Tất cả các sản phẩm mang tính chuyên nghiệp, từ clip, phim ngắn đến các hình ảnh lộng lẫy trên tạp chí… đều là tác phẩm của một nhóm thành viên hợp tác làm cùng nhau. Họ được gọi là “ekip”. Vậy Ekip là gì, trong các ekip có những ai? Cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu sâu về các vị trí này nhé.
Ekip là gì?
Từ “ekip” có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Pháp “equipe”. Nhiều người thắc mắc từ ekip tiếng Anh là gì. Thực ra trong tiếng Anh không có từ “ekip”, nhưng có một từ khác để diễn tả ý tương tự là “team”.
Ekip là từ thường được sử dụng để mô tả một nhóm người làm việc chung với nhau để tạo nên một sản phẩm hoặc hướng đến một mục đích cụ thể. Đây là từ ngữ được sử dụng rất phổ biến trong môi trường làm việc tập thể như thực hiện dự án, kế hoạch, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều thành viên.
Trong một ekip sẽ bao gồm nhiều người với các kỹ năng chuyên môn khác nhau nhằm đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả, bao quát. Ekip ở mỗi lĩnh vực sẽ có sự khác nhau về vị trí cũng như số lượng người tham gia.
Những vai trò trong trong ekip làm phim là gì?
Một trong những ví dụ điển hình khi giải thích ekip là gì là trường hợp của đoàn làm phim. Bất cứ bộ phim điện ảnh, phim truyền hình hay thậm chí phim ngắn nào cũng đều được sản xuất bởi một ekip làm phim. Nhóm này không chỉ gồm có diễn viên mà còn rất nhiều vị trí khác đằng sau hậu trường và chuyên về sản xuất.
Phụ trách sản xuất phim (Production Manager)
Đây là người đứng đầu trong một ekip làm phim, có trách nhiệm điều phối mọi hoạt động của nhóm từ tiền kỳ đến sản xuất và hậu kỳ. Vị trí này sẽ trực tiếp làm việc với đạo diễn và kiểm soát mọi bộ phận, từ phát triển ý tưởng, viết kịch bản cho đến khâu hoàn thiện và phát hành phim.
Đạo diễn (Director)
Vị trí quan trọng hàng đầu trong đoàn làm phim chắc chắn sẽ thuộc về đạo diễn. Vị trí này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Cụ thể, đạo diễn có nhiệm vụ chỉ đạo và quản lý ekip làm phim, đảm bảo tiến độ quay dựng hình ảnh và báo cáo cho người phụ trách sản xuất. Đặc biệt đạo diễn có một đặc quyền độc nhất trên trường quay, đó là can thiệp diễn xuất của diễn viên.
Trợ lý đạo diễn (Assistant Director/AD)
Khi “điểm danh” ekip làm phim gồm những ai thì chắc chắn không thể thiếu trợ lý đạo diễn. Họ là người luôn sát cánh “như hình với bóng” với đạo diễn. Họ đóng vai trò như một “liên lạc viên”, hỗ trợ và đốc thúc tiến độ làm việc của ekip, thông báo lịch quay, lịch nghỉ, sắp xếp cảnh quay… Một số trường hợp đặc biệt, trợ lý đạo diễn còn được đạo diễn cho phép chỉ đạo diễn xuất.
Biên kịch (Script Writer)
Trách nhiệm của biên kịch trong ekip là gì? Họ là người sáng tạo cốt truyện và lên kịch bản chi tiết từ các lời thoại, mô tả tâm lí nhân vật, khung cảnh, tạo dựng và sắp xếp cao trào cho nội dung phim… Biên kịch có thể sáng tạo câu chuyện ngẫu nhiên từ nhiều chất liệu, như tiểu thuyết, truyện ngắn, các bài báo hoặc từ chính trải nghiệm của bản thân.
Xem thêm: Script là gì? Khám phá các ứng dụng tiềm năng phổ biến của Script
Biên tập viên (Editor)
Đây là vị trí thuộc về phần hậu kỳ. Biên tập viên sẽ tổng hợp toàn bộ dữ liệu từ phim trường, sau đó chỉnh sửa, sắp xếp vị trí… theo đường dây kịch bản của biên kịch và đạo diễn. Vị trí này sẽ hợp tác một cách chặt chẽ với các bộ phận như âm thanh, lồng tiếng, hoà âm, dựng phim… để cho ra sản phẩm cuối cùng.
Người quay phim chính (Camera Operator)
Họ là người chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ hoạt động của các ống kính máy quay phim. Người quay phim chính sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đạo diễn hình ảnh.
Kỹ thuật viên bộ phận hình ảnh số (DIT)
Đây là bộ phận kiểm soát chất lượng hình ảnh, giúp hiệu chỉnh màu sắc, độ tương phản và ánh sáng trực tiếp cho máy quay. Họ cũng giúp đảm bảo an toàn và sao lưu dữ liệu để tránh mất mát thông tin sau khi đóng máy.
Ekip quay phim gồm các vị trí nào?
Một ekip quay phim cũng có các vị trí gần giống như ekip làm phim, nhưng với số lượng ít hơn. Họ thường đảm nhiệm sản xuất các sản phẩm với thời lượng ngắn như clip, video quảng cáo, TVC…
Đạo diễn (Director) trong ekip là gì?
Giống như ở ekip làm phim, đạo diễn của ekip quay phim cũng là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng của sản phẩm. Người này sẽ trực tiếp tính toán thời lượng, quyết định nội dung âm thanh, bối cảnh… sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của bên sản xuất.
Quay phim (Camera Operator)
Người quay phim sẽ đảm nhận điều khiển máy quay, các góc máy… dưới sự chỉ đạo của đạo diễn. Họ có thể chịu trách nhiệm cho nhiều máy quay cùng lúc.
Thư ký trường quay (Script Supervisor)
Thư ký trường quay là người luôn đi kèm với đạo diễn và quay phim. Họ có nhiệm vụ theo dõi, thông báo lịch trình, kiểm soát đạo cụ, sắp xếp địa điểm quay phim… Đây cũng là vị trí quan trọng giữ vai trò liên lạc kết nối giữa ekip quay phim và đối tác, lưu trữ tài liệu liên quan .
Biên tập viên (Editor) trong ekip là gì?
Vị trí này chuyên trách tổng hợp và sắp xếp cảnh quay sau khi đóng máy, nhằm cho ra sản phẩm theo đúng yêu cầu của đạo diễn và đối tác.
Xem thêm: Editor là gì? Bật mí kỹ năng của Editor chuyên nghiệp lương tháng chục triệu
Ekip tổ chức sự kiện gồm những ai?
Một sự kiện chuyên nghiệp cần đến sự tham gia của rất nhiều người. Số lượng thành viên trong một ekip sẽ có sự khác biệt tuỳ thuộc vào quy mô của sự kiện, nhìn chung gồm các vị trí như sau:
Quản lý sự kiện (Event Manager) trong ekip là gì?
Người quản lý sự kiện cần phải phối hợp chặt chẽ với tất cả những bộ phận khác để đảm bảo được chương trình diễn ra suôn sẻ. Họ cũng có quyền tham gia vào chỉnh sửa kịch bản chương trình nếu cần.
Đạo diễn sự kiện (Director) trong ekip là gì?
Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho các hiệu ứng ánh sáng và âm thanh, màn hình LED… trong sự kiện sao cho thật ấn tượng? Đó chính là đạo diễn sự kiện! Họ còn đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến ngân sách và quản lý sản xuất cho sự kiện.
Nhân viên chuyên điều phối sự kiện (Event Coordinator)
Điều phối viên là người phải có khả năng chịu áp lực rất cao, chịu trách nhiệm xử lý các tình huống phát sinh trong sự kiện. Họ có nhiệm vụ điều phối và đốc thúc, kiểm tra hoạt động của các vị trí khác.
Lên kế hoạch tổ chức sự kiện (Event Planner)
Một trong những người quyết định trực tiếp đến sự thành bại của một sự kiện chính là nhân sự lên kế hoạch tổ chức. Họ chịu trách nhiệm đưa ra ý tưởng, quyết định địa điểm, thời gian tổ chức, sắp xếp các hoạt động nhỏ diễn ra trong sự kiện…
Quản lý dịch vụ khách hàng (Client Service Event Manager)
Nhiệm vụ của người quản lý dịch vụ khách hàng trong ekip là gì? Họ đóng vai trò là người liên lạc, đưa ra phương án giải quyết những vấn đề của khách hàng. Vị trí này cũng phải chịu áp lực rất cao và đòi hỏi sự khéo léo, uy tín, tin cậy, nhằm chiều lòng khách hàng nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho ekip.
Nhân viên hỗ trợ sự kiện (Event Executive) trong ekip là gì?
Đây là các nhân viên hậu cần hỗ trợ mọi khâu trong quá trình tổ chức sự kiện. Họ không cần yêu cầu quá cao về chuyên môn, nhưng cần có kỹ năng xử lý vấn đề thật nhanh và khéo léo, nắm bắt ý tưởng tốt để thực hiện theo các lệnh từ bộ đàm của người quản lý.
Quản lý Marketing/Quảng bá sự kiện (Marketing/Publicity Manager)
Bất cứ một sự kiện nào cũng cần có sự xuất hiện của truyền thông. Người quảng bá sự kiện sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin để truyền thông về chương trình. Tại hiện trường sự kiện, người này cũng sẽ hoạt động như một nhân viên hỗ trợ nếu cần.
Xem thêm: Giải mã hậu cần là gì? Nhiệm vụ và vai trò của ban hậu cần trong từng lĩnh vực
Ekip chụp ảnh gồm những ai?
Nếu như những bức ảnh bình thường chỉ cần người mẫu và nhiếp ảnh gia thì ảnh thời trang cao cấp, ảnh chụp sự kiện lớn… lại đòi hỏi sự tham gia của cả một ekip hùng hậu.
Nhiếp ảnh gia (Photographer) trong ekip là gì?
Nhiếp ảnh gia là người chịu trách nhiệm quan trọng nhất trong ekip chụp ảnh. Vai trò của họ không chỉ là tạo ra ảnh mà còn là tạo dáng, định hình ý tưởng, và lựa chọn góc máy… Một nhiếp ảnh gia giỏi cần phải thấu hiểu yêu cầu của đối tác và sáng tạo, đảm bảo rằng thông điệp của dự án được truyền đạt chính xác qua hình ảnh.
Trợ lý nhiếp ảnh (Assistant Photographer)
Trợ lý nhiếp ảnh có nhiệm vụ hỗ trợ nhiếp ảnh gia và các thành viên khác. Họ sẽ chuẩn bị và sắp xếp đồ dùng cần thiết cho buổi chụp, giữ gìn trang thiết bị… Trợ lý nhiếp ảnh còn tham gia vào việc quản lý lịch trình, giúp tạo dáng và bố trí không gian chụp. Nhờ sự hỗ trợ của họ mà nhiếp ảnh gia sẽ có thể yên tâm tập trung vào việc sáng tạo và cho ra những hình ảnh chất lượng.
Biên tập ảnh (Photo Editor/ Retoucher) trong ekip là gì?
Nhắc đến ekip chụp ảnh gồm những ai, không thể bỏ qua vị trí biên tập. Bất cứ bộ ảnh thời trang, ảnh chuyên nghiệp nào cũng đều có sự can thiệp hậu kỳ. Một biên tập giàu kinh nghiệm sẽ biết cách chỉnh sửa để cho tác phẩm hoàn hảo nhất. Họ là người điều chỉnh và trau chuốt đến từng chi tiết nhỏ, cân nhắc về ánh sáng và tông màu để bức ảnh truyền đạt thông điệp mong muốn.
Chuyên gia ánh sáng (Lighting Specialist)
Chuyên gia ánh sáng là người chịu trách nhiệm xây dựng và bố trí ánh sáng, tạo ra tông màu và không khí phù hợp theo chủ đề. Bằng cách sử dụng đèn và các phụ kiện chiếu sáng, phản quang…, họ làm nổi bật và tạo ra độ tương phản cho chủ thể.
Chuyên gia trang điểm, làm tóc (Hair and Makeup Artist)
Các tạo hình, phong cách trang điểm của người mẫu đều sẽ do chuyên gia trang điểm và làm tóc thực hiện. Họ còn theo chân người mẫu xuyên suốt buổi chụp để điều chỉnh và đảm bảo lớp makeup cũng như kiểu tóc được duy trì ở trạng thái tốt nhất.
Stylist trong ekip là gì?
Họ là người chuẩn bị cho bối cảnh chụp, cũng như các trang phục, phụ kiện và phong cách của người mẫu. Đây chắc chắn là vị trí có sự am hiểu sâu sắc nhất về sản phẩm và phong cách của người mẫu, nhằm đưa ra những ý tưởng chụp ảnh phù hợp nhất với nội dung chụp.
Xem thêm: Stylist là gì? Học làm stylist ở đâu? Đâu là cơ hội cho các bạn trẻ đam mê thời trang?
Làm thế nào để xây dựng một ekip hoạt động hiệu quả?
Không chỉ thắc mắc ekip là gì, nhiều người còn mong tìm được một “công thức” cho ekip hoạt động hiệu quả nhất. Dưới đây là một số lưu ý để xây dựng ekip lý tưởng:
Xây dựng và thống nhất các mục tiêu, định hướng, nguyên tắc làm việc
Một ekip làm việc theo những nguyên tắc nhất định, cùng tuân theo các mục tiêu cụ thể sẽ tạo nên sức mạnh tập thể mạnh mẽ. Nhờ đó mà các bộ phận kết hợp ăn ý với nhau hơn, quá trình làm việc sẽ diễn ra suôn sẻ.
Xác định năng lực của từng thành viên và phân công công việc phù hợp
Mỗi thành viên trong ekip đều đảm nhận các vai trò khác nhau. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải khai phá đúng tiềm năng của họ để phân chia công việc đúng chuyên môn.
Có kế hoạch đào tạo và lộ trình phát triển
Người đứng đầu cần đề ra lộ trình phát triển cụ thể để mỗi thành viên có các mục tiêu hướng đến, tránh việc họ bị mất phương hướng, mất động lực làm việc.
Xem thêm: Career Path là gì? Tự xây dựng lộ trình sự nghiệp phù hợp với đam mê
Có quy chế đánh giá, thưởng – phạt công bằng
Ekip là gì? Đó là một nhóm người làm việc cùng nhau. Do đó sự công bằng phải được tuân thủ tối đa. Những quy chế đánh giá, thưởng – phạt phải minh bạch và rõ ràng để tránh bất đồng giữa các thành viên trong nhóm.
Trung thực, hỗ trợ nhau, tin tưởng, bảo mật…
Để làm việc phối hợp ăn ý nhất, mọi thành viên cần phải giữ sự trung thực, tin tưởng, hỗ trợ nhau. Đặc biệt là yêu cầu bảo mật cho quá trình sản xuất dự án.
Trên đây là những thông tin tổng hợp từ Vieclam24h.vn về nội dung Ekip là gì, giải thích ekip tiếng Anh là gì, trong các ekip có những ai. Nếu bạn tự tin về chuyên môn cũng như khả năng làm việc nhóm của mình, đừng ngần ngại tham gia vào một ekip để cùng các thành viên thực hiện những dự án mới mẻ, độc đáo và thành công nhé. Tham khảo thêm các công việc gợi ý từ Vieclam24h.vn.
Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Cập nhật ngay các mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đúng chuẩn