TLD là gì? Bí quyết lựa chọn tên miền TLD phù hợp cho website 

Bạn đang xây dựng website cho thương hiệu và muốn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng? Bạn muốn website có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm? Nếu vậy, bạn cần lựa chọn tên miền cấp cao nhất (TLD) phù hợp. TLD là gì? TLD có phải là yếu tố quyết định chất lượng trang web? Có những loại TLD nào phổ biến hiện nay, cách lựa chọn thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.

TLD là gì?

tld là gì
TLD là gì? Mục đích sử dụng TLD là gì?

Trước khi tìm hiểu TLD là gì, bạn nên hiểu rõ khái niệm tên miền là gì. 

Tên miền (domain) là một tập hợp các ký tự được sử dụng để xác định một website hoặc một nguồn tài nguyên trực tuyến trên Internet. Tên miền hoạt động như một địa chỉ duy nhất với cái tên dễ nhớ, giúp người dùng dễ dàng truy cập website bằng cách gõ tên miền thay vì địa chỉ IP (Internet Protocol) phức tạp.

Tên miền bao gồm 3 phần chính, được phân biệt với nhau bằng các dấu chấm chia (dot separator):

  • Top-Level Domain (TLD): Tên miền cấp cao nhất, đây là phần cuối cùng của tên miền gốc, thường nằm ở phần ngoài cùng bên phải, được dùng để chỉ định loại hoặc nguồn gốc trang web. Các TLD phổ biến bao gồm “.com” “.org” “.net”, “.edu”, “.gov”,… Ví dụ, đối với tên miền “Vieclam24h.vn” thì “.vn” là TLD. 
  • Second-Level Domain (SLD): Tên miền cấp hai, đây là phần nằm ngay bên trái dấu chấm và trước TLD, được dùng để xác định tên cụ thể của website hoặc tổ chức. Ví dụ, đối với tên miền “Vieclam24h.vn” thì “Vieclam24h” là SLD.
  • Subdomain: Tên miền phụ, đây là phần ở ngoài cùng bên trái

Các thành phần của một tên miền, được The Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) điều hành và phân phối. Khi nhập tên miền vào trình duyệt web, hệ thống Domain Name System (DNS) sẽ tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng với tên miền, chuyển hướng và hiển thị trang web bạn tìm kiếm.

Mục đích của TLD là gì?

Các tên miền cao cấp nhất đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại website và giúp người dùng xác định thông tin website nhanh chóng như mục đích website, chủ sở hữu, vị trí địa lý,… mà không cần phải theo dõi nội dung website. Các website có thể trùng tên nhưng không bao giờ trùng Top Level Domain. Do đó, việc sử dụng TLD phù hợp sẽ thể hiện định hướng website, nâng cao uy tín đối với người truy cập và tăng khả năng tìm kiếm trên Internet. 

Phân loại Top Level Domain

tld là gì
Những loại Top Level Domain được sử dụng phổ biến hiện nay là gì?

Mỗi TLD có quy định đăng ký và cách sử dụng riêng, được quản lý bởi các tổ chức với quyền quản lý tên miền (domain registry) tương ứng. Khi đăng ký tên miền, bạn cần lựa chọn TLD phù hợp với mục đích sử dụng và tuân thủ các quy định của TLD đó.

1. gTLD (Generic Top-Level Domains)

gTLD là tên miền cao cấp dùng chung, đây là loại tên miền được sử dụng cho các trang web có tính chất chung và không giới hạn về chủ thể sử dụng. gTLD được sử dụng phổ biến và dễ đăng ký nhất hiện nay.

Một số gTLD phổ biến cụ thể như sau:

  • .com (viết tắt của commercial): gTLD cho trang thương mại, dành cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh.
  • .net (viết tắt của network): gTLD dành cho cho mạng lưới, nhà cung cấp dịch vụ Internet.
  • .org (viết tắt của organization): gTLD dành cho các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức văn hoá,…
  • .edu (viết tắt của education): gTLD dành cho các trường học, cơ sở giáo dục,…
  • .info (viết tắt của information): gTLD dành cho các website cung cấp thông tin, tin tức.
  • .biz: gTLD  dành cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.

2. ccTLD (Country Code Top-Level Domains)

ccTLD là tên miền cao cấp nhất theo mã quốc gia, đại diện cho quốc gia, khu vực và lãnh độ nhất định. ccTLD thường dựa theo code ICO và mã quốc gia thông qua 2 ký tự, chẳng hạn như:

  • .vn là tên miền cao cấp của Việt Nam.
  • .us là tên miền cao cấp của Hoa Kỳ.
  • .jp là tên miền cao cấp của Nhật Bản.
  • .in là tên miền cao cấp của Ấn Độ.

3. sTLD (Sponsored Top-Level Domains)

sTLD là tên miền cao cấp nhất được tài trợ và thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức cụ thể. Do đó, tên miền này thường bị hạn chế và được thông báo chỉ định khi đáp ứng các yêu cầu, nguyên tắc nhất định. Chẳng hạn như:

  • .gov là tên miền cho các tổ chức giáo dục.
  • .mobi là tên miền cho các website cung cấp dịch vụ, sản phẩm, thiết bị di động. 
  • .aero là tên miền dành cho ngành hàng không.
  • .museum là tên miền dành cho các bảo tàng.
  • .asia là tên miền cho các trang web tại khu vực Châu Á, Thái Bình Dương.

4. Infrastructure TLD là gì?

Infrastructure TLD là tên miền cao cấp nhất hạ tầng, với tên miền duy nhất là ARPA (Address and Routing Parameter Area), được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Tên miền này chịu sự kiểm soát của IANA (Tổ chức Cấp phát Số hiệu Internet) và IETF (Lực lượng Chuyên trách về Kỹ thuật Liên mạng). 

TLD có ảnh hưởng đến SEO không?

Top Level Domain không ảnh hưởng quá nhiều đến SEO cũng như xếp hạng website trên công cụ tìm kiếm. Theo nghiên cứu của Google, việc sử dụng TLD không mang lại lợi thế hoặc bất lợi nào trong việc tìm kiếm. 

Tuy nhiên, TLD vẫn được đánh giá cao bởi đây là công cụ giúp trở nên đáng tin cậy hơn với người dùng. Do đó, việc lựa chọn TLD phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mục tiêu và tác động đến lượt truy cập website.

Bí quyết lựa chọn TLD phù hợp với website

tld là gì
Đâu là bí quyết để chọn Top Level Domain phù hợp với website? 

Lựa chọn TLD phù hợp là một bước quan trọng trong việc xây dựng website thành công. Dưới đây là một số cách giúp bạn lựa chọn TLD phù hợp nhất cho website:

Xác định mục đích của trang web: Nếu trang web của bạn thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, tên miền “.com” là lựa chọn phù hợp nhất. Nếu trang web của bạn thuộc lĩnh vực giáo dục, tên miền “.edu” sẽ phù hợp hơn.

Xác định đối tượng người dùng: Hãy lựa chọn TLD phù hợp với đối tượng người dùng cụ thể mà trang web đang phục vụ. Website của bạn hướng đến thị trường quốc tế hay trong nước? Nếu đối tượng người dùng của website phần lớn là Việt Nam thì tên miền “.vn” là lựa chọn phù hợp.

Tìm kiếm TLD thích hợp: Hãy tìm kiếm TLD phù hợp với lĩnh vực hoặc ngành nghề kinh doanh của bạn. Chẳng hạn như tên miền “.shop” sẽ phù hợp cho trang web bán hàng hoặc tên miền “.blog” sẽ phù hợp với các trang web blog hơn.

Tránh sử dụng TLD phức tạp: TLD cần đơn giản và dễ nhớ để người dùng không phải gặp khó khăn khi ghi nhớ và nhập địa chỉ website có TLD phức tạp.

Đăng ký nhiều TLD: Việc đăng ký nhiều TLD có thể giúp bạn bảo vệ tên thương hiệu khỏi tình trạng đánh cắp tên miền. Chẳng hạn như bạn có thể cân nhắc đăng ký tên miền  “.net” và “.org” sau khi đã đăng ký tên miền “.com” để bảo vệ tên thương hiệu. 

Kết luận

Top Level Domain là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng truy cập, hiển thị và thứ hạng website của bạn. Lựa chọn TLD phù hợp có thể giúp bạn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu trực tuyến thành công. Hy vọng bài viết này của Vieclam24h.vn đã giúp bạn hiểu rõ TLD là gì cũng như cách lựa chọn TLD phù hợp. Chúc bạn thành công!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Subdomain là gì? Tạo tên miền phụ trong tích tắc chỉ với 4 bước đơn giản 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục