Overqualified là gì? Liệu có nên tuyển dụng ứng viên xuất sắc ngoài mong đợi?

Trong quá trình tuyển dụng, nhiều nhà tuyển dụng thường nói không với các ứng viên sở hữu năng lực vượt quá yêu cầu công việc (overqualified) từ vòng đầu tiên. Điều này xuất phát từ lo ngại rằng ứng viên sẽ yêu cầu mức lương cao và có thể nhảy việc bất kỳ lúc lúc nào khi tìm thấy bến đỗ phù hợp. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh tuyển dụng chuyển biến phức tạp hiện nay, nhà tuyển dụng cần suy nghĩ lại về các ứng viên này. Vậy những rủi ro khi tuyển dụng ứng viên overqualified là gì? Có cơ hội nào giúp công ty tạo ra giá trị khi đồng ý với các ứng viên overqualified không? Nhà tuyển dụng cần làm gì để giữ chân các nhân tài này? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h

Ứng viên overqualified là gì?

overqualified là gì
Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ ứng viên Overqualified là gì?

Ứng viên overqualified là các ứng viên sở hữu trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng vượt xa yêu cầu của vị trí công việc. 

Tuyển dụng ứng viên overqualified, cơ hội hay rủi ro?

Cơ hội khi tuyển dụng ứng viên overqualified là gì?

overqualified là gì
Cơ hội khi tuyển dụng ứng viên Overqualified là gì?
  • “Làn gió mới” trong công việc: Các ứng viên “thừa năng lực” thường sở hữu kinh nghiệm làm việc chuyên sâu ở một lĩnh vực nhất định. Họ sẽ đưa ra những ý tưởng và góc nhìn sáng tạo, giúp doanh nghiệp xây dựng, phát triển và mở rộng thế mạnh chuyên môn ở mảng công việc đó. 
  • Mentor cho nhân sự mới: Hầu hết các ứng viên overqualified đều tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết ở cương vị cũ. Chính vì thế, khi ở cương vị mới, họ không cần nhà tuyển dụng “cầm tay chỉ việc” mà còn trở thành mentor chia sẻ những kinh nghiệm cho nhân sự mới. Ứng viên “vượt chuẩn” thường mang đến những chia sẻ có tính ứng dụng. Do đó, họ trở thành nguồn lực đảm nhận vai trò đào tạo nhân sự, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực đào tạo mà vẫn sở hữu đội ngũ nhân sự “làm được việc”. 
  • Tăng cường hiệu suất: Những ứng viên overqualified thường có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc mới và phát triển kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc. 
  • Cánh tay đắc lực của doanh nghiệp: Đội ngũ nhân sự chất lượng chính là tài sản quý báu. Ứng viên overqualified với năng lực làm việc xuất sắc sẽ là những cánh tay đắc lực, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình mở rộng quy mô.  

Rủi ro khi tuyển dụng ứng viên overqualified là gì?

overqualified là gì
Nhà tuyển dụng nên cân nhắc một số rủi ro khi tuyển dụng ứng viên Overqualified là gì?
  • Nguy cơ nhảy việc: Nhiều ứng viên dễ chán khi làm những vị trí công việc không phát huy được thế mạnh, không có cơ hội phát triển. Đây là mối lo ngại của nhà tuyển dụng khi ứng viên có nguy cơ bỏ việc nếu tìm thấy cơ hội việc làm khác tốt hơn. Điều này vừa khiến doanh nghiệp tiêu tốn thời gian, công sức và tiền bạc.
  • Không đạt hiệu suất công việc: Không ít nhân sự “giỏi hơn mức cần thiết” thường có thái độ làm việc hời hợt, chủ quan và thiếu tận tụy trong các công việc có tính chất đơn giản. Vì thế mà họ không phát huy hết năng lực, khiến hiệu suất làm việc không đạt như kỳ vọng.
  • Mức lương không tương xứng với trình độ: Vốn dĩ doanh nghiệp thường cố định mức lương tương ứng với yêu cầu công việc. Nếu bằng cấp và kinh nghiệm của ứng viên overqualified cao hơn yêu cầu công việc thì doanh nghiệp vẫn chỉ có thể chi trả ở một khoảng lương nhất định. 
  • Khoảng cách năng lực trong môi trường làm việc: Nhiều ứng viên vì quá giỏi mà thường tự tin quá mức vào năng lực của mình và thiếu cân nhắc trước các ý kiến, đề xuất của đồng nghiệp. Không những thế, chênh lệch về trình độ có thể gây ra các trường hợp bất đồng quan điểm với quản lý.

Xem thêm: Giữa thời buổi khan hiếm nhân sự, làm thế nào để giữ chân nhân tài?

Có nên tuyển dụng ứng viên overqualified không?

overqualified là gì
Tuyển dụng ứng viên Overqualified có phải là quyết định đúng đắn?

Để đưa ra quyết định tuyển dụng ứng viên overqualified, doanh nghiệp nên căn cứ vào yêu cầu công việc, quy mô nhân sự cũng như định hướng trong tương lai.

Các yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp có thể tuyển dụng ứng viên overqualified là gì?

  • Một số công việc thường có yêu cầu đặc thù về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong các dự án quan trọng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tuyển dụng ứng viên overqualified để mang đến hiệu quả và chất lượng cao.
  • Nếu doanh nghiệp có ý định phát triển hoặc mở rộng quy mô, việc sở hữu các ứng viên overqualified sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tiềm năng phát triển trong tương lai. 
  • Một số ứng viên vượt quá tiêu chuẩn đang muốn tìm kiếm một công việc mới để thay đổi vai trò và phát triển các kỹ năng mới. Doanh nghiệp có thể “say yes” trong các trường hợp này để “đôi bên cùng có lợi”.

Nhà tuyển dụng nên làm gì để đồng hành lâu dài với ứng viên overqualified?

overqualified là gì
Chiến lược thông minh giúp nhà tuyển dụng đồng hành lâu dài với ứng viên Overqualified là gì?

Luôn có cách giúp nhà tuyển dụng hợp tác và đồng hành cùng các ứng viên “vượt chuẩn”.

1. Thấu hiểu năng lực và nguyện vọng của ứng viên overqualified là gì?

Nhà tuyển dụng nên xác định các tiêu chí vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng và hiểu rõ những lý do vì sao ứng viên overqualified quyết định chọn vị trí này. Thay vì những gạch đầu dòng vượt quá chỉ tiêu trong CV xin việc, hãy tìm hiểu nguyện vọng và động lực của ứng viên ngay từ vòng phỏng vấn. 

Trình độ học vấn cao hay việc sở hữu nhiều kinh nghiệm có phải là yếu tố vượt chuẩn gây ra những rủi ro đáng báo động? Ứng viên đang hứng thú với công việc, môi trường làm việc hay tiếng tăm của doanh nghiệp? Họ có thực sự kỳ vọng chuyển sang một lĩnh vực công việc mới hay đang muốn tìm một vị trí đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống? Lý giải những lý do đằng sau đơn xin việc của ứng viên overqualified sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn. 

Xem thêm: Sếp bạn có phải người biết lắng nghe, làm sao để sếp lắng nghe tâm tư của bạn?

2. Xây dựng lộ trình công việc phù hợp với tiêu chuẩn ứng viên overqualified

Nếu đã quyết định “gật đầu” trước CV xin việc của ứng viên overqualified, doanh nghiệp nên cân nhắc lộ trình công việc với các nhiệm vụ được mở rộng dựa theo năng lực của họ. Hãy tối ưu kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng của ứng viên để mang lại giá trị thực sự trong công việc. Một ứng viên “quá giỏi” đang chủ động ứng tuyển thì hà cớ gì doanh nghiệp lại không chớp lấy thời cơ? 

Hãy tạo điều kiện để ứng viên được bộc lộ năng lực và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thay đổi vị trí công việc của ứng viên overqualified, với các nhiệm vụ mang tính thử thách hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể trao quyền để nhân viên thực hiện các khía cạnh công việc tự chủ hơn. Khi ứng viên overqualified nhận thấy vai trò quan trọng của mình trong bộ máy doanh nghiệp, họ sẽ đảm bảo hiệu suất và mang lại giá trị xứng đáng với kỳ vọng. 

3. Trao đổi kế hoạch phát triển và lộ trình thăng tiến rõ ràng

Để không phải xảy ra trường hợp đáng tiếc “đường ai nấy đi”, kỳ vọng giữa doanh nghiệp và ứng viên overqualified nên khớp nhau. Vì thế, doanh nghiệp nên trao đổi cụ thể với ứng viên về tính chất công việc và các nhiệm vụ của họ ảnh hưởng thế nào đến kế hoạch phát triển chung. Đồng thời, lộ trình thăng tiến của nhân viên sẽ  như thế nào trong tương lai. Khi nhân viên overqualified hiểu rõ kế hoạch, họ sẽ phấn đấu và nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp.

4. Thương thảo mức lương thưởng xứng đáng

Doanh nghiệp có thể đề xuất mức lương thưởng bám sát vào ngân sách ban đầu dành cho vị trí này. Tuy nhiên, thử nghĩ mà xem, nếu năng lực ứng viên overqualified quá giỏi, doanh nghiệp lại chẳng phải cất công cạnh tranh với các doanh nghiệp khác mà vẫn có được họ. Như thế thì mức lương được đưa ra nên xứng đáng với năng lực, tinh thần nỗ lực và những giá trị mà ứng viên overqualified có thể đóng góp cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, dù có thể rất tiếc nhưng doanh nghiệp nên cân nhắc từ chối CV xin việc của ứng viên overqualified nếu không đảm bảo trả lương tương xứng với năng lực của họ. Bởi lẽ sự hợp tác thiếu cân bằng này trong tương lai sẽ khó lòng bền vững và doanh nghiệp phải mất thời gian, công sức lẫn tiền bạc để “lấp đầy chỗ trống”. 

Nếu ứng viên overqualified đồng ý với mức lương đó, doanh nghiệp nên trao đổi thẳng thắn về triển vọng công việc trong tương lai như mức lương thưởng tăng, kế hoạch thăng chức,… Thông qua đó, ứng viên có thể hiểu rõ những gì họ phải làm và đạt được, đôi bên nhờ thế mà “đồng lòng” hợp tác thành công. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo mẫu quyết định tăng lương đúng chuẩn hiện nay

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ qua bài viết trên đã mang đến những góc nhìn toàn diện về rủi ro và cơ hội tuyển dụng ứng viên overqualified. Tuyển dụng ứng viên overqualified là nỗi lo của nhiều nhà tuyển dụng, tuy nhiên rủi ro khi tuyển dụng các ứng viên vượt quá tiêu chuẩn này chưa chắc lớn hơn cơ hội. 

Nếu đã quyết định mạo hiểm săn đón nhân tài, nhà tuyển dụng nên đầu tư kỹ lưỡng để định hướng cách hợp tác lâu dài với các ứng viên này. Chỉ như thế thì đôi bên mới tạo ra những giá trị vượt ngoài mong đợi. 

Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Việc Làm 24h để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!

Xem thêm: Tuyệt chiêu nắm thông tin ứng viên nhanh chóng chỉ với 4 câu hỏi cực ngắn!

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục