Ngay cả đối với những doanh nghiệp thành công nhất thì hành trình tạo ra sản phẩm hiếm khi nào là một đường thẳng không có gập ghềnh. Mặc dù đằng sau mỗi sản phẩm là những câu chuyện khác nhau nhưng đều dựa theo Product Development Lifecycle (vòng đời sản phẩm) để có những chiến lược Product Development phù hợp. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về Product Development.
Product Development là gì?
Product Development (phát triển sản phẩm) đề cập đến quá trình hoàn thành sản phẩm từ ý tưởng đến ra mắt thị trường. Quá trình này có thể bao gồm phát triển sản phẩm mới đưa ra thị trường mới, cải tiến sản phẩm hiện có hoặc giới thiệu sản phẩm cũ sang thị trường mới.
Phát triển sản phẩm mới đặc biệt đề cập đến việc tạo ra một sản phẩm mới từ đầu và đưa ra thị trường. Quá trình này không kết thúc cho đến khi vòng đời sản phẩm kết thúc, bạn có thể tiếp tục bằng cách thu thập phản hồi của người dùng để cải tiến thành các phiên bản mới.
Trong bất kỳ công ty nào dù là doanh nghiệp ở giai đoạn đầu hay tập đoàn lâu năm, việc phát triển sản phẩm mới đều gắn kết mọi bộ phận bao gồm thiết kế, kỹ thuật, sản xuất, Marketing, UI/UX… Mỗi bộ phận đều đóng vai trò thiết yếu trong quá trình xác định, thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và phân phối sản phẩm.
Xem thêm: UI UX là gì? Sự khác biệt giữa UI và UX, cơ hội nghề nghiệp ở mảng này có hấp dẫn?
7 bước của quy trình Product Development
Mặc dù quy trình phát triển sản phẩm khác nhau tùy theo ngành nhưng về cơ bản được chia thành 7 bước sau:
1. Lên ý tưởng sản phẩm (Ideation)
Đây là bước đầu tiên trong quy trình Product Development nhưng cũng là giai đoạn mà nhiều doanh nghiệp bị “mắc kẹt” vì bí ý tưởng. Nhiều người kỳ vọng tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới để mang lại cảm giác thỏa mãn, nhưng đôi khi ý tưởng hay nhất lại đến từ cải tiến sản phẩm hiện có.
Mô hình SCAMPER là một công cụ hữu ích để giúp bạn nhanh chóng đưa ra ý tưởng sản phẩm bằng cách thúc đẩy việc đặt vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau. SCAMPER cụ thể là:
– S – Substitute: thay thế, ví dụ như ghế gỗ thay cho sofa.
– C – Combine: kết hợp, ví dụ cafe và sữa.
– A – Adapt: thích ứng, ví dụ menu thức uống chia theo lượng đường nhiều hay ít.
– M – Modify: sửa đổi, ví dụ bàn chải điện có thiết kế đẹp hơn.
– P – Put to another use: nghĩ cách dùng khác cho sản phẩm, ví dụ dịch vụ cho thuê phòng cho khách ở dài hạn thay vì chỉ ngắn hạn như trước đây.
– E – Eliminate: loại bỏ, ví dụ loại bỏ người bán trung gian để giảm giá sản phẩm.
– R – Reverse: đảo ngược, ví dụ khách hàng thanh toán trước khi nhận sản phẩm.
Với cách xem xét những gợi ý này, bạn có thể nghĩ ra những cách mới để biến đổi những ý tưởng hiện có hoặc điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng khách hàng hoặc mục tiêu mới.
2. Nghiên cứu thị trường (Market researching)
Bắt đầu sản xuất khi bạn chỉ mới có ý tưởng khả năng cao sẽ dẫn đến thất bại. Do đó hãy làm rõ những ý tưởng này bằng những cách như:
– Khảo sát khách hàng mục tiêu để nhận phản hồi.
– Thử nghiệm hoạt động tiếp thị, đưa ý tưởng đến một nhóm nhỏ trong thị trường mục tiêu.
– Nghiên cứu nhu cầu thị trường bằng Google Trends.
– Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hiểu cách họ thu hút người dùng và bán hàng.
Điều quan trọng là quy mô khảo sát và nhận được phản hồi từ khách hàng đủ nhiều và khách quan. Thông tin tổng hợp được từ việc xác thực ý tưởng và nghiên cứu thị trường sẽ đánh giá nhu cầu về sản phẩm cũng như mức độ cạnh tranh trước khi bắt đầu lập kế hoạch.
3. Xây dựng kế hoạch (Planning)
Nên dành thời gian để lập kế hoạch trước khi xây dựng nguyên mẫu prototype vì nếu không có những thông tin rõ ràng về việc sản phẩm có kiểu dáng như thế nào, vận hành ra sao thì sẽ dễ rơi vào ma trận khi tiếp cận nhà sản xuất và tìm kiếm nguyên vật liệu. Tốt nhất là nên bắt đầu với bản phác thảo thiết kế sản phẩm, bản vẽ này càng chi tiết càng tốt.
Ngoài ra, hãy tạo danh sách các vật liệu cần thiết đi kèm với bản phác thảo. Ví dụ một thiết kế sản phẩm túi xách sẽ bao gồm dây kéo, móc kim loại, dây đai da, nhãn dập nổi…
Đồng thời, kế hoạch cũng cần có những thông tin về giá, định vị thương hiệu như:
– Sản phẩm là vật dụng thông dụng hay dành cho những dịp đặc biệt.
– Giá cả phải chăng hay là một sản phẩm sang trọng.
– Sử dụng vật liệu cao cấp hay thân thiện với môi trường.
– Bao bì, nhãn mác trông như thế nào?
4. Tạo nguyên mẫu hay bản mô phỏng sản phẩm (Prototyping)
Mục tiêu của giai đoạn này là tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh để làm mẫu cho sản xuất hàng loạt. Việc tạo bản mô phỏng thường liên quan đến việc thử nghiệm một số phiên bản sản phẩm, từ từ loại bỏ các tùy chọn và cải tiến cho đến khi hài lòng với mẫu cuối cùng.
Độ khó của việc tạo nguyên mẫu phụ thuộc vào loại sản phẩm bạn đang phát triển. Các doanh nghiệp sẽ hợp tác với bên thứ ba để tạo mô phỏng cho sản phẩm. Ví dụ nếu bạn xây dựng thương hiệu quần áo, hãy tìm kiếm thợ may, thợ sửa giày ở địa phương.
5. Tìm nguồn cung ứng (Sourcing)
Sau khi đã hài lòng với nguyên mẫu sản phẩm, đã đến lúc bắt tay vào việc tìm kiếm nguyên vật liệu và đối tác sản xuất. Hoạt động này còn được gọi là xây dựng chuỗi cung ứng bao gồm nhà cung cấp, hoạt động, nguồn lực để tạo ra sản phẩm và đưa đến tay khách hàng.
Khi tìm nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, có thể thực hiện một số cách sau:
– Tham khảo nhiều nhà cung cấp để thu thập, lưu trữ thông tin và đánh giá để tìm được đối tác phù hợp nhất.
– Đa dạng hóa nguồn cung từ online đến offline.
– Xem xét toàn bộ các yếu tố về chất lượng, giá thành, lưu kho, vận chuyển, kho bãi…
6. Xác định chi phí (Costing) trong quy trình product development
Tính giá sản phẩm là một quá trình phân tích kinh doanh trong đó bạn lấy tất cả thông tin thu thập được để tìm giá vốn hàng bán (COGS – cost of goods sold). Giá này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và bất kỳ khoản chi phí, thuế nào bạn sẽ phải trả để đưa sản phẩm đến khách hàng. Sau khi tính toán COGS bạn có thể đưa ra chiến lược định giá cho sản phẩm của mình.
Những khoản phí này có tác động đáng kể đến giá vốn hàng bán của bạn, tùy thuộc vào nơi bạn sản xuất sản phẩm.
7. Ra mắt sản phẩm (Launching)
Bước cuối cùng trong quá trình Product Development là tung sản phẩm ra thị trường. Tại giai đoạn này, bộ phận tiếp thị sẽ phụ trách cho việc ra mắt sản phẩm. Thông thường, chiến dịch ra mắt sản phẩm mới sẽ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như quảng cáo, tiếp thị online, xúc tiến bán hàng… Việc thành bại ở bước này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng chuẩn bị kỹ càng không bao giờ là thừa.
Trong đó có một số vấn đề bạn cần tập trung khi xây dựng kế hoạch tiếp thị sản phẩm, đó là mức độ phù hợp giữa sản phẩm và thị trường; khách hàng mục tiêu; mức độ cạnh tranh và nhu cầu của thị trường; phân phối sản phẩm ở những kênh nào.
Nhìn chung, quá trình Product Development là khác nhau theo từng sản phẩm và ngành hàng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm ý tưởng mới để phát triển sản phẩm, hãy nhớ rằng mọi sản phẩm được tạo ra đều phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về Product Development. Để tìm việc mới nhất, đừng quên truy cập Vieclam24h.vn nhé!
Hiện nay, các bạn có thể tạo CV xin việc đúng chuẩn và tải các mẫu CV dễ dàng ngay trên Vieclam24h.vn hoàn toàn miễn phí chỉ trong vài cú nhấp chuột. Đặc biệt, mỗi mẫu CV đều có hướng dẫn cụ thể giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Chỉ trong vài phút, các bạn đã có thể sở hữu một CV nhân viên chuyên nghiệp và đầy ấn tượng.
Xem thêm: Green Marketing (Tiếp thị xanh): Xu hướng nhất thời hay quá trình đầu tư bài bản