Bất kể doanh nghiệp nào cũng đều cần có chuỗi cung ứng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Do đó, đây là một trong những ngành thu hút được nguồn nhân lực lớn, đặc biệt là các bạn trẻ. Hiểu rõ về supply chain là gì hay supply chain management là gì cùng các kỹ năng cần thiết là hành trang để tự tin bước vào nghề. Hãy cùng Việc Làm 24h khám phá về những điều này qua bài viết dưới đây.
Supply chain là gì?
Supply chain hay còn gọi chuỗi cung ứng là toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ, từ giai đoạn đầu tìm nguồn cung cho đến vận chuyển đến người dùng. Chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm cho tất cả các khía cạnh của quy trình sản xuất bao gồm thông tin, nguyên vật liệu, nhân lực và các tài nguyên liên quan khác.
Bất kỳ công ty nào cũng cần hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình. Hoạch định chuỗi cung ứng rõ ràng giúp doanh nghiệp xác định thị trường và vị trí hướng tới trong tương lai. Ngoài ra, mỗi khía cạnh của supply chain về cơ bản là một ngành khác nhau. Do đó, nắm rõ chuỗi cung ứng để hiểu từng giai đoạn và phát triển, cải thiện là cách tăng khả năng cạnh tranh hoặc giảm chi phí.
Để hiểu rõ hơn về supply là gì, hãy xem 2 ví dụ chuỗi cung ứng dưới đây:
Chuỗi cung ứng chung
Đây là chuỗi cung ứng phổ biến mà các doanh nghiệp đang vận hành. Bắt đầu từ việc xác định nguồn cung nguyên liệu. Sau đó, những nguyên liệu này được mua bởi các nhà cung cấp (supplier). Doanh nghiệp mua lại từ supplier để sử dụng cho sản xuất, tạo nên những sản phẩm hoàn thiện phân phối cho các nhà bán lẻ. Cuối cùng là khách hàng mua và sử dụng. Điều này sẽ hoàn thành chu kỳ của chuỗi cung ứng. Nhưng chính nhu cầu tiêu thụ của người dùng sẽ bắt đầu chu kỳ mới và thúc đẩy quá trình sản xuất nguyên liệu.
Chuỗi cung ứng dành cho công ty thương mại điện tử
Các công ty này vận hành một website với nhiều sản phẩm khác nhau. Khi khách hàng đặt hàng, đơn hàng sẽ được xử lý bằng công nghệ như thanh toán giỏ hàng, hệ thống đặt hàng hoặc sản phẩm của bên thứ ba, chẳng hạn Paypal. Sau đó, hệ thống xử lý thanh toán sẽ can thiệp và xử lý các giao dịch thanh toán cho đơn hàng. Điều này đã mở ra chuỗi cung ứng mới so với các công ty khác.
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng là quá trình giám sát, xử lý toàn bộ quy trình sản xuất, bao gồm các hoạt động sau:
- Lập kế hoạch: để quản lý tất các nguồn lực cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đồng thời đo lường số liệu và đánh giá hiệu quả có đáp ứng các mục tiêu của công ty hay không.
- Tìm nguồn cung: bao gồm các công việc là tìm nhà cung cấp và thiết lập các quy trình để theo dõi, quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp. Các hoạt động của quy trình này thường là đặt hàng, nhận hàng, quản lý hàng tồn kho và thanh toán.
- Sản xuất: bao gồm việc đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng thành phẩm, đóng gói và vận chuyển.
- Logistics: đảm nhiệm việc quản lý các đơn đặt hàng, lên lịch giao hàng, vận chuyển và nhận thanh toán.
- Quản trị tồn kho, hàng trả về: bằng việc tạo quy trình để thu hồi sản phẩm bị lỗi, xử lý hàng tồn.
Quản lý chuỗi cung ứng vận hành như thế nào?
Quản lý chuỗi cung ứng điều phối các vấn đề về thu mua, nhà cung cấp, quá trình sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Điều này đòi hỏi sự quản lý sát sao vì các hoạt động này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp như giá xăng, thời tiết… Ngoài ra, quản lý chuỗi cung ứng còn tối ưu hóa chi phí ở mọi công đoạn và vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng nhanh nhất có thể.
Lợi ích của việc quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Khi doanh nghiệp có khả năng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ mang đến những lợi ích như sau:
- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận: bằng cách giảm chi phí phát sinh ở tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Cải thiện quy trình sản xuất, phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp và quản lý tồn kho là một số cách mà các nhà quản lý áp dụng để tối ưu hóa chi phí.
- Giao tiếp hiệu quả: giao tiếp trong supply chain là gì? Đó là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin trong mối quan hệ của nhà cung cấp – doanh nghiệp và khách hàng – doanh nghiệp. Điều này được thiết lập bằng cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa tất các các thành phần của chuỗi cung ứng, đảm bảo việc giao tiếp diễn ra dễ dàng và các bên đều hướng tới mục tiêu chung.
- Dịch vụ khách hàng tốt hơn: quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể trực tiếp cải thiện dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. Lý do là quy trình quản lý chuỗi cung ứng sẽ đảm bảo chính xác về loại sản phẩm, số lượng và thời gian giao hàng. Việc sở hữu mạng lưới các nhà cung cấp, nhà phân phối và đơn vị vận chuyển kết nối, phối hợp với nhau sẽ làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
- Linh hoạt hơn: quản lý chuỗi cung ứng rất quan trọng để doanh nghiệp duy trì sự linh hoạt trong xử lý vấn đề phát sinh. Bằng cách hợp lý hóa các quy trình, doanh nghiệp sẽ phát hiện, dự báo rủi ro và tìm giải pháp nhanh hơn.
Các vị trí nghề nghiệp trong ngành supply chain là gì?
Chuỗi cung ứng thật sự là một ngành lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau như đã đề cập trước đó. Do vậy, cơ hội nghề nghiệp khá cao với nhiều vị trí ở từng mảng như:
Logistics
- Trưởng phòng logistics.
- Chuyên viên logistics.
- Chuyên viên điều phối giao vận.
- Nhân viên chứng từ.
- Quản lý kho.
- Thủ kho.
- Nhân viên cảng.
Thu mua
- Trưởng phòng thu mua.
- Giám đốc thu mua.
- Giám đốc phát triển nhà cung cấp.
- Chuyên viên thu mua.
- Chuyên viên quản lý nhà cung cấp.
Sản xuất
- Giám đốc sản xuất.
- Quản đốc nhà máy.
- Chuyên viên quản lý an toàn và môi trường.
- Kỹ sư đóng gói.
- Kỹ sư vận hành và sản xuất.
- Chuyên viên kỹ thuật bao bì.
- Chuyên viên kiểm soát, đảm bảo chất lượng (QC – QA).
Quản lý chuỗi cung ứng
- Giám đốc chuỗi cung ứng.
- Quản lý dự án.
- Chuyên viên chuỗi cung ứng.
Kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngành supply chain là gì?
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt rất cần thiết ở nhiều ngành nghề. Đối với chuỗi cung ứng, kỹ năng giao tiếp quan trọng vì cần làm việc với nhiều bộ phận trong công ty và nhà cung cấp.
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công
Luôn có ý thức với chất lượng hàng hóa
Nếu chất lượng sản phẩm không đảm bảo, khách hàng sẽ phàn nàn thậm chí ngưng mua hàng của doanh nghiệp. Do đó dù ở vị trí nào trong ngành này, việc đảm bảo chất lượng luôn là yếu tố tiên quyết.
Quản lý thời gian
Lợi ích của việc quản lý thời gian khi làm việc trong ngành supply chain là gì? Kỹ năng này sẽ đảm bảo thời gian giao nhận nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, phân phối hàng hóa đến nhà bán lẻ, khách hàng. Ngoài ra, quản lý thời gian có thể giúp tránh tắc nghẽn chuỗi cung ứng, thiết lập các quy trình và chiến lược dự phòng.
Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc
Khả năng thích ứng
Thị trường thay đổi do các yếu tố như nhu cầu thị trường, giá nguyên liệu tăng… là những thách thức đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng để giải quyết vấn đề.
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán trong ngành supply chain là gì? Đa số các vị trí trong ngành này đều cần đàm phán với nhà cung cấp, nhà phân phối… để thống nhất các điều khoản, giải quyết vấn đề nhằm mang đến lợi ích cho công ty.
Để gia nhập và bứt phá thành công trong ngành supply chain, bên cạnh những kiến thức, kỹ năng nền tảng còn đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên trì và trách nhiệm. Với những thông tin về supply chain là gì ở bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về quản lý chuỗi cung ứng. Từ đó các bạn sẽ có định hướng riêng cho nghề nghiệp của mình. Và khi đã sẵn sàng, hãy tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp quản lý chuỗi cung ứng tại Việc Làm 24h.
Xem thêm: Bật mí TOP 10 công việc lý tưởng giúp trả lời câu hỏi con gái nên học ngành gì