Trình độ ngoại ngữ là thông tin quan trọng trong sơ yếu lý lịch hoặc CV giúp nhà tuyển dụng biết được liệu bạn có phù hợp với các tiêu chuẩn công việc hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thể hiện trình độ về ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch hoặc trong CV như thế nào là đúng. Hãy để Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giúp bạn hiểu hơn về trình độ ngoại ngữ cũng như gợi ý cho bạn cách điền thông tin này trong sơ yếu lý lịch qua bài viết sau.
Trình độ ngoại ngữ là gì?
Trình độ ngoại ngữ là thông tin xuất hiện trong sơ yếu lý lịch hoặc CV thể hiện năng lực sử dụng ngoại ngữ của ứng viên dựa trên các khung đánh giá năng lực ngoại ngữ được công nhận hiện nay.
Tại Việt Nam hiện nay, TT01/2014/TT-BGDĐT đã ban hành khung năng lực 6 bậc ngoại ngữ làm căn cứ thống nhất đánh giá yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ đang được giảng dạy tại hệ thống giáo dục quốc dân.
Xem thêm: Chứng chỉ tiếng Anh: Chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng
Khung năng lực ngoại ngữ này được phát triển dựa trên khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ về ngoại ngữ của các nước, thoả mãn điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ tại Việt Nam.
Đây được xem là khung cơ bản và chính quy để đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên hoặc người lao động tại Việt Nam.
Khung năng lực này có quy chế thi đánh giá được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 3, TT23/2017/TT-BGDĐT. Dựa trên kết quả đánh giá năng lực của bạn sẽ được xếp vào trình độ ngoại ngữ bậc 1, bậc 2, 3, 4, 5 hoặc 6 đáp ứng các trình độ về nghe, nói, đọc, viết.
Các đơn vị sử dụng lao động có thể dựa trên khung năng lực này để đánh giá trình độ ngoại ngữ của ứng viên và lựa chọn ứng viên phù hợp.
Phân loại trình độ ngoại ngữ
Cụ thể, trình độ về ngoại ngữ theo khung năng lực trên được chia thành 3 cấp độ: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp, phân loại thành 6 bậc tương ứng với các chuẩn từ A1 đến C2 trong khung năng lực ngôn ngữ châu Âu CEFR.
Bạn có thể tham khảo chi tiết về phân loại qua bảng sau:
Khung năng lực ngôn ngữ Việt Nam | Bậc tương đương trong khung năng lực ngôn ngữ Châu Âu (CEFR) | Khả năng ngôn ngữ |
Sơ cấp | Bậc 1 – A1 | Hiểu, sử dụng các cấu trúc câu, từ vựng cơ bản đáp ứng yêu cầu giao tiếp cụ thể. Giao tiếp được đơn giản nếu người đối thoại nói rõ, chậm và sẵn sàng giúp đỡ. |
Sơ cấp | Bậc 2 – A2 | Hiểu, sử dụng được các cấu trúc câu, từ vựng cơ bản. Đáp ứng nhu cầu giao tiếp thường ngày. |
Trung cấp | Bậc 3 – B1 | Hiểu ý chính các đoạn văn, bài phát biểu, các chủ đề công việc. Có thể xử lý các tình huống giao tiếp thường ngày trong công việc, cuộc sống. Có khả năng viết đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc. |
Trung cấp | Bậc 4 – B2 | Hiểu ý của đoạn văn, văn bản phức tạp hoặc trừu tượng trong chuyên môn. Giao tiếp trôi chảy với người bản ngữ. Viết được các văn bản về nhiều chủ đề đa dạng, phân tích và giải thích các ý tưởng của bản thân. |
Cao cấp | Bậc 5 – C1 | Hiểu được các hàm ý trong văn bản phức tạp, diễn đạt và giao tiếp trôi chảy. Có khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt phục vụ chuyên môn, học thuật, cuộc sống. Có khả năng viết tốt, chặt chẽ, rõ ràng về các chủ đề đa dạng, phức tạp. |
Cao cấp | Bậc 6 – C2 | Dễ dàng hiểu văn nói cũng như văn viết, tóm tắt dễ dàng các nguồn thông tin Có thể diễn đạt tức thì, trôi chảy, chính xác trong chuyên môn, học thuật, cuộc sống kể cả các tình huống phức tạp cả bằng ngôn ngữ nói và viết. |
Hướng dẫn ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Thông qua bản mô tả trên, hẳn bạn đã hiểu rõ trình độ ngoại ngữ bậc 2 là gì, trình độ ngoại ngữ bậc 3 là gì cũng như các đặc điểm của từng cấp bậc ngoại ngữ khác nhau.
Nhà tuyển dụng sẽ dựa trên các bậc năng lực này để lựa chọn mức độ yêu cầu phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công việc.
Do đó, việc ghi đúng, chính xác bậc trình độ về ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá được năng lực của bạn.
Cụ thể, trong sơ yếu lý lịch hoặc CV, bạn nên viết theo văn bằng ngoại ngữ (với các ngôn ngữ yêu cầu tiêu chuẩn ngoại ngữ quốc tế) hoặc ghi chứng nhận dựa theo khung đánh giá năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
Ví dụ: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga… trình độ A1, B2, C2…
Nếu bạn có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, bạn có thể ghi đầy đủ thông tin theo văn bằng, chứng chỉ đã được cấp.
Ví dụ: Tiếng Anh TOEIC 880; tiếng Anh IELTS 5.5, Tiếng Nhật N2, Tiếng Trung HSK 4 …
Nếu không có trình độ ngoại ngữ, bạn nên ghi là không.
Lưu ý khi điền thông tin trình độ ngoại ngữ
Sau đây là một số lưu bạn nên chú ý khi điền thông tin trình độ về ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch:
- Nên ghi chính xác thông tin về trình độ ngữ của bản thân.
- Nếu ứng tuyển vào các vị trí lao động phổ thông hoặc không yêu cầu về ngoại ngữ thì không cần ghi thông tin này.
- Với những công việc có yêu cầu bắt buộc về ngoại ngữ, bạn nên bổ sung thêm kinh nghiệm thực tế liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ thay vì chỉ ghi thông tin chứng chỉ chung chung.
- Nhiều chứng chỉ ngoại ngữ có thời hạn nhất định, bạn nên lưu ý thông tin chứng chỉ điền trong sơ yếu lý lịch cần trong thời hạn còn hiệu lực.
Xem thêm: Xin lỗi vì lỡ làm CV nổi bật: Nhà tuyển dụng xem là gọi phỏng vấn ngay!
Lời kết
Việc Làm 24h đã giới thiệu tới bạn chi tiết thông tin về trình độ ngoại ngữ là gì, cách phân bậc trình độ cũng như cách điền thông tin này trong sơ yếu lý lịch.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, ngoại ngữ trở thành một trong những yêu cầu cơ bản của nhiều ngành nghề. Việc điền đúng và chính xác thông tin trong hồ sơ sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng lọc được các ứng viên đáp ứng yêu cầu.
Bài viết hi vọng đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi hoàn thiện hồ sơ ứng tuyển và tìm kiếm được công việc phù hợp. Đừng quên thường xuyên theo dõi Việc Làm 24h để có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như tìm được việc làm như ý.
Xem thêm: Bạn cần biết gì về IELTS, một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến hiện nay