“ChatGPT” đã trở thành từ khoá hot nhất trong những tháng đầu năm 2023. Khi AI đang dần trở nên quen thuộc với người dùng, ChatGPT xuất hiện càng khiến công nghệ này phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chính sự thông minh của các ứng dụng AI cũng làm bùng nổ tranh cãi về việc liệu chúng có soán ngôi con người trong tương lai, sự thông minh của máy móc nên được tán dương hay đây là mối nguy hiểm khó lường. Trong bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về ChatGPT Marketing và những ứng dụng thực tiễn của công cụ này trong ngành Marketing và trả lời cho câu hỏi liệu nó có thể thay thế các Marketers trong tương lai.
ChatGPT là gì?
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot AI do công ty startup OpenAi phát triển. OpenAI do Elon Musk và Sam Altman sáng lập vào năm 2015. Công ty này cũng nhận được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư đình đám, điển hình là Microsoft.
ChatGPT là một trong số các ví dụ về Generative AI. Mô hình này được thiết kế để trả lời những câu hỏi và hỗ trợ người dùng thực hiện các tác vụ khác nhau như soạn Email, viết luận, viết code, dịch văn bản,… dựa trên nguồn tài liệu khổng lồ mà ứng dụng đã được “học” trong khoảng thời gian dài.
ChatGPT Marketing có thể hiểu như những nhiệm vụ mà ứng dụng này có thể hỗ trợ những nhà tiếp thị trong việc quảng bá sản phẩm.ChatGPT đã hỗ trợ các Marketers thực hiện nhiều tác vụ khác nhau, như phát triển chiến lược tiếp thị, tiếp thị truyền thông xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị qua Email, phân tích dữ liệu,…
6 ứng dụng nổi bật của ChatGPT Marketing
1. Sáng tạo nội dung
Nhiệm vụ nổi bật nhất của ChatGPT trong lĩnh vực Marketing là sáng tạo nội dung. Với sự hỗ trợ của ChatGPT, các Marketers có thể tạo nên một nội dung mượt mà hơn. ChatGPT Marketing giúp bạn thực hiện nhiều nhiệm vụ sáng tạo nội dung khác nhau như viết mô tả sản phẩm, tiêu đề, bài đăng trên Blog, lời kêu gọi hành động (call to action),…
Công cụ này cho phép bạn tạo ra nội dung hấp dẫn một cách nhanh chóng, cụ thể như sau:
- Bài đăng trên Blog: Bạn chỉ cần nhập từ khoá và đưa ra các yêu cầu cụ thể. Lúc này, công cụ sẽ tạo ra nội dung, nếu cần bạn có thể yêu cầu chuẩn SEO.
- Bài đăng trên mạng xã hội: ChatGPT có thể tạo ra các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau như Facebook, Instagram, Twitter,… Công nghệ Ai sẽ tìm kiếm cơ sở dữ liệu để truy ra những từ khóa thịnh hành, tối ưu hoá các chú thích ngắn, vui nhộn,…
- Kịch bản video: ChatGPT có thể tạo ra những kịch bản video cho các chiến dịch Marketing và quảng cáo. Dù là một đoạn quảng cáo hay TVC, ChatGPT đều có thể giúp bạn thực hiện.
2. Chăm sóc khách hàng
Với khả năng ngôn ngữ học thông minh, ChatGPT Marketing có thể thực hiện các cuộc hội thoại để giải quyết vấn đề cho khách hàng.
Trong những cuộc trò chuyện này, ChatGPT sẽ thu thập thông tin theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các Marketers cũng có thể sử dụng ChatGPT để tương tác mời khách hàng truy cập vào trang web, thực hiện các thao tác thêm vào giỏ hàng hay nhấn nút mua.
Xem thêm: Customer Service là gì? Kỹ năng nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cần có
Một số tính năng cụ thể của ChatGPT là:
- Chatbot: Marketers có thể sử dụng ChatGPT xây dựng chatbot cho các trang web thương mại điện tử và nền tảng truyền thông xã hội. Chatbot đảm nhiệm vai trò tương tác với khách truy cập giống như con người để cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ và thu thập thông tin liên hệ và tạo lead.
- Chấm điểm lead: ChatGPT được tích hợp vào hệ thống chấm điểm lead để giúp xác định và ưu tiên xử lý những khách hàng có chất lượng cao. Thông thường, tính năng này sẽ yêu cầu một ma trận hoặc chương trình chấm điểm lead cụ thể. Tuy nhiên, với ChatGPT, bạn có thể phân tích tương tác của khách truy cập trang web, mạng xã hội hoặc chatbot để gán điểm dựa trên bất kỳ yếu tố nào mình muốn.
3. Email Marketing
ChatGPT Marketing sẽ tạo ra các chiến dịch Email mang tính cá nhân hóa dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng. Một số tính năng nổi bật của ChatGPT là:
- Tối ưu tiêu đề: Dòng tiêu đề là yếu tố đầu tiên người nhận nhìn thấy. Yếu tố này có thể thu hút họ mở Email hoặc cho mail vào thùng rác. ChatGPT có vai trò thử nghiệm, tạo và cung cấp các đề xuất cho những tiêu đề khác nhau để chọn ra tiêu đề hiệu quả nhất.
- Phân khúc Email: ChatGPT có thể phân tích hành vi của người tiêu dùng, xác định các mẫu chung dựa trên tương tác và phân loại danh sách Email dựa thông qua sở thích, hành vi của người nhận.
- A/B Testing: Các Marketers thường A/B Testing để phân tích hiệu suất của các biến thể Email khác nhau từ dòng tiêu đề đến định dạng. ChatGPT có thể tối ưu hóa các chiến dịch Email bằng cách phân tích hiệu suất của những biến thể Email và chọn biến thể phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Xem thêm: Email Marketing là gì? Lưu lại cách thiết kế Email Marketing hiệu quả nhất hiện nay
4. Quản lý mạng xã hội
Hiện nay, phần lớn thương hiệu đã chuyển sang tự động hoá cho các phương tiện truyền thông xã hội. Với sự hỗ trợ của ChatGPT, việc quản lý mạng xã hội trở nên dễ dàng hơn, cụ thể như sau:
- Lên lịch: ChatGPT có thể được dùng để tối ưu hoá việc lên lịch cho các bài đăng trên mạng xã hội dựa trên hành vi, sở thích và thời gian sử dụng cao điểm của khách hàng.
- Phân tích: ChatGPT đảm nhiệm vai trò phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin chi tiết về hành vi, sở thích và xu hướng của người tiêu dùng.
- Quảng cáo: ChatGPT còn được dùng để phân tích dữ liệu để đề xuất các định dạng quảng cáo cũng như yếu tố sáng tạo nhất cho chiến dịch.
5. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là hoạt động tất yếu đối với bất kỳ đội ngũ Marketing nào. Để theo dõi và bắt kịp khách hàng, bạn chắc chắn phải nghiên cứu thị trường. ChatGPT có thể hợp lý hóa quy trình nghiên cứu thị trường bằng cách:
- Tiến hành khảo sát: ChatGPT hỗ trợ người dùng khảo sát và dùng bảng câu hỏi để thu thập thông tin chi tiết từ nhân khẩu học mục tiêu. Thậm chí, công cụ này còn có thể tạo ra các câu hỏi cho từng người tiêu dùng dựa trên dữ liệu hiện tại để đưa ra các giải pháp trong tương lai.
- Phân tích phản hồi: ChatGPT có thể phân tích phản hồi của khách hàng, đo lường các phản hồi đó theo những xu hướng mới, tạo báo cáo chi tiết để Marketers có thể hiểu rõ hơn về sở thích và nhận thức của khách hàng.
6. Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO)
ChatGPT Marketing cũng có thể giúp bạn tối ưu hoá SEO.
- Từ khoá: AI dựa trên cơ sở dữ liệu để tạo danh mục các từ khoá có liên quan dựa trên một chủ đề nhất định. Sau đó, Marketers chỉ cần sử dụng các từ khoá ấy để tối ưu hoá nội dung của mình.
- Mô tả Meta: Đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ click chuột trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. ChatGPT sử dụng những dữ liệu tạo mô tả Meta để cải thiện tỷ lệ click chuột.
Hiện tại ChatGPT có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ trên bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nếu nhận được một nguồn dữ liệu đủ lớn từ người dùng, trong tương lai ChatGPT hứa hẹn sẽ viết ngôn ngữ tiếng Việt mượt mà không thua gì người bản xứ.
Liệu ChatGPT có thể thay thế Marketers trong tương lai không?
ChatGPT được đánh giá là một chương trình ngôn ngữ AI tuyệt vời, hiện đại và thông minh. Công cụ này có thể hỗ trợ một số phương diện của hoạt động Marketing. Tuy nhiên, ChatGPT không thể thay thế hoàn toàn vai trò của các Marketers.
ChatGPT tiềm ẩn những hạn chế nhất định, không thể thực hiện các nhiệm vụ mang tính vật lý như xử lý sản phẩm, tiến hành nghiên cứu thị trường trực tiếp, đóng góp những quan điểm riêng cho các chiến dịch tiếp thị,…
Hơn hết, Marketing là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng tư duy và đưa ra quyết định mà trí tuệ nhân tạo khó có thể sao chép được. Dù ChatGPT có thể phân tích một lượng dữ liệu khổng lồ và đưa ra những giải pháp chất lượng, nhưng công cụ này vẫn không thể thay thế hoàn toàn con người – nhân tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp thị.
Nhìn chung, ChatGPT khó có thể thay thế vai trò của các nhà tiếp thị trong tương lai gần. Thay vào đó, công cụ này sẽ tiếp tục được sử dụng hỗ trợ đắc lực cho các nhà tiếp thị trong quá trình sản xuất nội dung, lập kế hoạch, phân tích, giúp tiết kiệm nguồn lực và chi phí.
Một số lưu ý khi sử dụng ChatGPT Marketing và những ứng dụng AI khác
Vì đang trong giai đoạn hoàn thiện nên ChatGPT chỉ trả lời câu hỏi dựa trên những dữ liệu và thông tin đã học được. Những thông tin này có thể sai hoặc không chính xác 100%. Thế nên, trước khi sử dụng thông tin từ ChatGPT, bạn cũng cần kiểm tra và xác nhận lại bằng những nguồn đáng tin cậy khác.
Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT nói riêng và ứng dụng AI nói chung là:
- Chú ý đến những ảnh hưởng về quyền riêng tư. Một số ứng dụng AI có thể thu thập thông tin cá nhân người dùng, như lịch sử tìm kiếm, vị trí, các dữ liệu khác. Vì vậy, bạn cần xem trước chính sách quyền riêng tư của các ứng dụng AI mà mình sử dụng.
- Chỉ nên sử dụng AI như một công cụ bổ sung, giúp tối ưu hoá thời gian và công sức của bạn.
- Bạn phải hiểu rõ mục đích sử dụng và lợi ích của từng ứng dụng AI. Không phải ứng dụng AI nào cũng được tạo với các thiết kế và chức năng giống nhau.
- Thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của các công cụ AI để thông tin đảm bảo chất lượng và có độ chính xác cao.
Marketers cần làm gì để không trở nên “dư thừa”?
Nếu tự tin vào tư duy sáng tạo, kỹ năng chuyên môn của mình, bạn không cần phải lo lắng về việc AI nói chung hay ChatGPT nói riêng khiến mình trở nên dư thừa. Thay vào đó, bạn có thể tập trung vào việc ứng dụng những công nghệ này để hỗ trợ cho công việc của mình.
“Vùi đầu vào cát” và giả vờ rằng AI không tồn tại sẽ càng khiến bạn tụt hậu so với thời đại. Thực tế cho thấy, những người học cách làm việc cùng công nghệ sẽ là người đi đầu xu hướng, có cơ hội nắm bắt được nhiều thành công hơn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải khai thác sức mạnh của AI để tối ưu hóa công việc của mình. Sử dụng công cụ một cách thông minh sẽ mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cách làm việc theo lối mòn truyền thống.
Sự xuất hiện của ChatGPT và những công cụ AI là một cơ hội để Marketers khám phá thêm nhiều phương pháp tiếp cận với khách hàng. Để tránh trở nên “dư thừa” trong bối cảnh công nghệ, các Marketers cần phải thực hiện một số nhiệm vụ dưới đây.
Tìm hiểu và nghiên cứu ChatGPT Marketing
Marketers cần dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu ChatGPT để biết cách sử dụng công nghệ này hỗ trợ việc tương tác với khách hàng. Bạn có thể khám phá cách hoạt động, tính năng và ứng dụng của ChatGPT. Hiện tại, có rất nhiều khóa học hoặc những bài viết hướng dẫn sử dụng ChatGPT. Đừng quên, Internet chính là kho tàng kiến thức vô tận mà bạn có thể học tập.
Tích hợp ChatGPT vào chiến lược Marketing
Là một Marketers, bạn không thể để thời đại bỏ lại mình. Tốt nhất, bạn nên tích hợp ChatGPT vào chiến lược Marketing. Ví dụ: bạn có thể sử dụng ChatGPT Marketing để tạo ra tin nhắn, phản hồi tự động hoặc trả lời câu hỏi cho khách hàng trên các nền tảng trực tuyến.
Tạo trải nghiệm khách hàng tốt hơn từ ChatGPT Marketing
Các Marketers có thể dùng ChatGPT để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. ChatGPT hoàn toàn có thể giúp bạn triển khai những bài viết hoặc các câu trả lời khiến khách hàng ấn tượng. Đây chính là cách để bạn đẩy tương tác mạnh hơn.
Đo lường và phân tích
Cuối cùng, các Marketers cần thường xuyên đo lường và phân tích kết quả của chiến dịch Marketing, bao gồm cả việc sử dụng ChatGPT. Từ những thông tin đã thu thập, bạn sẽ nắm được hiệu quả của chiến dịch Marketing và tối ưu hoá kế hoạch của mình trong tương lai.
Việc Làm 24h hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về ChatGPT Marketing. Chúc bạn sớm tìm ra các giải pháp ứng dụng ChatGPT một cách thông minh và hiệu quả nhất!
Xem thêm: Bách khoa toàn thư giải quyết khủng hoảng truyền thông: Xem ngay để không còn lạc lối