Những câu nói sẵn sàng “giết chết” bạn trong phỏng vấn

“Tôi ứng tuyển vào công ty để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và trải nghiệm”

Đây là một câu nói vô cùng quen thuộc mà các bạn sinh viên hay trả lời. Với một câu trả lời thế này, các ứng viên thường sẽ có điểm, nhưng không phải điểm cộng mà là điểm trừ.

nhung-cau-noi-san-sang-giet-chet-ban-trong-phong-van-hinh-anh-1
Doanh nghiệp không tuyển một đứa trẻ chỉ để học, họ tuyển người có thể giúp sức xây dựng và phát triển những sản phẩm mà họ đang có

Công ty tuyển một cá nhân vào là để làm việc. Đó là nơi mà các bạn phải cống hiến công sức của mình để đem lại lợi nhuận của công ty. Doanh nghiệp không tuyển một đứa trẻ chỉ để học, họ tuyển người có thể giúp sức xây dựng và phát triển những sản phẩm mà họ đang có. Đồng ý là mỗi ứng viên luôn trong tâm thế học càng nhiều càng tốt khi được nhận công việc đầu tiên. Song, việc đó không phải là chuyện mà các nhà tuyển dụng quan tâm. Thứ họ quan tâm là năng lực của ứng viên là gì và bằng cách nào ứng viên sẽ áp dụng những năng lực đó vào công việc sắp tới.

Hãy trả lời một cách thông minh, đừng nói hết sự thật nhưng cũng đừng nói dối. Bạn phải giữ những bí mật cho riêng mình và cho nhà tuyển dụng thấy những lợi ích họ có khi tuyển bạn. Học hỏi một cách thầm lặng, tiếp thu kiến thức thật nhanh và tích góp càng nhanh càng tốt những bài học kinh nghiệm từ những trải nghiệm của mình.

“Tôi học hỏi rất nhanh và thích ứng vói hoàn cảnh tốt, sẵn sàng làm bất cứ gì và bất cứ lúc nào”

Với những câu hỏi mang tính gạn lọc, ứng cử viên nên tạo cho người tuyển dụng tâm lý hài lòng bằng thái độ tích cực và đam mê với công việc. Họ sẽ cảm thấy thời gian để huấn luyện cho bạn sẽ ngắn hơn (dù có thê không được như vậy), bạn sẽ hòa nhập với công việc nhanh hơn và tất nhiên bạn sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn cho công ty.

nhung-cau-noi-san-sang-giet-chet-ban-trong-phong-van-hinh-anh-2
Nhà tuyển dụng muốn khai hết tất cả mọi thứ ứng cử viên, trong khi người xin việc lại chỉ muốn nhấn mạnh ưu điểm của mình

Phỏng vấn chính là vòng mà ứng cử viên và nhà tuyển dụng đấu tâm lý với nhau. Ai có thể làm chủ cuộc trò chuyện sẽ có cơ hội nhiều hơn cho mình. Nhà tuyển dụng muốn khai hết tất cả mọi thứ ứng cử viên, trong khi người xin việc lại chỉ muốn nhấn mạnh ưu điểm của mình. Vậy làm sao để cả hai có được sự đồng thuận với nhau. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và cách trả lời của ứng viên.

Luôn tỏ ra thái độ tích cực, sẵn sàng học hỏi và sẵn sàng làm thử. Đừng để sự e dè hay sợ hãi của bản thân làm chùn đi ý chí của bạn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn nghiêm túc và có thể chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Bạn sẽ được trao cơ hội nếu nhà tuyển dụng tin rằng bạn là một ứng viên tiềm năng và có thể trở thành nhân viên lâu dài.

Môi trường làm việc và môi trường học tập hoàn toàn khác nhau. Bởi thế, những sinh viên mới ra trường thường không thích ứng kịp với sự thay đổi mà bỏ lỡ những công ty mà mình yêu thích. Kinh nghiệm không chỉ được rút kết bởi chính bản thân mà còn từ những người đi trước. Trước khi đi phỏng vấn, hãy chắc rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng khối lượng kiến thức cần có và nếu có cơ hỏi hãy xin những lời khuyên từ đàn anh, đàn chị của mình. Kinh nghiệm của họ dày dặn hơn bạn rất nhiều, và chỉ cần thêm một chút may mắn, bạn sẽ gặt hái được thành công.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục