phản ứng tiêu cực và giữ hình ảnh chuyên nghiệp, tốt đẹp trong lòng ứng viên.

Với biện pháp từ chối ứng viên khôn khéo nhà tuyển dụng nên tham khảo được gợi ý trên đây sẽ góp phần giúp ích bạn khi làm công tác nhân sự đấy. Người phỏng vấn chính là đại diện của công ty, doanh nghiệp, chính vì vậy hãy thể hiện sự khôn khéo khi thông báo kết quả phỏng vấn dù là đồng ý hay từ chối nhé.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục