Trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch là danh mục thường “bị” bỏ qua. Chuyện sẽ không có gì xảy ra nếu bạn ứng tuyển vào làm cho các doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài. Tuy nhiên nếu muốn ứng tuyển để làm trong các cơ quan nhà nước, bạn lại cần cân nhắc kỹ nội dung này. Cụ thể thì trình độ chính trị là gì? Vì sao bạn cần xác định trình độ chính trị? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Trình độ chính trị là gì?
Trình độ chính trị là một hệ thống các tri thức trừu tượng, có mục đích cho việc áp dụng các nghiên cứu về khoa học, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chính trị ở trong mỗi quốc gia theo Quy định số 12 QĐ/TC-TTVH và sau đó được thay thế bởi quy định 256-QĐ/TW.
Hiểu một cách giản đơn hơn thì trình độ chính trị là tiêu chuẩn để xác định trình độ về mặt lý luận chính trị, có vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục và tư tưởng hoá nhận thức của các cá nhân. Nhờ đó mỗi cá nhân sẽ có thái độ, hành xử tốt, nâng cao ý thức trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước; tạo nền tảng phát triển cho quốc gia.
Trình độ chính trị được chia thành 3 cấp độ chính là cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị và sơ cấp lý luận chính trị.
Vì sao trình độ chính trị đóng vai trò quan trọng với sự nghiệp của bạn?
Như đã nói ở trên, nếu bạn xác định chỉ làm việc cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân, bạn có thể không cần quá quan tâm đến câu hỏi trình độ lý luận chính trị là gì. Nhưng nếu bạn có định hướng phát triển trong các môi trường, cơ quan Nhà nước, bạn nhất định phải nắm rõ được trình độ chính trị là gì, vì sao nó ảnh hưởng đến công việc.
Việc xác định trình độ lý luận chính trị chính là căn cứ để các cơ quan đoàn thể tiến hành kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng trình độ. Từ đó giúp các cá nhân cập nhật được kiến thức thực tiễn, nâng cao năng lực và hành vi.
Một khi đã được xác nhận về trình độ lý luận chính trị, bạn sẽ được cấp giấy xác nhận. Đây chính là căn cứ để bạn có thể dự thi nâng ngạch đối với công chức. Từ đó bạn mới có cơ hội được quy hoạch và đề bạt, bổ nhiệm giữ chức vụ mới, nhất là khi bạn đã ở cấp quản lý, lãnh đạo ở cơ quan.
Cách ghi trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch
Xác định chính xác trình độ lý luận chính trị của bản thân
Sau khi hiểu rõ trình độ chính trị là gì, bạn cần xác định đúng trình độ của bản thân trước khi ghi vào sơ yếu lý lịch. Cụ thể là bạn cần xem xét, xem mình đang ở trình độ chính trị cao cấp, trung cấp hay sơ cấp.
Trình độ chính trị sơ cấp
Trình độ lý luận chính trị sơ cấp là gì? Trình độ chính trị sơ cấp là cấp độ đầu tiên trong 3 cấp độ đánh giá. Các đối tượng được công nhận trình độ ở cấp độ này gồm có:
- Người tốt nghiệp các học viện, trường quân đội đào tạo các cấp phân đội, chỉ huy quân sự hay công an, quản lý…
- Người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Học viện hay các trường trung học chuyên nghiệp trong nước khối ngành kinh tế; người tốt nghiệp trung cấp quân đội và công an.
Trình độ chính trị trung cấp
Trung cấp trình độ chính trị là gì? Đây là cấp độ tiếp theo trong 3 cấp độ đánh giá trình độ về mặt lý luận chính trị. Ở cấp độ này, có những nhóm đối tượng được công nhận như:
- Người tốt nghiệp cử nhân hoặc có bằng thạc sĩ về các chuyên ngành như khoa học xã hội và nhân văn, ngành kinh tế, ngành quản trị kinh doanh. Bằng cấp bởi các trường Đại học, Cao đẳng và học viện trong cả nước.
- Người tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành xong chương trình học về trung học chính trị tại các trường chính trị; các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (đã được giao trách nhiệm đào tạo trung cấp lý luận chính trị từ các cơ quan có thẩm quyền).
Trình độ chính trị cao cấp
Trình độ này là trình độ cao nhất và những đối tượng được công nhận gồm có:
- Người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Mác Lênin (cụ thể là triết học, lịch sử Đảng hay kinh tế…), các chuyên ngành về tư tưởng – văn hóa,…
- Người có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ về tư tưởng Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…
- Người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo cán bộ chiến thuật – chiến dịch ở một số nhóm ngành cụ thể như Quản lý – Chỉ huy quân sự và Khoa học Xã hội – Nhân văn…
Viết đúng và ngắn gọn về trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch
Sau khi đã xác định được trình độ chính trị là gì, cấp độ lý luận chính trị đúng với khả năng và hoàn cảnh bản thân, bạn cần ghi lại trong sơ yếu lý lịch. Ở đây bạn cần cung cấp thông tin một cách ngắn gọn và đảm bảo chính xác.
Cụ thể nếu trình độ chính trị của bạn là sơ cấp thì ghi sơ cấp, trình độ là trung cấp thì ghi trung cấp, trình độ cao cấp thì ghi là trong cấp. Việc này rất đơn giản tuy nhiên cần cẩn trọng vì mọi thông tin phải đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.
Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn giúp CV tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng
Tránh tình trạng vì muốn gây ấn tượng với các cơ quan, doanh nghiệp mà không trung thực, viết sai trình độ chính trị của mình trong hồ sơ xin việc. Điều này không chỉ chứng tỏ bạn là người kém hiểu biết còn dễ gây một “vết đen” trong hồ sơ. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn không thiện cảm về ứng viên.
Trong sơ yếu lý lịch, phần trình độ chính trị sẽ nằm ngay trong mục thông tin ứng viên. Cụ thể nó sẽ được ghi dưới dạng là “Trình độ lý luận chính trị” hoặc lý luận chính trị”. Do đó hãy ghi thông tin đúng vị trí để thuận lợi cho công tác lọc hồ sơ.
Các bạn có thể tha hồ chọn lựa và tạo CV hoàn toàn miễn phí. Việc Làm 24h cung cấp hàng trăm mẫu CV đa dạng, sáng tạo với nội dung đúng chuẩn dựa theo ngành nghề, lĩnh vực ứng tuyển.
Một số lưu ý khi đi nộp hồ sơ xin việc cơ quan Nhà nước
Bên cạnh việc tìm hiểu trình độ chính trị nghĩa là gì, bạn cũng cần để tâm xem làm sao để thuận lợi hơn khi nộp hồ sơ xin việc cơ quan Nhà nước.
Nên chọn hình thức viết hồ sơ truyền thống
Nếu các công ty tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài ưa chuộng các sơ yếu lý lịch, đơn xin việc độc đáo và sáng tạo thì với các cơ quan, đoàn thể Nhà nước lại chuộng phong cách cổ điển hơn. Vì thế bạn hãy sử dụng các cấu trúc truyền thống, các kiểu chữ mặc định… để tăng khả năng lọt vào vòng sau.
Đảm bảo hồ sơ đã đầy đủ các loại giấy tờ liên quan
Tất nhiên khi đi xin việc ở bất cứ đâu, điều tối thiểu bạn cần làm đó chính là chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bằng cấp… như trong yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đó là sơ yếu lý lịch đã được công chứng, giấy khám sức khỏe và đơn xin việc, các loại bằng cấp, chứng nhận liên quan…
Xem thêm: Nghệ thuật viết CV: Bật mí cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV nổi bật hơn
Nếu không đảm bảo đúng và đủ các giấy tờ trên thì dù bạn trình độ cao ra sao, lý luận chính trị ở mức nào cũng rất dễ bị loại bỏ.
Lời kết
Đến đây chắc là bạn đã phần nào hiểu rõ trình độ chính trị là gì, trình độ lý luận chính trị cử nhân là gì, vai trò của trình độ chính trị ra sao? Từ đó rút ra những điểm cốt lõi cần làm theo để có thể dễ dàng ứng tuyển vào các cơ quan, đoàn thể Nhà nước. Chúc mong muốn của bạn sớm thành hiện thực và đừng quên theo dõi Việc Làm 24h để có thêm nhiều thông tin hữu ích.