Product Marketing là sự giao thoa giữa sản phẩm và thị trường. Đồng thời liên quan đến cả phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán hàng. Vậy thực chất Product Marketing là gì, công việc cụ thể như thế nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tiếp thị sản phẩm hay Product Marketing là gì?
Có thể định nghĩa Product Marketing là quá trình đưa sản phẩm của công ty ra thị trường. Tuy nhiên tiếp thị sản phẩm bắt đầu và kết thúc ở đâu? Không có câu trả lời chuẩn cho câu hỏi này vì nhu cầu của mỗi công ty về Product Marketing là khác nhau.
Ở một số công ty, bộ phận Product Marketing sẽ tập trung vào việc tung ra sản phẩm mới. Nhưng với công ty khác lại mở rộng phạm vi tiếp thịđể giới thiệu và phát triển sản phẩm cũng như tích hợp chiến lược bán hàng.
Do đó, xét về tổng thể, Product Marketing là điểm giao thoa giữa sản phẩm và thị trường. Nhu cầu của thị trường sẽ cho biết sản phẩm nào nên được phát triển và cách giới thiệu đến người tiêu dùng trong các chiến dịch tiếp thị. Nếu hiểu theo khía cạnh này, Product Marketing có thể bao gồm mọi khía cạnh của việc phát triển, tung ra và bán sản phẩm.
Công việc của Product Marketing là gì?
Do định nghĩa về tiếp thị sản phẩm không giống nhau nên vai trò của các Product Marketers sẽ khác nhau tùy thuộc vào ngành hàng và công ty. Trách nhiệm về Product Marketing có thể được chia sẻ giữa nhiều người và bộ phận khác nhau hoặc được giao cho người quản lý tiếp thị sản phẩm. Thậm chí một số công ty còn có một bộ phận Product Marketing chuyên biệt. Nhìn chung các công việc chính của nhà tiếp thị sản phẩm thường là:
– Khảo sát và phân tích thị trường.
– Hỗ trợ phát triển sản phẩm.
– Định vị và xác định thông điệp của sản phẩm.
– Phát triển, thực hiện các chiến lược tiếp cận thị trường để giới thiệu sản phẩm mới.
– Đo lường thành công của sản phẩm và chiến dịch thông qua phản hồi của khách hàng cũng như các chỉ số khác.
Xem thêm: Video Marketing là gì? Làm Video Marketing cần lưu ý điều gì tăng hiệu quả?
Sự khác biệt giữa Brand Marketing và Product Marketing là gì?
Product Marketing tập trung hoàn toàn vào sản phẩm và dựa vào sản phẩm (tính năng, bao bì, lợi ích…) để thu hút khách hàng. Nói cách khác, vai trò của Product Marketers là tung ra sản phẩm để tạo thị trường .
Mặt khác, Brand Marketing lại dựa vào mối liên hệ cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng để tạo ra ảnh hưởng hơn là quan tâm đến các chi tiết của sản phẩm.
Hầu hết, ở những công ty nhỏ, các nhà tiếp thị sẽ chịu trách nhiệm cả về Product Marketing và Brand Marketing cũng như các chiến dịch kết hợp cả 2 yếu tố này.
Xem thêm: Ứng dụng 7P trong Marketing như thế nào? Tại sao 7P lại quan trọng?
Sự khác biệt giữa Product Management (quản lý sản phẩm) và Product Marketing là gì?
Product Management là quá trình tạo ra sản phẩm và đảm bảo mang đến những lợi ích cho khách hàng. Còn Product Marketing lại liên quan nhiều hơn đến việc định vị sản phẩm trên thị trường và lan tỏa, truyền tải lợi ích của sản phẩm đến khách hàng mục tiêu.
Nếu không có tiếp thị sản phẩm, các nhà quản lý sản phẩm sẽ không có góc nhìn sâu sắc cần thiết để tạo lộ trình sản phẩm hiệu quả, bao gồm các ý tưởng mới hoặc phản hồi để cải thiện, phát triển. Và ngược lại, nếu không có Product Management, Product Marketers sẽ không có sản phẩm tốt để bán cho khách hàng.
Vai trò và trách nhiệm của Product Marketing là gì?
Nghiên cứu thị trường
Để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các nhà phát triển sản phẩm cần xem xét công việc thông qua lăng kính tiếp thị sản phẩm trước khi bắt đầu. Một trong những công cụ tốt nhất cho việc này là nghiên cứu thị trường. Bằng việc trả lời những câu hỏi sau đây sẽ giúp xác định mức độ đáng đầu tư của một ý tưởng sản phẩm:
– Có bao nhiêu khách hàng quan tâm đến loại sản phẩm này? Con số này có tăng lên không?
– Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho loại sản phẩm này?
– Tại sao khách hàng lại quan tâm đến sản phẩm?
– Bối cảnh thị trường và cạnh tranh như thế nào? Đối thủ đang làm gì và bằng cách nào để khác biệt, nổi bật hơn họ?
Công việc của Product Marketing là gì? Nghiên cứu thị trường là một trong những nhiệm vụ khi làm nghề này
Phát triển sản phẩm
Product Marketers có thể giúp sàng lọc các ý tưởng trong quá trình phát triển sản phẩm để phù hợp với mục tiêu kinh doanh, chẳng hạn như thu hút khách hàng mới hoặc tăng doanh thu từ thị trường hiện tại. Ngoài ra, Product Marketers cũng chia sẻ những kinh nghiệm từ nghiên cứu với bộ phận phát triển sản phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Định vị sản phẩm và thông điệp
Khi giai đoạn phát triển sản phẩm sắp kết thúc, Product Marketers bắt đầu xây dựng định vị và thông điệp bằng cách chia sẻ câu chuyện sản phẩm đến với người dùng. Quá trình này thường được thực hiện thông qua việc giải quyết một số vấn đề như:
– Đối tượng mục tiêu của sản phẩm là ai?
– Sản phẩm được sử dụng để làm gì?
– Sản phẩm giải quyết nhu cầu nào của khách hàng?
– Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm?
– Lý do khách hàng yêu thích sản phẩm là gì?
– Sản phẩm khác với đối thủ cạnh tranh như thế nào?
Ra mắt sản phẩm
Đây là công việc quan trọng của Product Marketing. Các nhà tiếp thị sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới, bao gồm:
– Lịch trình chi tiết.
– Hỗ trợ bộ phận Sales trong việc truyền đạt thông điệp đến thị trường.
– Cung cấp thông tin sản phẩm trên các kênh như website, mạng xã hội, email, catalogue…
– Thực hiện các hoạt động quảng cáo, PR để lan tỏa thông điệp và sản phẩm.
Sau khi ra mắt
Chiến lược tiếp thị sản phẩm không kết thúc khi sản phẩm được tung ra thị trường. Product Marketers sẽ theo dõi doanh số bán hàng và mức độ tương tác để tìm hiểu kênh và thông điệp nào hiệu quả nhất, đồng thời đưa ra quyết định loại bỏ các hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, Product Marketers còn tiến hành khảo sát và phân tích phản hồi của khách hàng để đảm bảo sản phẩm vẫn có tính cạnh tranh trong suốt vòng đời phát triển.
Cách đo lường hiệu quả của Product Marketing là gì?
Để thực hiện tốt công việc đo lường, Product Marketers sẽ sử dụng nhiều số liệu khác nhau, bao gồm:
– Doanh số bán hàng: đây là một trong những thước đo đầu tiên mà các nhà tiếp thị sản phẩm xem xét để xác định sự thành công của chiến dịch.
– Mức độ tiếp nhận và sử dụng sản phẩm: điều này có nghĩa là sản phẩm có thành công như dự liệu? Việc hiểu lý do và insight khách hàng khi dùng sản phẩm sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích và quan trọng. Nếu sản phẩm là ứng dụng, việc đo lường này sẽ tương đối dễ dàng. Đối với các công ty sản xuất hay dịch vụ, dữ liệu được thu thập qua các cuộc khảo sát và đánh giá.
– Thị phần: nếu thị phần ngày càng tăng là dấu hiệu khả quan cho thấy mức độ tăng trưởng và thành công của sản phẩm.
Ví dụ về chiến dịch Product Marketing hiệu quả của Zoom
Có thể nói, Covid-19 đã thúc đẩy nền tảng trực tuyến phát triển so với trước đây. Trong đó không thể không nhắc đến Zoom, vào tháng 3/2020, lượt cài đặt ứng dụng lần đầu đã tăng 728%. Ứng dụng trở thành công cụ thiết yếu để kết nối không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn cả giáo dục, y tế,… Tuy nhiên sự phát triển này không phải hoàn toàn suôn sẻ. Những vấn đề về băng thông và lo ngại bảo mật là trở ngại mà Zoom cần nhanh chóng giải quyết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong Product Marketing, đây chính là việc cải thiện sản phẩm dựa theo phản hồi của khách hàng. Do đó, trở ngại này là cơ hội để Zoom phải thực sự xem xét lại khách hàng của họ là ai và cách tốt nhất để phục vụ là gì?
Vào năm 2021, Zoom đã cập nhật quy trình làm việc hiệu quả quả hơn thông qua tích hợp của bên thứ ba. Đồng thời còn có sự xuất hiện của Zoom Events – nền tảng trực tuyến để chủ trì sự kiện nhiều ngày, nhiều phòng trực tuyến và theo hình thức kết hợp. Qua đó đã chứng minh khả năng thích ứng với thực tế và linh hoạt trong chiến lược Product Marketing của Zoom trong việc nắm bắt cơ hội và đạt thành công.
Lời kết
Có thể thấy Product Marketing là một lĩnh vực không hề nhỏ và cần nhiều kiến thức, kỹ năng khác nhau. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về Product Marketing là gì và chuẩn bị hành trang cần thiết để chinh phục sự nghiệp. Để tìm kiếm cơ hội Product Marketing tuyển dụng với những vị trí hấp dẫn tại các công ty hàng đầu, hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!
Xem ngay: Hiệu ứng chim mồi: Chiến thuật khôn khéo trong Marketing không phải ai cũng biết