Mẹo trả lời điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn cực khéo léo

“Nêu điểm yếu của bản thân” là câu hỏi phổ biến ở mọi cuộc phỏng vấn. Nếu bạn có câu trả lời tốt, điều này sẽ giúp bạn nổi bật so với những ứng viên khác. Chìa khóa để chuẩn bị cho câu hỏi này là lựa chọn điểm yếu nhưng không làm giảm giá trị bản thân đồng thời cho thấy bạn đã và đang nỗ lực cải thiện để hoàn thiện chính mình. Vậy phải trả lời câu hỏi này như thế nào? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu câu trả lời chính xác về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn thông qua những gợi ý ở bài viết này.

Tại sao người phỏng vấn lại hỏi “điểm yếu của bạn là gì?”

Bên cạnh việc chú trọng về kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng thường rất quan tâm đến các kỹ năng mềm và điểm yếu của ứng viên. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự chân thành của mình. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng giúp chia sẻ khéo léo những điểm yếu liên quan đến kỹ năng sống và làm việc của mình .

Tại sao nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn.
Tại sao nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn.

Nguyên nhân nhà tuyển dụng thường xuyên đặt ra câu hỏi về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn là để đánh giá thêm ứng viên về tính trung thực, khả năng xử lý, nhận thức vấn đề cũng như tinh thần cầu tiến, khả năng học hỏi và phát triển bản thân.

Kết hợp từ những yếu tố trên, nhà tuyển dụng sẽ xem xét tổng thể từ thái độ, chuyên môn, điểm mạnh, điểm yếu và khả năng hòa nhập với công ty để lựa chọn ứng viên phù hợp hơn.

Hướng dẫn trả lời điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn

Sau khi hiểu được mục đích của câu hỏi về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng thì việc trả lời làm sao cho thật khôn khéo và thuyết phục để tạo ấn tượng tốt là phần quan trọng hơn cả. Cùng xem các câu trả lời phổ biến hiện nay để làm tư liệu tham khảo cho phần trả lời mình nhé!

Các câu hỏi thường gặp về điểm yếu

Thay vì sử dụng câu hỏi liên quan trực tiếp về điểm yếu thì có nhiều câu hỏi cũng được nhà tuyển dụng dùng thường xuyên như:

Câu 1: Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Câu 2: Khía cạnh điểm yếu lớn cần khắc phục nhất là gì?

Câu 3: Thường trong công việc, điều gì khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất?

Câu 4: Những kỹ năng nào bạn nghĩ mình nên thay đổi?

Câu 5: Khi gặp thất bại  trong công việc, hướng giải quyết bạn là gì, đồng thời bạn rút ra bài học nào qua quá trình đó?

Trên đây là chi tiết các câu hỏi thường được gặp nhất khi hỏi về điểm yếu của ửng viên. Thông thường, sẽ không có câu trả lời nào đúng và sai cho các câu hỏi này, bởi vì chúng sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố và trải nghiệm riêng của mỗi ứng viên.

Các câu hỏi hay gặp khi nói về điểm yếu.
Các câu hỏi hay gặp khi nói về điểm yếu.

Xác định được điểm yếu của bản thân

Việc xác định được điểm yếu của bản thân là điều quan trọng để có câu trả lời phù hợp nhất. Những điểm yếu này có thể xoay quanh về nhiều phương diện như kiến thức chuyên môn làm việc, tích cách, kỹ năng sống,…

Trong đó, các điểm yếu phổ biến bao gồm :

  • Hay trì hoãn vấn đề.
  • Quản lý thời gian chưa tốt.
  • Thiếu tự tin khi giao tiếp và làm việc.
  • Thường xuyên trốn tránh những công việc khó.
  • Thiết kỹ năng giao tiếp và sự kiên nhẫn.
  • Hay để ý tiểu tiết và suy nghĩ tiêu cực, nhạy cảm. 
  • Thường xuyên quyết định theo cảm tính.

Các bước trả lời khi gặp câu hỏi về điểm yếu

Để trả lời được các câu hỏi về điểm yếu cũng sẽ không quá khó để trả lời nếu bạn biết được 4 bước phân tích nhanh này.

  • Bước 1: Chuẩn bị kỹ câu trả lời theo cu trúc trật tự, dễ hiểu, logic

Ở bước này, bạn chỉ cần mô tả một cách ngắn gọn về điểm yếu của mình, lưu ý chỉ nên đưa ra những điểm yếu không quá ảnh hưởng lớn trong công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa ra cam kết, hướng khắc phục kèm theo định hướng của cá nhân để cải thiện điểm yếu này.

Hãy đảm bảo câu trả lời của bạn liên kết chặt chẽ với công việc mà bạn đang ứng tuyển, tránh lan man với những chi tiết không cần thiết hoặc không đi đến kết luận. Đồng thời, thay đổi góc nhìn một cách khéo léo để biến những hạn chế thành cơ hội phát triển, thể hiện tinh thần cầu tiến và sẵn sàng hoàn thiện bản thân trong tương lai

  • Bước 2: Chuyển thể những điểm yếu đó thành thế mạnh của bản thân

Các nhược điểm như: cầu toàn, khắt khe, khó tính hay chưa cân bằng tốt trong công việc và cuộc sống,… bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm góc nhìn cá nhân và cách xử lý vấn đề để nhà tuyển có thể hiểu rõ hơn về yếu điểm này sẽ mang lại thêm những lợi ích gì khi làm việc.

  • Bước 3: Nên đưa ra thêm một vài điểm yếu ngoài công việc

Mục đích chính ở bước này là để nhà tuyển dụng không cảm thấy việc này ảnh hưởng quá nhiều đến vị trí và hiệu suất công việc của công ty. Hãy lựa chọn từ ngữ phù hợp và diễn đạt chân thành, tránh tạo cảm giác thiếu tự tin hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc.

  • Bước 4: Trả lời thấtngắn gọn, đi kèm hướng giải quyết vấn đề

Tương tự như các câu trả lời khác, việc đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn sẽ tránh lan man và chắc chắn bạn sẽ nhận được sự đánh giá cao cho cách khai thác này. Thêm nữa, tương tự như xử lý công việc, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy rõ được sự cầu tiến và nhận thức của mình thông qua cách cải thiện điểm yếu để nhận được sự tin tưởng hơn.

Ví dụ 1 số mẫu câu trả lời hay về điểm yếu khi phỏng vấn

Một số ví dụ về câu trả lời tinh tế và thường được đánh giá cao, bao gồm:

Câu hỏi 1: Điểm yếu khiến bạn cảm thấy chưa tự tin là gì?

Câu trả lời: “Điểm yếu cho đến thời điểm hiện tại mà mình vẫn đang cố gắng thay đổi chính là sự tự tin trong giao tiếp, thuyết trình và nói chuyện với mọi người. Mặc dù tự ti về giọng vùng miền, nhưng mình đã cố gắng tham gia thêm các khóa kỹ năng mềm như học giao tiếp và thuyết trình, để nhanh chóng thay đổi được yếu điểm này trong thời gian tới.”

Câu hỏi 2: Điều gì khiến bạn trở nên căng thẳng?

Câu trả lời: “Trước đây, tôi thường cảm thấy áp lực khi đối diện với công việc không như ý hay nhiều deadline cùng lúc. Tuy nhiên, tôi đã chủ động cải thiện chúng bằng việc xây dựng quy trình làm việc và cải thiện bằng kế hoạch khoa học hơn để quản lý thời gian phù hợp, tránh để áp lực tạo nên căng thẳng quá mức.”

Câu hỏi 3: Bạn có thói quen trì hoãn không?

Câu trả lời: “Thời gian trước đây tôi thương là người có thói quen trì hoãn công việc, tôi hiểu và nhận ra chúng ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của cả nhóm. Vì vậy, sau này tôi đã thay đổi để quản lý thời gian làm việc tốt hơn, bằng cách đưa ra mức độ ưu tiên từ cao đến thấp để hoàn thành công việc. Nhờ đó, vấn đề trì hoãn được cải thiện rõ rệt.”

Một số cách trả lời khi trả lời phỏng vấn về điểm yếu.
Một số cách trả lời khi trả lời phỏng vấn về điểm yếu.

Những lưu ý khi trả lời điểm yếu của bản thân trong khi phỏng vấn

Ngoài nắm rõ các bước để trả lời hiệu quả, mang đến ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng thì dưới đây là các lưu ý quan trọng bạn cần xem qua để trang bị cho mình kỹ năng trả lời vấn đề tốt hơn dù bắt gặp bất cứ câu hỏi phỏng vấn điểm yếu nào. Các lưu ý bao gồm:

  • Không nên nói quá nhiều: bạn nên nói đủ các ý về điểm yếu là gì, cách khắc phục như thế nào. Đừng đi quá đà vì nhà tuyển dụng có thể đánh giá không tốt về bạn.
  • Đừng thể hiện rằng mình hoàn hảo: bất kỳ ai cũng đều có điểm yếu, do đó không nên tỏ ra kiêu ngạo hoặc không trung thực bằng việc trả lời “em không có điểm yếu nào”.
  • Đưa yếu tố tích cực vào câu trả lời: dù đây là câu hỏi về mặt chưa tốt của bản thân tuy nhiên bạn nên tìm cách để câu trả lời luôn mang hướng tích cực và cho thấy bạn hiểu rõ bản thân cần làm gì để thay đổi.
Không nên nói quá nhiều về những điểm yếu của bản thân trong cuộc phỏng vấn.
Không nên nói quá nhiều về những điểm yếu của bản thân trong cuộc phỏng vấn.

Thông qua những chia sẻ trên, Việc Làm 24h hy vọng đã mang đến cho bạn đọc góc nhìn mới về câu hỏi phỏng vấn điểm yếu của bản thân. Hãy chuẩn bị thật tốt và chúc bạn có buổi phỏng vấn thành công. Đừng quên theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin hữu ích về kỹ năng và cuộc sống công sở. Nếu bạn đang tìm kiếm nghề nghiệp mới, hãy truy cập Việc Làm 24h với rất nhiều cơ hội hấp dẫn nhé!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục