Mọi Senior đều phải khởi đầu từ vị trí Junior, không có đường tắt! Hiểu hơn về vị trí này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất để làm chủ cơ hội và thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về Junior là gì và những kỹ năng cần có của một Junior qua bài viết sau.
Junior là gì? Chân dung một junior là gì?
Junior trong tiếng Anh là người nhỏ tuổi, cấp thấp. Vậy trong công việc, Junior nghĩa là gì?
Đó là cấp bậc dành cho những người mới bước chân vào nghề, kinh nghiệm còn non, tuổi nghề còn ít. Vị trí này thường có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm.
So với Fresher, Junior là vị trí có nhiều kinh nghiệm hơn nhưng vẫn còn chặng đường dài trước khi trở thành một Senior.
Yêu cầu công việc của Junior không đòi hỏi quá cao hay quá phức tạp. Do đó, mức lương của một Junior thường không quá cao.
Đây cũng là quãng thời gian các Junior tích lũy kinh nghiệm từ các tiền bối để nâng cao tay nghề. Khi đã làm tốt vị trí hiện tại, họ sẽ được giao việc tăng dần độ khó. Lúc này, những yếu tố như chuyên môn, trách nhiệm, thu nhập cũng sẽ dần tăng lên, Junior sẽ sẵn sàng bước sang nấc thang sự nghiệp mới có tên Senior.
Sự khác nhau của Fresher Junior Senior là gì
Cụ thể, sự khác nhau của các cấp bậc khác như Fresher hay Senior so với Junior là gì? Bạn có thể theo dõi sự so sánh về chuyên môn, trách nhiệm cũng như thu nhập của 3 vị trí này qua bảng sau.
Chuyên môn | Trách nhiệm | Thu nhập | |
---|---|---|---|
Senior | + Chuyên môn vững chắc + Thường có 3-4 năm kinh nghiệm |
+ Đảm đương các nhiệm vụ quan trọng + Tham gia vào việc lên định hướng, phát triển + Xử lý vấn đề khó trong công việc + Chịu trách nhiệm dẫn dắt, quản lý các Junior và Fresher + Liên tục cập nhật kiến thức, chuyên môn để không lạc hậu |
Cao hơn Junior |
Junior | + Chuyên môn cơ bản, nắm vững các kỹ năng cứng của nghề + Thường có 1-2 năm kinh nghiệm |
+Xử lý các công việc từ cơ bản đến phức tạp theo khả năng và do Senior phân công + Trực tiếp thực thi công việc, chịu trách nhiệm dẫn dắt Fresher + Học hỏi để nâng cao dần kỹ năng công việc và trở nên cứng tay nghề |
Cao hơn Fresher |
Fresher | Vừa mới vào ngành, kinh nghiệm gần như bằng không. | + Được giao việc, hướng dẫn bởi Junior + Học hỏi liên tục để nâng cao kiến thức, bước chân vào nghề |
Theo mức lương cơ bản của từng ngành nghề và từng đơn vị |
6 kỹ năng để trở thành junior là gì?
Vậy, những kỹ năng cần thiết của một Junior là gì để có thể tiến nhanh trên nấc thang sự nghiệp? Sau đây chính là 6 kỹ năng gợi ý.
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Nếu Fresher gần như là “trang giấy trắng” khi bước vào doanh nghiệp thì Senior và Junior là người đã có kinh nghiệm. Với Junior, đó có thể là kinh nghiệm tích lũy từ thời gian thực tập, từ giai đoạn làm fresher cũng như những kinh nghiệm ngắn hạn.
Ngoài ra, trong nhiều doanh nghiệp, Junior được giao hướng dẫn các fresher hoặc intern của team. Do đó, yêu cầu đầu tiên chính là bạn cần nắm vững các kiến thức chuyên môn cơ bản mới có thể hướng dẫn cho người mới.
Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn này còn là nền tảng để bạn phát triển các kỹ năng khác trong công việc tương lai. Bởi vậy, Junior cần liên tục thực hành và ôn lại những kiến thức cơ bản cũng như thuần thục các kỹ năng cứng cần có của ngành nghề.
Chủ động
Kỹ năng quan trọng tiếp theo của Junior là gì? Đó là sự chủ động. Nếu bạn muốn nhanh chóng tiến lên vị trí cao hơn, làm chủ nghề nghiệp thì chủ động là kỹ năng vô cùng quan trọng.
Hãy chủ động hoàn thành tốt công việc trong phận sự được giao, chủ động nhận thêm việc để được trải nghiệm, dấn thân nhiều hơn, chủ động đề xuất bất cứ ý kiến nào bạn thấy hợp lý hơn phương án hiện tại…
Người chủ động sẽ luôn nắm bắt cơ hội tốt hơn những người chỉ đợi cơ hội tới. Có người chỉ sau 3 năm đã lên quản lý, lên vị trí Senior, có người thậm chí 5 năm vẫn ở vị trí Junior. Sự khác biệt này nằm ngay trong chính sự chủ động và nỗ lực của bạn.
Xem thêm: Chủ động trong công việc là chìa khóa giúp bạn thăng tiến nhanh chóng
Không ngại sai, không ngại khó
Lợi thế của Junior là vẫn nhận được sự chỉ dẫn, nhắc nhở của các Senior. Bạn chưa phải đứng mũi chịu sào trước những chiến dịch mới, trước chất lượng dự án hay trước áp lực hoàn thành KPI theo kế hoạch quý, kế hoạch nửa năm…
Bên cạnh đó, trước khi trở thành Senior, ai cũng có quãng thời gian làm Junior với nhiều lần mắc lỗi, nhiều lần làm sai. Trưởng thành chính là lúc bạn thu vén sai lầm thành kinh nghiệm để tiến lên phía trước.
Do đó, càng không ngại khó, càng không ngại sai, dám làm, dám dẫn thân sẽ mang tới cho Junior nhiều cơ hội để thử thách bản thân, phát triển năng lực và nâng cao kiến thức.
Thích nghi và liên tục học hỏi
Với đặc thù vị trí như trên, hẳn bạn đã hiểu trách nhiệm của một Junior là gì? Đây chính là thời gian vàng để bạn bắt nhịp với môi trường làm việc đặc thù của ngành, làm chủ những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, từ kỹ năng cứng đến kỹ năng mềm. Bạn càng bắt nhịp nhanh, càng liên tục nỗ lực học hỏi, kinh nghiệm của bạn sẽ càng tăng nhanh chóng. Con đường trở thành Senior sẽ càng ngắn lại.
Quản lý thời gian, làm việc nhóm
Đây là hai kỹ năng cơ bản bắt buộc phải có nếu bạn muốn trở thành một Junior chuyên nghiệp và lên Senior chỉ sau 3-4 năm.
Quản lý thời gian tốt giúp bạn phân bổ công việc hợp lý để vừa hoàn thành các đầu việc được giao, vừa nâng cao được kiến thức và kỹ năng.
Làm việc nhóm sẽ giúp bạn gắn kết hơn với team, đồng thời tăng khả năng tư duy, trình bày, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các thành viên khác, tăng tinh thần trách nhiệm.
Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả
Đặc biệt một Junior chuyên nghiệp không thể thiếu kỹ năng làm việc nhóm tốt. Bởi đây còn là nền tảng để bạn hiểu hơn về cách làm việc với con người, tiến tới vị trí quản lý nhân sự trong tương lai.
Đàm phán và thuyết phục
Trong công việc, đàm phán và thuyết phục là hai kỹ năng mềm giúp bạn trao đổi với đồng nghiệp, cấp trên tốt hơn, tránh được nhiều phiền toái như: giao việc không phù hợp gây mất thời gian, dễ chán nản, stress trong công việc. Đồng thời, người biết cách trao đổi, đàm phán trong công việc sẽ thường nhận được đánh giá cao hơn.
Ngoài ra kỹ năng thuyết phục giúp bạn trình bày tốt hơn các ý tưởng mới của bản thân. Điều này vừa giúp tăng trải nghiệm, phát huy sự sáng tạo, còn giúp các Junior được cấp trên đánh giá cao.
Lời kết
Có những Junior chỉ sau 3 năm đã trở thành Senior xuất sắc, đó là bởi họ biết tận dụng và nắm bắt cơ hội khi còn là Junior. Chia sẻ của Việc Làm 24h hy vọng giúp bạn hiểu hơn Junior là gì cũng như nắm rõ hành trang để trở thành một Junior chuyên nghiệp.
Chúc bạn sớm làm chủ hành trình sự nghiệp của mình! Và nhớ thường xuyên theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để biết thêm kiến thức và cơ hội công việc thú vị.
Xem thêm: Feedback là gì? Tiết lộ 7 bước tiếp nhận và phản hồi feedback khách hàng đúng chuẩn