Một trong những cách thức tuyển dụng tương đối phổ biến ở thời điểm hiện tại là kiểm tra IQ. Tùy vào tính chất và yêu cầu công việc, bạn có thể làm bài test IQ trong các buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng ứng biến nhanh nhạy trước những câu hỏi hóc búa. Mời bạn cùng Việc Làm 24h khám phá những bài kiểm tra IQ nổi tiếng khi đi phỏng vấn qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu tổng quan về kiểm tra IQ khi đi phỏng vấn
Chỉ số IQ là gì?
IQ là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Intelligent Quotient” (tạm dịch: chỉ số thông minh của con người). Chỉ số này có vai trò đánh giá khả năng xử lý tình huống, phản biện cũng như mức độ nhanh nhạy trong suy nghĩ của con người.
Những người đạt chỉ số IQ càng cao thì khả năng phản xạ, xử lý vấn đề, phân tích thông tin sẽ nhanh nhạy hơn. So với người trưởng thành, chỉ số IQ của trẻ em dễ điều chỉnh hơn vì não của trẻ chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, phần lớn các bậc phụ huynh đều áp dụng nhiều giải pháp khác nhau để rèn luyện trí não cho trẻ nhỏ.
Chỉ số IQ bắt nguồn từ đâu?
Thuật ngữ IQ chính thức được phát hiện vào năm 1912 bởi William Stern – một nhà tâm lý học nổi tiếng. Tuy nhiên, chỉ số IQ lúc bấy giờ chưa thật sự phát triển và được đón nhận như hiện tại.
Đến cuối thế kỷ XIX, khái niệm IQ được định nghĩa rõ nét hơn. Chỉ số này đã được giới thiệu chi tiết và đầy đủ trong quyển Hereditary Genius của Francis Galton – chuyên gia nghiên cứu về trí tuệ con người và nhà khoa học người Anh.
Kiểm tra IQ – “bước khởi động” trong buổi tuyển dụng
Thông thường, những bài kiểm tra IQ cơ bản được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế (Culture Fair IQ Test), bao gồm 100% hình ảnh, mang tính cá nhân hoá, hạn chế những điểm đặc trưng của các nền văn hoá, giáo dục. Trong khi đó, bài kiểm tra IQ tuyển dụng được phát triển bởi các tập đoàn, doanh nghiệp dưới dạng câu hỏi IQ phong phú và hóc búa hơn.
Không chỉ đánh giá tư duy lập luận, phản biện, những bài kiểm tra IQ tuyển dụng bao gồm cả hình ảnh lẫn kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cần thiết, trí nhớ, số học,… Tuỳ thuộc vào vị trí tuyển dụng, những bài kiểm tra IQ sẽ không giống nhau.
Các doanh nghiệp, tập đoàn thường đưa những câu hỏi test IQ tuyển dụng vào quy trình chọn lựa nhân sự. Sau vòng tuyển chọn CV, các ứng viên sẽ trải qua một hoặc nhiều bài kiểm tra khác nhau, đó có thể là kiểm tra IQ, EQ hoặc kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ. Tuỳ vào từng doanh nghiệp, những bài kiểm tra này có thể được thực hiện online hoặc trực tiếp.
Xem thêm: Cách làm CV cho sinh viên mới ra trường, giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng
4 dạng bài kiểm tra IQ phổ biến khi đi phỏng vấn
Bài kiểm tra bằng hình ảnh
Trên thực tế, hình ảnh là yếu tố không thể thiếu trong những bài kiểm tra IQ khi đi phỏng vấn. Thông qua những bài test này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được mức độ tưởng tượng và khả năng sáng tạo của các ứng viên. Vì vậy, khi thực hiện bài kiểm tra IQ bằng hình ảnh, bạn cần giữ bình tĩnh, tập trung để tìm ra đáp án chính xác.
Để tăng độ khó, bài test IQ bằng hình ảnh sẽ sử dụng một số mẹo nhỏ để đánh lừa viên. Để giải đáp những câu hỏi, ứng viên buộc phải vận dụng tư duy logic, công thức và quy luật toán học.
Bài kiểm tra bằng câu hỏi hỏi kiến thức xã hội
Đây là dạng bài kiểm tra IQ thường gặp khi phỏng vấn tại các vị trí liên quan đến hoạt động xã hội như Marketing, tổ chức sự kiện, tổ chức phi lợi nhuận,… Mục đích của những bài test này là tìm hiểu xem kiến thức xã hội, trình độ học vấn và mức độ am hiểu thông tin của ứng viên ở cấp bậc nào.
Phần lớn những câu hỏi này thường không quá khó. Tuy nhiên, chúng sẽ bao quát và khá rộng. Vì vậy, bạn cần phải dành nhiều thời gian tìm tỏi, bồi dưỡng kiến thức xã hội để chinh phục bài test IQ này.
Bài kiểm tra bằng các phép toán
Những bài kiểm tra IQ này được áp dụng nhằm đánh giá sự nhạy bén của ứng viên trước các tình huống khác nhau. Có rất nhiều bài test IQ bằng các phép toán như cộng trừ kết hợp nhân chia, cộng dồn số, số thập phân,… Nghe có vẻ phức tạp nhưng những phép tính này đều khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về thời gian để giải hết các câu hỏi trong đề bài.
Bài kiểm tra bằng các câu hỏi điền vào chỗ trống
Cuối cùng là bài kiểm tra IQ bằng các câu hỏi điền vào chỗ trống. Dạng bài này tương đối khó vì chúng liên quan đến nhiều quy tắc. Để giải đáp chính xác, bạn cần tính toán, suy luận cẩn thận và vận dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một số doanh nghiệp thường xuyên sử dụng kiểm tra IQ
Viettel
Viettel được biết đến là tập đoàn công nghệ thông tin lớn và uy tín bậc nhất Việt Nam. Chính vì thế, quy trình tuyển dụng của thương hiệu này cũng khá khó khăn và phức tạp. Những bài test IQ của Viettel thường yêu cầu tư duy về con số với tính logic cao. Đề kiểm tra IQ từ tập đoàn bao gồm 50 câu hỏi xoay quanh các phương diện như:
- Tư duy về hình học không gian.
- Khả năng lập luận, phản biện và sử dụng ngôn ngữ.
- Cách xử lý con số và lý giải hình học.
Samsung
Bài kiểm tra IQ tuyển dụng của thương hiệu nổi tiếng Samsung cũng rất được chú ý. Thực chất, đề kiểm tra của Samsung nằm trong bộ đề thi đánh giá năng lực toàn cầu của Samsung – GSAT (viết tắt của Global Samsung Aptitude Test).
Kỳ thi kiểm tra IQ của Samsung được tổ chức thường niên tại các trung tâm sự kiện lớn ở Hà Nội. Vì Samsung là một tập đoàn lớn nên kỳ thi này thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Để tránh tiết lộ đề thi ra ngoài, các thí sinh sẽ không được phép mang bất kỳ thiết bị ghi hình, ghi âm nào vào phòng thi.
Ngân hàng
Khi ứng tuyển vào các vị trí trong lĩnh vực ngân hàng, bạn cần phải trải qua những bài kiểm tra IQ tổng hợp bao gồm: ngoại ngữ, nghiệp vụ, logic,… Đối với các ngân hàng quốc doanh, phần nghiệp vụ thường sẽ khó hơn.
Về bản chất, đặc thù của ngành ngân hàng là tiếp xúc với nhiều con số. Vì vậy, các ứng viên cần phải có kiến thức toán học, kỹ năng tính toán nhanh chóng, chuẩn xác. Dựa vào đặc thù ấy, các bài kiểm tra IQ tuyển dụng của ngành ngân hàng cũng thiên về những câu hỏi số học logic.
Thông thường, các bài test IQ tuyển dụng của ngành ngân hàng không quá lắt léo. Tuy nhiên, những bài thi lại được quy định thời gian khá hạn hẹp. Ví dụ, đề thi của Vietinbank bao gồm 25 câu hỏi và cần bạn xử lý trong vòng 20 phút.
Thậm chí, nhiều ngân hàng không cho phép thí sinh sử dụng máy tính cầm tay. Thế nên, bạn cần rèn luyện các thao tác tính toán, cải thiện tư duy logic để hoàn thành tốt bài thi.
Thước đo chỉ số IQ và cách xếp loại phỏng vấn
Thước đo chỉ số IQ tuyển dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí, lĩnh vực và tiêu chí của mỗi doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển. Thông thường, kết quả của những bài test IQ được đánh giá theo các mức điểm sau:
- Dưới 70: Chỉ số IQ rất thấp.
- Dưới 85 điểm: Chỉ số IQ thấp.
- Từ 85 – 115 điểm: Chỉ số IQ bình thường.
- Từ 115 – 130 điểm: Chỉ số IQ thông minh.
- Từ 130 – 145 điểm: Chỉ số IQ rất thông minh.
- Trên 145 điểm: Chỉ số IQ thiên tài hoặc cận thiên tài.
“Bỏ túi” kinh nghiệm khi làm bài kiểm tra IQ tuyển dụng
Luôn giữ trạng thái bình tĩnh
Giữ tâm thế bình tĩnh, thoải mái là cách giúp bạn làm bài kiểm tra IQ tốt nhất. Trước khi bắt đầu bài thi, bạn có thể hít thở sâu, uống vài ngụm nước để tâm trạng thoải mái hơn. Bên cạnh đó, thay vì “dậm chân” tại một câu hỏi khó, bạn nên bỏ qua để làm những câu hỏi dễ hơn rồi quay lại.
Việc Làm 24h không phủ định mức độ quan trọng của kỳ thi test IQ. Tuy nhiên, vì quan trọng nên bạn càng phải giữ trạng thái bình tĩnh. Lo lắng, hoang mang chỉ khiến bạn thêm căng thẳng, làm bài kém hiệu quả hơn.
Xem thêm: 5 cách giúp bạn giữ bình tĩnh trong quá trình phỏng vấn
Trong ngày kiểm tra, bạn có thể đến sớm hơn một chút. Việc này giúp bạn có nhiều thời gian thư giãn, cải thiện mức độ tự tin và giữ tinh thần lạc quan. Đồng thời, bạn chỉ nên tập trung vào bài làm của mình thay vì quan sát các đối thủ cạnh tranh khác.
Tận dụng thời gian hiệu quả
Mỗi bài kiểm tra IQ đều có giới hạn cụ thể về thời gian. Thế nên, bạn cần phân bổ thời gian làm bài sao cho phù hợp. Có rất nhiều trường hợp, ứng viên không trả lời hết những câu hỏi trong thời gian quy định. Điều này sẽ gây ra ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng. Vì họ nghĩ rằng bạn là người không biết sắp xếp thời gian, phân bổ nhiệm vụ thiếu hợp lý.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên dành thời gian làm những câu hỏi dễ trước rồi quay lại câu hỏi khó. Ngoài ra, bạn có thể quy định thời gian cụ thể khi giải đáp mỗi câu hỏi. Và tất nhiên, đừng quên dành một ít thời gian để kiểm tra lại câu trả lời của mình nhé!
Tập trung cao độ
Nếu muốn hoàn thành tốt bài kiểm tra IQ, bạn cần tập trung cao độ khi trả lời những câu hỏi. Trong suốt quá trình làm bài, bạn tuyệt đối không được lo ra. Vì nhiều bài test IQ được thực hiện online nên các ứng viên có xu hướng thiếu tập trung.
Không những thế, sự tập trung cao độ giúp bạn dễ dàng vận dụng kiến thức, kỹ năng mềm và trình độ chuyên môn để giải đáp câu hỏi tốt hơn.
Trên thực tế, không một ai biết mức độ khó dễ của một bài kiểm tra IQ tuyển dụng. Thế nên, bạn cần tập trung trả lời càng nhiều câu hỏi trong khoảng thời quy định càng tốt. Dù vậy, đối với những dạng bài trắc nghiệm, bạn không nên khoanh đáp án một cách cẩu thả. Vì thực chất, những nhà tuyển dụng rất thường “đặt bẫy” trong các câu hỏi trắc nghiệm.
Kết luận
Nhìn chung, những bài kiểm tra IQ tuyển dụng đóng vai trò rất quan trọng đối với các ứng viên khi đi phỏng vấn. Trong quá trình làm bài, bạn cần vận dụng kỹ năng logic, ngôn ngữ và cả sự sáng tạo để đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá áp lực với những bài test này vì thực chất chúng cũng không quá đáng sợ. Mỗi năm vẫn có rất nhiều người đậu phỏng vấn thông qua những bài test IQ. Điều tốt nhất bạn cần làm là trang bị kiến thức, kỹ năng khi làm bài test IQ tuyển dụng.
Qua bài viết trên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bạn đã phần nào giải đáp được những thắc mắc về bài kiểm tra IQ tuyển dụng. Nếu có nhu cầu tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việc Làm 24h để được hỗ trợ tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Phương pháp Pomodoro là gì? Bí quyết hiệu quả tăng sự tập trung cho công việc