Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, khách hàng mong đợi những trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao. Dữ liệu và insight khách hàng cung cấp thông tin giá trị để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và tìm cách đáp ứng nhu cầu khách hàng và tiếp thị hiệu quả hơn. Ở bài viết này, hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu về insight là gì cũng như cách nghiên cứu insight khách hàng.
Insight là gì?
Insight hay còn được gọi là sự thật ngầm hiểu, được hiểu là sự hiểu biết sâu sắc, giúp phân tích dữ liệu, hành vi của khách hàng và chuyển hóa chúng thành thông tin có giá trị để sử dụng cho việc phát triển sản phẩm, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng… Insight giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát và sâu sắc về khách hàng để hiểu rõ hơn hành vi quyết định mua hàng của họ. Ngoài ra, còn giúp trả lời các câu hỏi quan trọng như:
– Tại sao doanh số bán hàng lại giảm?
– Làm thế nào để quảng bá thương hiệu được khách hàng biết đến nhiều hơn?
– Khách hàng nghĩ gì về một sản phẩm mới?
– Làm thế nào để bán sản phẩm, dịch vụ hiện có cho khách hàng?
– Cách nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch tiếp thị – quảng cáo?
Tầm quan trọng của insight là gì?
Insight cung cấp thông tin quan trọng về thị trường tiêu dùng, hiệu suất sản phẩm và hành vi mua hàng, giúp doanh nghiệp xác định, dự đoán và giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh số.
Đồng thời, insight cũng mang đến dữ liệu về nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu.
Sự thấu hiểu người tiêu dùng có thể mang đến cho doanh nghiệp cơ hội cá nhân hóa và điều chỉnh sản phẩm tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Lợi ích của việc khai thác insight là gì?
Bằng cách sử dụng insight khách hàng làm nền tảng cho các quyết định chiến lược marketing, bạn có thể phát triển mối quan hệ với khách hàng và tạo ra những kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, phân tích và thực hiện các thay đổi theo insight khách hàng còn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Các công ty lấy khách hàng làm trung tâm, tôn trọng, hiểu và giải quyết những phản hồi sẽ tạo được mối quan hệ tích cực với họ. Chính mối quan hệ này sẽ thúc đẩy lòng trung thành của người tiêu dùng vì họ cảm thấy tin tưởng vào thương hiệu, doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Insight khách hàng chính là nguồn ý tưởng trong việc tạo ra các cải tiến và phát triển sản phẩm. Khi lắng nghe khách hàng và phân tích insight là gì, bạn có thể thực hiện những thay đổi dựa trên phản hồi của họ.
Phác họa chân dung khách hàng tiềm năng
Thu thập các thông tin như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, tâm lý mua hàng, mong muốn… sẽ giúp doanh nghiệp xác định các đặc điểm chung của khách hàng trong thị trường mục tiêu. Các marketer có thể sử dụng thông tin này để phát triển chiến dịch thu hút khách hàng tiềm năng.
Đặc biệt ở ngành bán lẻ, người tiêu dùng càng mong đợi những trải nghiệm và tương tác được cá nhân hóa. Trên thực tế, một cuộc khảo sát của Epsilon và GBH Insight cho thấy 80% người được khảo sát muốn cá nhân hóa từ các nhà bán lẻ. Bằng việc tận dụng insight khách hàng, bạn có thể mang đến những trải nghiệm phù hợp và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Đâu là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả?
Lập kế hoạch tồn kho tốt hơn
Việc sử dụng insight người dùng, đặc biệt là dữ liệu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hơn lượng hàng tồn kho. Qua đó sẽ điều chỉnh các đơn hàng, mua hoặc sản xuất hàng tồn kho chính xác giúp giảm chi phí và tổn thất do thừa số lượng.
Thực hiện chương trình khuyến mãi nhắm đến khách hàng có khả năng mua nhất
Theo nghiên cứu của MGI và McKinsey, các nhà bán lẻ có thể tăng tỷ suất lợi nhuận hoạt động lên 60% thông qua các chương trình khuyến mãi hiệu quả liên quan đến cách tìm insight khách hàng. Do đó, với thông tin về lịch sử mua hàng và các dữ liệu có liên quan khác, bạn có thể nhắm mục tiêu cho các chương trình khuyến mãi để tăng doanh thu và lợi nhuận.
Xem thêm: Promotion là gì? Cách tạo chiến dịch promotion để khách hàng thấy là mê
So sánh với đối thủ cạnh tranh
Các dữ liệu so sánh về thương hiệu, mức độ phủ sóng và chất lượng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về đối thủ cạnh tranh, mối đe dọa tiềm ẩn trong thị trường và khách hàng mục tiêu của đối thủ.
Mở rộng sang thị trường mới hoặc rời khỏi thị trường kém hiệu quả
Dữ liệu bán hàng và insight khách hàng chính xác sẽ tác động đến hiệu suất bán hàng. Với những thông tin chi tiết này, bạn có thể xác định những thị trường mới nào cần xem xét tham gia và đâu là lĩnh vực không còn tiềm năng.
Ý tưởng mới cho các chiến lược tiếp thị
Trong quá trình phân tích insight khách hàng, bạn sẽ tìm thấy các yếu tố chung giữa họ. Thông tin này có thể được sử dụng để tạo xu hướng cho chiến dịch marketing – PR của doanh nghiệp. Điều này sẽ mang lại trải nghiệm ấn tượng cho cả khách hàng mới và khách hàng cũ.
Cách tìm insight khách hàng là gì?
Đặt mục tiêu
Nghiên cứu insight khách hàng thường bắt đầu với danh sách các câu hỏi và mục tiêu. Trước khi tìm kiếm câu trả lời, hãy đảm bảo rằng bạn đã xác định loại dữ liệu cần thiết để hoàn thành phân tích insight khách hàng.
Mục tiêu ở đây có thể là nhân khẩu học của người tiêu dùng, danh tiếng của công ty, nhận diện thương hiệu, mức độ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ khách hàng… Khi xác định được mục tiêu và loại dữ liệu sẽ giúp bạn khảo sát và lập kế hoạch nghiên cứu.
Chọn phương pháp nghiên cứu
Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu insight là gì, hãy lựa chọn phương pháp nghiên cứu mang đến kết quả tốt nhất. Phương pháp này có thể khác nhau tùy theo dữ liệu và kết quả bạn mong muốn. Trong đó, một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như phỏng vấn, khảo sát, theo dõi dữ liệu qua các công cụ như Google Analytics, fanpage…
Tiến hành nghiên cứu
Khi đã xác định được cả mục tiêu và phương pháp nghiên cứu insight là gì, bạn có thể bắt đầu tiến hành nghiên cứu. Tập hợp những người tham gia và yêu cầu họ cung cấp những hiểu biết, ý kiến hoặc triển khai hệ thống thu thập dữ liệu để lấy thông tin từ các quy trình bán hàng và khách truy cập website. Các doanh nghiệp thường đưa ra các ưu đãi cho khách hàng hoàn thành khảo sát và tham gia phản hồi.
Phân tích kết quả
Phân tích insight khách hàng thông qua những dữ liệu thu thập được sẽ giúp bạn xác định và hình dung những mối quan tâm, kiểu mẫu và điểm chung xuất hiện trong những kết quả. Bạn có thể tạo biểu đồ hoặc báo cáo bằng văn bản để tóm tắt dữ liệu người tiêu dùng và hệ thống các thông tin như nhân khẩu học, thói quen tiêu dùng, mối quan tâm về sản phẩm….
Áp dụng insight khách hàng
Mục đích chính của nghiên cứu thị trường và insight là gì? Đó chính là có những hiểu biết sâu sắc để phát triển, cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Do vậy, sau khi thu thập và phân tích kết quả, các marketer sẽ cùng tạo nên những thay đổi thông qua các hoạt động tiếp thị khác nhau như phát triển sản phẩm mới, thực hiện chiến dịch truyền thông…
Lặp lại quy trình
Nghiên cứu insight khách hàng như là hoạt động mang tính chu kỳ. Các doanh nghiệp cần thu thập liên tục để tìm kiếm và cải thiện chất lượng dữ liệu khách hàng và bán hàng. Sau khi áp dụng những thay đổi từ việc sử dụng insight, bạn có thể tiếp tục đi sâu hơn bằng việc tiến hành các quy trình nghiên cứu mới và thu thập nhiều phản hồi hơn.
Insight khách hàng là yếu tố không thể thiếu trong việc chinh phục khách hàng. Do vậy đầu tư vào insight sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Với bài viết về insight là gì và cách tìm insight khách hàng trên, hy vọng đã mang đến những góc nhìn khác cho bạn đọc về chủ đề này. Hãy theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất. Và nếu bạn đang cần tìm việc marketing mới, Việc Làm 24h luôn có rất nhiều cơ hội chờ bạn khám phá!
Xem ngay: Career Break là gì, khi nào thì bạn cần một khoảng nghỉ cho sự nghiệp?