Quy định về bậc lương đại học, cách tính bậc lương đại học mới nhất

Bảng lương trong hệ thống đơn vị công lập được chia theo nhiều hạng, mỗi hạng lại phân thành nhiều bậc khác nhau. Viên chức, người lao động có trình độ đại học sẽ được xếp lương theo bậc lương đại học. Vậy có các bậc lương đại học nào, hệ số lương của bậc đại học hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về vấn đề này.

Các bậc lương đại học, hệ số lương bậc đại học hiện nay

Bậc lương đại học và hệ số lương, bậc lương nói chung được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

bậc lương đại học
Bậc lương đại học được chia thành 9 bậc

Bậc lương đại học được chia thành 9 bậc, với hệ số lương của bậc đại học như sau:

Bậc 123456789
Hệ số lương2,342,673,03,333,363,994,324,654,98

Thời gian giữ bậc lương đại học trung bình là 3 năm. Nghĩa là một viên chức sau khi giữ lương bậc 2 đại học đủ 36 tháng, sẽ được xét tăng lương thường xuyên lên bậc 3 đại học, với hệ số lương tăng từ 2,67 lên 3,0.

Xem thêm: Nên học nghề gì khi không học Đại học? Top 8 nghề nghiệp lương cao hiện nay

Các tính bậc lương đại học mới nhất

bậc lương đại học
Bậc lương càng cao, hệ số lương càng tăng

Lương được tính theo công thức sau:

Lương = Hệ số lương * Lương cơ bản 

Sau đây là Bảng lương, hệ số lương, bậc lương đại học trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước dựa trên mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng (được tính đến ngày 30/6/2023) và mức lương khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng (kể từ ngày 01/7/2023 theo Nghị quyết của Quốc hội đã được thông qua).

bậc lương đại học
Mức lương cơ bản được nhà nước quy định
Bậc lương 123456789
Hệ số lương2,342,6733,333,363,994,324,654,98
Mức lương đến 30/6/2023
3.486
3.9784.0474.9615.4535.9456.4376.9297.420
Mức lương từ 01/7/20234.2124.8065.4005.9946.5887.1827.7768.3708.964
Đơn vị tính: 1.000 VND

Như vậy, nếu đang giữ mức lương bậc 4 đại học, người lao động sẽ được nhận 4.961.000 đồng đến 30/6/2023 và tăng thành 5.994.000 đồng từ 01/7/2023 theo chính sách tiền lương mới.

Khi nào được xét nâng bậc lương trước thời hạn?

bậc lương đại học
Người lao động có thể được nâng bậc lương đại học trước thời hạn

Theo như bảng trên, sau mỗi 3 năm giữ một bậc lương, người lao động sẽ được xét nâng lương thường xuyên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, viên chức người lao động được nâng bậc lương trước thời hạn.

Thông tư 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nêu rõ các đối tượng đang hưởng lương và các bậc lương khác theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP có thể được nâng bậc trước thời hạn nếu thỏa mãn các tiêu chí sau:

Cán bộ, công chức

  • Được đơn vị đang công tác, làm việc có thẩm quyền đánh giá nhiệm vụ được giao phó, công việc đang làm ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Trường hợp còn hạn chế về năng lực cũng phải được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ thì mới được công nhận.
  • Không bị vi phạm hoặc xử lý vi phạm, xử lý kỷ luật một trong trong ba hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Viên chức và người lao động

  • Được đơn vị đang công tác, làm việc có thẩm quyền đánh giá nhiệm vụ được giao phó, công việc đang làm ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
  • Không bị vi phạm hoặc xử lý vi phạm, xử lý kỷ luật một trong trong ba hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
bậc lương đại học
Tỷ lệ người được nâng lương trước thời hạn là 1/1

Ngoài ra, tỉ lệ nâng lương trước thời hạn được quy định tại Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 07 năm 2013 là 01/10 người. Nghĩa là cứ 10 người có tên trong danh sách trả lương thì sẽ có 01 người được nâng bậc lương trước thời hạn nhờ vào quá trình làm việc, công tác đã có thành tích xuất sắc.

Việc phân loại và thời hạn để xét lập thành tích xuất sắc được tính như sau:

  • Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, thời hạn để công nhận lao động lập thành tích xuất sắc được tính trong khoảng thời gian là 06 năm gần nhất.
  • Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống, thời hạn công nhận là  04 năm gần nhất.

Với người đang hưởng lương, việc xét nâng lương trước thời hạn có thể được căn cứ dựa trên thành tích 06 năm làm việc gần nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương ngày lễ cho người lao động năm 2023

Phụ cấp vượt khung bậc lương đại học tính như thế nào?

bậc lương đại học
Làm việc lâu năm sẽ được tính phụ cấp thâm niên vượt khung

Phụ cấp thâm niên vượt khung cho bậc lương đại học là 5%, từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. Đây là chế độ của Nhà nước cho các cán bộ, nhân viên tại các nơi công tác nhằm khuyến khích, khích lệ tinh thần. Chế độ phụ cấp vượt khung còn nhằm mục đích hướng tới việc giúp nhân viên yên tâm làm việc và cố gắng phát huy các kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác, làm việc. 

Xem thêm: Thâm niên là gì? Cách tính phụ cấp thâm niên cho nhân viên nhanh chóng, chính xác

Viên chức, người lao động hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ. Họ sẽ yên tâm tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ và chức trách được giao.

Tóm lại, tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung:

  • Giữ bậc lương cuối cùng đủ 03 năm (đủ 36 tháng).
  • Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức. 
  • Không vi phạm kỷ Luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.

Ví dụ, bạn đang giữ mức lương bậc 9 đại học liên tục trong 36 tháng. Đến tháng 7 năm 2023, nếu bạn đủ điều kiện nhận phụ cấp vượt khung, lương của bạn được tính như sau (giả sử mức lương cơ bản không đổi là 1.800.000đ):

Lương = Hệ số lương bậc 9 * lương cơ bản + 5% x mức lương của bậc lương cuối cùng trong bảng lương.

 = 4,48 * 1.800.000 + 5%(4,48 * 1.800.000 )

= 8.964.000 + 448.200= 9.412.200

bậc lương đại học
Có thể xin xét chuyển ngạch để có bậc lương cao hơn.

Nếu bạn vẫn tiếp tục làm việc, tới tháng 7/2024, phụ cấp vượt khung của bạn tăng thêm 1%. Lương của bạn sẽ là:

Lương = Hệ số lương bậc 9 * lương cơ bản + 6% x mức lương của bậc lương cuối cùng trong bảng lương.

 = 4,48 * 1.800.000 + 6%(4,48 * 1.800.000)

= 8.964.000 + 537.840= 9.501.840

Tóm lại, bậc lương được chia thành 9 bậc. Hệ số lương bắt đầu từ 2,34 và mức cao nhất là bậc 9 với hệ số 4,48. Sau khi hưởng lương bậc cao nhất liên tục trong 36 tháng, người lao động có thể được nhận phụ cấp thâm niên vượt khung là 5%. Sau đó, mỗi năng tăng thêm 1%. Để có mức lương cao hơn, viên chức người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thể xin xét chuyển ngạch, từ bậc lương đại học lên bậc lương cao hơn.

Theo dõi Việc Làm 24h để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về quyền lợi người lao động, bạn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Quy định tạm ứng lương cho nhân viên đúng luật mới nhất hiện nay

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục