Chức danh nghề nghiệp là gì? Làm thế nào để có chứng chỉ thăng hạng?

Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Chức danh nghề nghiệp được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong bài viết này, cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chức danh nghề nghiệp là gì, học thăng hạng nghề nghiệp để làm gì và các quy định mới nhất với viên chức.

chức danh nghề nghiệp
Chức danh thường được sử dụng để bố trí việc làm trong các đơn vị công lập

Chức danh nghề nghiệp là gì?

Theo quy định tại Điều 8, Luật Viên chức do Quốc Hội ban hành, chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Chức danh nghề nghiệp được phân loại thành các cấp độ từ hạng I tới hạng IV theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, nghị định số 29/2012/NĐ-CP. 

chức danh nghề nghiệp
Chức danh nghề nghiệp được phân loại thành các cấp độ từ hạng I tới hạng IV.

Như vậy, chức danh nghề nghiệp chỉ áp dụng cho đối tượng và viên chức làm việc trong hệ thống công lập. Bao gồm:

  1. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
  2. Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

Ví dụ, giáo viên làm việc tại các trường công lập sẽ được bố trí việc làm, hưởng lương và các loại phụ cấp phù hợp với nghề nghiệp giáo viên

chức danh nghề nghiệp
Giáo viên tại các trường công lập xếp hạng theo chức danh giáo viên.

Bên cạnh đó, theo quy điện tại điều 28 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, thì tiêu chuẩn nghề nghiệp còn bao gồm các nội dung sau:

  • Tên của chức danh.
  • Nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện với mỗi hạng chức danh.
  • Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
  • Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
  • Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Từ quy định chung như trên, các Bộ quản lý nghề nghiệp viên chức chuyên ngành sẽ quy định rõ hơn về tiêu chuẩn chức danh đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực của mình.

Xem thêm: Thâm niên là gì? Cách tính phụ cấp thâm niên cho nhân viên nhanh chóng, chính xác

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?

Như đã nói ở phần trên, các Bộ quản lý sẽ quy định cụ thể về tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Ví dụ như:

  • Bộ Y Tế quy định các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho cán bộ y tế,
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học công lập, giáo viên mầm non và tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các trường công lập.
chức danh nghề nghiệp
Bộ quản lý quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
  • Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn nghề nghiệp cho viên chức ngành lưu trữ.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chuẩn nghề nghiệp cho viên chức chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch.
  • ….

Nhưng nhìn chung dù thuộc đơn vị quản lý nào, viên chức nếu muốn được thăng hạng chức danh nghề nghiệp cần phải học “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp”, hay còn được gọi là chứng chỉ nghề nghiệp.

Khoản 3 Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP có nên rõ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề. Nội dung này đã giải thích cho chúng ta biết viên chức học thăng hạng chức năng nghề nghiệp để làm gì.

Điều kiện thi hoặc xét thăng hạng

Thông tư 06/VBHN-BNV, do bộ Nội vụ ban hành vào tháng 7/2019, Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức nêu rõ:

chức danh nghề nghiệp
Có 3 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ là điều kiện quan trọng để đăng ký thăng hạng.

Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

  1. Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
  2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
  3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
  4. Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.

(Trích Điều 9, Thông tư 06/VBHN-BNV Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức).

chức danh nghề nghiệp
Mỗi ngành lại có quy định riêng về tiêu chí đăng ký thăng hạng.

Ví dụ, để xét nâng hạng chức danh giáo viên, ngoài 3 tiêu chí đầu như Thông tư 06/VBHN-BNV đã nên ở trên, còn có thêm các tiêu chí sau:

Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 

Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự xét thăng hạng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ở hạng đăng ký dự xét theo quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

(Trích Điều 3, Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT, Quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập).

Xem thêm: Phụ cấp lương là gì? Quy định các khoản phụ cấp theo lương người lao động cần biết

Thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp gồm có những môn nào?

Mỗi một ngành nghề sẽ có quy định khác nhau, nhưng nhìn chung, thi nâng hạng gồm có 3 môn: 

  1. Môn kiến thức chung
  2. Môn ngoại ngữ
  3. Mông tin học

Hình thức thi có thể là trắc nghiệm hoặc tự luận. Môn thi, hình thức và thời gian thi nâng ngạch được quy định cụ thể tại Điều 37 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020. 

chức danh nghề nghiệp
Tin học, ngoại ngữ và kiến thức chung là 3 môn thi bắt buộc.

Riêng với môn thi chuyên môn, nghiệp vụ. Quy định cụ thể như sau:

a) Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:

Thi viết đề án, thời gian tối đa 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thi viết đề án và thi bảo vệ đề án được chấm với thang điểm 100 cho mỗi bài thi;

b) Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương:

Thi viết, thời gian 180 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100;

c) Đối với nâng ngạch lên ngạch cán sự hoặc tương đương; ngạch chuyên viên hoặc tương đương:

Thi viết, thời gian 120 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100.

(Trích Điều 37 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức)

Bên cạnh đó, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP cũng nên rõ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chấm thi, Hội đồng thi nâng hạng phải thông báo công khai kết quả thi tuyển. Người thi nâng hạng có thể yêu cầu chấm phúc khảo trong vòng 15 ngày làm việc.

Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được danh sách trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển theo quy định.

Học thăng hạng để làm gì?

Chức danh nghề nghiệp được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Mỗi Bộ quản lý viên chức chuyên ngành sẽ có quy định riêng về tiêu chuẩn nghề nghiệp cho viên chức thuộc quyền quản lý của mình.

Do đó, để thuận lợi thi nâng hạng, có được vị trí và mức lương cao hơn trong các đơn vị sự nghiệp công lập, bạn cần theo dõi và đăng ký tham gia các khóa học thăng hạng chức danh trong ngành chuyên môn của mình.

Đừng quên theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật kiến thức hữu ích cũng nhưng thông tin mới nhất về việc học, việc làm và nghề nghiệp nhé!

Xem thêm: Đừng bao giờ làm 5 điều này nếu không muốn sếp coi thường bạn!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục