Nổi bật giữa “đám đông” với văn hóa tuyển dụng

Văn hóa tuyển dụng có thể hiểu là công tác tuyển dụng nhân sự phải phù hợp cũng như thu hút được tài năng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có văn hóa tuyển dụng.

Doanh nghiệp lâu năm

Các doanh nghiệp có bề dày phát triển hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, có thương hiệu nhân sự mạnh, có hệ thống đánh giá ứng viên theo các bước cụ thể thì họ rất dễ dàng tìm ra ứng viên phù hợp và linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường yếu khả năng sử dụng hoặc là hoàn toàn không có văn hóa tuyển dụng. Khi đó, yếu tố cảm tính hoặc định tính (hồ sơ cá nhân, nguồn giới thiệu, trò chuyện, phỏng vấn,…) sẽ được ưu tiên hơn. Họ rất khó tìm được những người có năng lực phù hợp với công việc và gắn bó lâu dài với công ty.

noi-bat-giua-dam-dong-voi-van-hoa-tuyen-dung-hinh-anh-1
Doanh nghiệp cần có văn hóa tuyển dụng để phát triển bền vững

Nhân sự cấp cao

Các chuyên gia cho rằng không có nhiều nhân sự cấp cao được doanh nghiệp Việt Nam tuyển dụng thành công. Nguyên nhân là do sự nhìn nhận sai của cả nhà tuyển dụng và ứng viên về khả năng đáp ứng và phù hợp với văn hóa công ty. Những người trực tiếp tuyển dụng phần lớn không có khả năng đánh giá ứng viên có phù hợp văn hóa công ty hay không.

Văn hóa tuyển dụng

Văn hóa tuyển dụng đóng góp một phần vào danh tiếng của công ty. Một công ty nổi tiếng nhưng bộ phận tuyển dụng thảm hại, không thu hút được nhân tài thì cũng sẽ mất dần vị thế của mình. Bên cạnh đó, ứng viên cũng không thấy thoải mái với quá trình tuyển dụng.

Văn hóa tuyển dụng chưa đúng mực

Nhiều công ty yêu cầu phải nộp bản sao có công chứng các giấy tờ, bằng cấp, chứng minh, hộ khẩu, quyết định thôi việc,…Đó là lý do công ty mất cơ hội tìm được ứng viên giỏi.

Có công ty gọi điện thoại mời ứng viên đến phỏng vấn rồi cho đợi mà không hề xin lỗi. Vào phòng phỏng vấn mới mang hồ sơ của ứng viên ra đọc là không thể hiện sự tôn trọng ứng viên. Một công việc là sự thỏa thuận giữa hai bên, có sự tôn trọng lẫn nhau thì mối quan hệ này mới kéo dài. Họ hoàn toàn không có văn hóa tuyển dụng.

Ngoài ra, những câu hỏi cộc lốc, thiếu danh xưng, tỏ vẻ coi thường, dò xét cũng thể hiện quan điểm công ty là người cho ứng viên việc. Nên nhớ, quan hệ lao động là quan hệ hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi.

Thiếu văn hóa tuyển dụng còn thể hiện việc nhà tuyển dụng thông tin đến ứng viên là 2 vòng phỏng vấn nhưng kéo đến 3-4 vòng. Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng không hề có những lời cảm ơn và không thông báo kết quả phỏng vấn đến ứng viên và cứ im lặng mãi.

Cần chuyên nghiệp hơn

Các công ty nước ngoài luôn thể hiện tính chuyên nghiệp trong văn hóa tuyển dụng. Họ mời ứng viên rất trân trọng và mong muốn có quan hệ hợp tác bình đẳng.

Buổi phỏng vấn diễn ra đúng giờ và nếu có chậm trễ, thì ứng viên được ngồi đợi ở nơi trang trọng kèm theo lời xin lỗi. Các ứng viên thường được mời lệch giờ nhau và tránh để ứng viên cảm giác đang đến công ty xin việc.

noi-bat-giua-dam-dong-voi-van-hoa-tuyen-dung-hinh-anh-2
Các công ty nước ngoài thường rất trân trọng ứng viên

Khi phỏng vấn, họ luôn tỏ thái độ tôn trọng ứng viên vì các câu hỏi luôn được kèm theo danh xưng và không diễn đạt theo cách thức truy vấn cộc lốc. Mục đích của cuộc phỏng vấn là hai bên cùng tìm hiểu để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Sau khi phỏng vấn, ứng viên sẽ nhận được thư cảm ơn và thông báo kết quả.

Muốn xây dựng văn hóa công ty, phải bắt đầu từ việc xây dựng “văn hóa tuyển dụng”. Một ấn tượng đẹp ban đầu chính là tiền đề cho sự hợp tác lâu dài và gắn kết. Doanh nghiệp làm tốt văn hóa tuyển dụng thì nhân tài sẽ phát huy khả năng và cam kết đóng góp cao độ cho công ty.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục