Bạn đang làm công việc liên quan đến thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng (UX/UI) thì chắc hẳn đã nghe tới Figma. Tham khảo ngay bài viết của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để hiểu hơn Figma là gì? Figma có ưu điểm gì và các khoá học Figma cho người mới bắt đầu.
Figma là gì?
Figma là ứng dụng với nhiều công cụ thiết kế đồ họa vector chạy trực tiếp trên nền tảng website cho phép sáng tạo giao diện người dùng (UX/UI), dựng prototypes, tạo bài đăng mạng xã hội…
Figma có tính linh hoạt, lưu trữ qua hệ thống đám mây, cho phép nhiều người cùng cộng tác trên một file. Công cụ này còn cung cấp tài nguyên cho toàn bộ mọi khâu từ tổ chức thiết kế, thảo luận ý tưởng concept, khởi tạo code, mẫu thiết kế…
Cụ thể, những ứng dụng chính của Figma gồm:
- Tạo mẫu (Prototype design)
- Thiết kế Wireframe Website
- Thiết kế giao diện app
- Thiết kế bài đăng
Figma là công cụ dùng để thiết kế giao diện nói chung cho các dự án thiết kế UI/UX. Do đó, bất cứ ai tham gia dự án: designer, developer (front-end/ back-end)… cũng đều cần học cách sử dụng Figma để quá trình làm việc nhóm dự án trở nên mượt mà.
Ưu điểm của Figma là gì?
Những ưu điểm nổi bật của Figma bao gồm:
Tính tương thích cao
Figma có thể truy cập và sử dụng trên máy tính kết nối Internet thuộc nhiều hệ điều hành phổ biến như Windows, MacOs, Linux. Hiện nay, Figma có phiên bản ứng dụng trên điện thoại cho phép sáng tạo và theo dõi dự án ở mọi nơi.
Khả năng cộng tác
Figma cho phép nhiều người cộng tác cùng lúc trong thời gian thực. Bạn và nhóm làm việc có thể phản hồi, theo dõi tiến độ của bản thiết kế dự án ở bất cứ đâu.
Cụ thể, người dùng có thể ghi chú nhanh mọi thảo luận, đánh giá trên bản thiết kế ngay trong khi họp. Các chuỗi bình luận này theo dõi được qua Slack hoặc email. Đồng thời, mọi nhận xét, chỉnh sửa thiết kế đều được thông báo cho cả nhóm.
Plugin đa dạng
Figma hiện cung cấp cho người dùng kho plugin khổng lồ và hữu ích giúp khắc phục nhiều lỗi, tăng hiệu suất làm việc, giúp việc quản lý, thao tác chỉnh sửa đều trở nên dễ dàng, thuận lợi.
Tạo nhiều layout trong một sản phẩm
Figma tích hợp sẵn và cho phép quản lý nhiều artboard cùng lúc. Tính năng này cũng cho phép thiết kế nhiều layout với kích thước khác nhau trên cùng một sản phẩm mà không cần tạo tệp mới.
Xuất file ảnh sắc nét
Figma thiết kế hình ảnh theo dạng vector nên chất lượng ảnh không bị giảm khi thay đổi kích thước. Đồng thời, ảnh có thể được xuất ra dưới nhiều định dạng như: JPG, PNG, SVG, PDF…
Lưu trữ đám mây
Figma lưu trữ dữ liệu bằng dịch vụ đám mây, do đó bạn có thể dễ dàng chia sẻ thiết kế, đồng thời không cần phải lo lắng về việc quên sao lưu hay ổ cứng đầy dung lượng. Việc lưu trữ này còn cho phép lưu trữ lại toàn bộ những thảo luận về thiết kế trong suốt quá trình triển khai, thực hiện dự án.
Chuyển đổi nhiều tài khoản
Bạn có thể truy cập nhiều tài khoản Figma cùng lúc (tối đa 10 tài khoản) trên cùng một màn hình.
Cách dùng Figma là gì?
Như vậy, bạn đã biết Figma là gì và vì sao ứng dụng này được ưa chuộng đến vậy. Để bắt đầu sử dụng Figma, bạn thực hiện các bước đăng ký và hướng dẫn sử dụng như sau:
- Bước 1: Truy cập https://www.figma.com/ sau đó nhấn nút Get Started tại trang chủ để đăng ký tài khoản (sử dụng tài khoản Gmail hoặc tài khoản Google)
- Bước 2: Sau khi hoàn tất đăng ký, bạn sẽ chuyển đến trang quản lý tài sản.
Tại đây, bạn có thể bắt đầu tạo các bản vẽ mới (New design files)
- Bước 3: Sử dụng các công cụ thiết kế để tạo ra giao diện cho ứng dụng, trang web hoặc sản phẩm. Figma cung cấp các công cụ sắp xếp phía bên trái màn hình với các công cụ: màu sắc, layer, văn bản, hiệu ứng, ký hiệu, tạo hình, component…
- Bước 4: Sau khi hoàn thành bản vẽ, bạn lưu lại bằng cách nhấn vào nút “Save” hoặc “Save as”.
Bạn có thể xem mô phỏng cách thức người dùng tương lai sẽ tương tác với thiết kế qua prototypes, Figma sẽ chỉ hiển thị các frame kết nối prototypes. Các developer có thể dùng tính năng Live device preview để xem phần mô phỏng thiết kế ngay trên smartphone, chỉnh sửa kích thước khung hình và xem mức độ tương thích của thiết kế trên định dạng của các thiết bị khác nhau.
Figma hiện cung cấp bản miễn phí với gói Starter (giới hạn 3 project). Để sử dụng gói Figma chuyên nghiệp, bạn cần phải trả 12$/tháng.
Tuy nhiên, hạn chế của ứng dụng này là không thể làm việc offline và chỉ vận hành được trên hệ thống RAM 4GB trở lên.
Cách tự học Figma là gì?
Nếu bạn quan tâm tới Figma, sau đây là một số khoá học bạn có thể tham khảo
Khoá học có phí
+ Thời lượng: 12 giờ
+ Cho người đang bắt đầu học UI/UX: giúp bạn hiểu Figma là gì và tập trung vào hướng dẫn cách sử dụng Figma nhằm tạo ra giao diện đẹp, tối ưu trải nghiệm.
+ Thời lượng: 13 giờ
+ Cho người mới đang bắt đầu tìm hiểu thông qua 6 Projects về Motion Design và Animation
+ Thời lượng: 3 đến 4 giờ
+ Khóa học dành cho người mới, hướng dẫn sử dụng Figma trong thiết kế landing page.
+ Thời lượng: 2 tháng với 10 giờ mỗi tuần
+ Khoá học phù hợp cho người mới bắt đầu giúp bạn nắm bắt Figma là gì, cách thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng cùng Figma, đồng thời cung cấp nhiều kiến thức sâu cho những ai muốn đi sâu hơn về lĩnh vực này.
+ Thời lượng: 56 phút
+ Khoá học cung cấp kiến thức cơ bản về Figma trong việc thiết kế UX (trải nghiệm người dùng). Đồng thời, người học nhận được chứng chỉ sau khi kết thúc khoá học.
Khoá học miễn phí
+ Thời lượng: 3 đến 4 giờ
+ Cho người mới bắt đầu
+ Thời lượng: 3 đến 4 giờ
+ Cho người ở trình độ mid-level
+ Thời lượng: 1 đến 2 giờ
+ Cho người mới tìm hiểu: gồm nhiều hướng dẫn ngắn gọn, hữu ích, đơn giản từ chính Figma
+ Thời lượng: 1 đến 2 giờ
+ Dành cho người mới: khoá học với những kiến thức nền tảng về Figma: Figma là gì, cách thức sử dụng và các thao tác căn bản.
+ Thời lượng: 2 đến 3 giờ
+ Dành cho người mới: hướng dẫn từng bước sử dụng Figma để thiết kế hệ thống
+ Thời lượng: 7 giờ
+ Dành cho người mới tìm hiểu về thiết kế prototype bằng Figma.
Tài liệu học Figma là gì?
Bên cạnh các khoá học được thiết kế bài bản và lộ trình học cụ thể trên, bạn có thể tìm các tài liệu tự học Figma online trên các nhóm cộng đồng về UX/UI trên Facebook… để học hỏi thêm.
Ngoài ra, trên nền tảng Youtube, bạn có thể tìm thấy nhiều video chia sẻ, hướng dẫn miễn phí theo những chủ đề cụ thể muốn đào sâu hoặc quan tâm. Một số kênh Youtube bạn có thể tham khảo như:
+ Kaorumap
+ freeCodeCamp.org
+ Flux Academy
+ Caler Edwards
+ Jesse Showalter
…
Lưu ý rằng, Figma vẫn đang thường xuyên được thay đổi, cập nhật. Do đó, bạn cũng cần tìm hiểu để khai phá và tận dụng hết những tính năng hữu ích từ Figma vào công việc.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ cơ bản của Việc Làm 24h về Figma là gì và vì sao công cụ này lại được các Website Designer ưa chuộng đến vậy. Mong rằng bài viết cung cấp thêm thông tin cho những ai đang quan tâm tới việc thiết kế UI/UX, muốn tìm hiểu về Figma và ứng dụng tốt nhất vào công việc.
Xem thêm: Học thiết kế đồ họa để làm gì? Kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp mà các bạn trẻ nên biết