Mỗi ngày, Google có tới trên 5 tỷ lượt tìm kiếm. Mỗi lượt tìm kiếm tương ứng với một ý định khác nhau của người dùng. Search intent trong SEO chính là động cơ nằm sau những hoạt động tìm kiếm này. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về search intent là gì qua bài viết sau.
Search intent là gì?
Search intent (còn gọi là ý định người dùng) là lý do một người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm. Nó đại diện cho việc người dùng muốn thực hiện thao tác tìm kiếm nhằm mục đích gì: học một kỹ năng mới, tìm kiếm thông tin về một nội dung hoặc sản phẩm cụ thể, tìm nơi mua sản phẩm, xem đánh giá, tìm kiếm hình ảnh hay đơn giản là để truy cập vào website yêu thích.
Ví dụ, người dùng gõ cụm từ: “thức ăn tốt nhất cho chó” vào Google. Họ không phải đang hướng tới một trang web hay tìm mua một thương hiệu thức ăn cho chó cụ thể. Họ chỉ đang muốn tìm kiếm thông tin trước khi thực sự ra quyết định. Điều này có nghĩa là từ khóa có chứa ý định mua hàng. Bạn có thể sử dụng thông tin này để tạo ra các nội dung định hướng hoặc những từ khóa định hướng cụ thể hơn.
Việc nhắm đúng mục đích của từ khóa sẽ giúp người làm SEO tạo ra những nội dung hấp dẫn và thoả mãn người dùng tốt hơn. Từ đó giúp tăng hiệu quả khi tối ưu SEO.
Sự khác nhau giữa insight người dùng và search intent là gì?
Search intent: Ý định của người dùng khi thực hiện thao tác truy vấn. Ví dụ: người hùng gõ từ khóa: kem trị mụn, công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị những loại kem trị mụn khác nhau.
Insight: Mong muốn sâu thẳm bên trong của người dùng khiến họ sử dụng công cụ tìm kiếm để giải quyết mong muốn này. Ví dụ, người dùng từ khóa “kem trị mụn” có mong muốn là có làn da đẹp hơn, hết mụn và tự tin hơn. Điều này khác với việc bạn muốn biết loại kem trị mụn nào tốt, phù hợp với làn da của bạn hay giá rẻ, kem trị mụn nào nguồn gốc thiên nhiên…
Vì sao người làm SEO cần quan tâm đến search intent?
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu search intent là gì. Mục đích tối thượng của việc làm SEO là để website xuất hiện trên top đầu gợi ý, muốn vậy, trang web cần cung cấp đúng những thông tin mà người dùng cần.
Trong khi đó, search intent giúp bạn hiểu rõ người dùng muốn nhận được câu trả lời như thế nào. Bởi vậy, khi hiểu được search intent của người dùng, việc làm SEO sẽ trở nên trúng đích và tốn ít nguồn lực hơn.
Cụ thể, việc nắm bắt đúng search intent sẽ giúp bạn:
- Có được chiến lược nội dung hiệu quả hơn: từ khóa mục tiêu liên kết đúng với ý định tìm kiếm.
- Tạo ra những nội dung liên quan và hữu ích.
- Được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn: bằng cách cho thấy nội dung của bạn giá trị và có liên quan với nhu cầu của người dùng.
Các loại search intent
Hiện nay có 4 loại search intent phổ biến bao gồm:
- Navigational intent (Điều hướng): Người dùng muốn tìm kiếm một website cụ thể. Các từ khóa có chứa tên thương hiệu hoặc tên website cụ thể. Ví dụ: Gmail login, Starbuck ưu đãi…
- Informational intent (Thông tin): Người dùng muốn tìm hiểu về điều gì đó (ví dụ: search intent là gì. chính sách lương năm 2024 mới nhất, phim Leonardo Dicaprio…). Đây là ý định tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay.
Ý định tìm kiếm thông tin này thường nhằm mục đích hiểu rõ hơn về một khái niệm, sự việc, sản phẩm, hiện tượng… Người dùng sẽ tìm đến những bài viết cung cấp thông tin uy tín, trả lời đúng câu hỏi hoặc đối tượng họ đang băn khoăn. Phản hồi với ý định này, công cụ tìm kiếm thường trả về các trang blog hoặc tin tức với nội dung phù hợp.
Nhóm từ khóa này thường bao gồm các từ: là gì, đặc điểm, định nghĩa, ví dụ…
- Commercial intent (Mua hàng): Người dùng muốn tìm kiếm trước khi ra quyết định mua (ví dụ: đánh giá sản phẩm X, so sánh sản phẩm X, kem trị mụn không gây dị ứng, sản phẩm X có tốt không…). Với ý định này, người dùng thường cần đến các so sánh, đánh giá, review hoặc phân tích điểm tốt, xấu của sản phẩm.
- Transactional intent (Giao dịch): Đây là nhóm người dùng đã có quyết định mua hoặc chọn được sản phẩm, tuy nhiên họ chưa biết mua ở đâu hoặc nơi nào gần…
Lúc này, người dùng sẽ tìm kiếm bằng những từ khóa như: mua macbook ở đâu, mua macbook M2 2020, giá iphone 15 promax…). Với ý định này, các trang tìm kiếm sẽ ưu tiên hiển thị các trang thương mại điện tử, trang bán sản phẩm để người dùng tham khảo.
Nhóm ý định này cũng dùng để chỉ những hành vi cụ thể mà người dùng muốn hướng đến (ví dụ: lập lá số chiêm tinh online, làm kiểm tra tính cách MBTI online, ứng tuyển Nestle, học tài chính cá nhân online…)
Ngoài ra, Google cũng có cách phân loại search intent của người dùng dựa theo thời khắc đặc biệt và hành vi tức thời. Bao gồm:
- Know – Tôi muốn biết
- Go – Tôi muốn đi đến…
- Do – Tôi muốn làm …
- Buy – Tôi muốn mua …
Với một từ khóa, người dùng có thể có nhiều hơn 1 search intent. Ví dụ: với từ khóa: kính áp tròng có độ, công cụ tìm kiếm có thể hiển thị theo ý định tìm kiếm thông tin lẫn ý định mua sản phẩm.
Như vậy, để xác định chính xác search intent của một từ khóa, bạn cần quan sát trang tìm kiếm và phân tích các kết quả chính mà trang đang trả về.
Cách xác định search intent là gì?
Search intent thường liên quan đến việc người dùng đang ở đâu trong phều marketing của bạn. Thông thường như sau:
- Giai đoạn nhận thức (Awareness): Người dùng tìm kiếm thông tin liên quan tới các vấn đề họ thường gặp – đây là giai đoạn họ thường dùng các từ khóa thông tin thông qua các “triệu chứng” của vấn đề. Ví dụ: việc làm thêm theo giờ, việc làm ngoài giờ hành chính, việc làm online tại nhà, mèo ăn bao nhiêu một ngày, mèo nôn ra búi lông…
- Giai đoạn xem xét (Consideration): Đây là lúc người dùng đã biết họ gặp vấn đề gì và bắt đầu tìm kiếm giải pháp. Search intent của giai đoạn này bắt đầu gồm: định hướng, thông tin và mua hàng. Các từ khóa giai đoạn này thường liên quan đến: thông tin về giải pháp, tham khảo thông tin từ thương hiệu cụ thể, đánh giá hoặc so sánh… Ví dụ: Làm giúp việc theo giờ, bắt đầu kinh doanh POD, bắt đầu làm Youtube, học viết content, thuốc trị búi lông cho mèo, thức ăn giảm búi lông ruột cho mèo, catnip, cỏ mèo…
- Giai đoạn chuyển đổi (Conversion): đây là giai đoạn mà người dùng đã tìm kiếm gần đủ thông tin và lựa chọn được giải pháp mong muốn. Lúc này họ thực hiện những bước cuối cùng trước khi mua: so sánh giá, tìm địa điểm mua… Ví dụ: mua cỏ mèo ở đâu.
Người làm SEO có thể dựa vào các giai đoạn này để tạo bộ từ khóa phù hợp.
Cách tối ưu search intent là gì?
Như vậy, bạn đọc hẳn đã hiểu được search intent là gì cũng như cách tìm ra search intent. Để tối ưu, sau đây là một số lời khuyên bạn có thể tham khảo:
- Nghiên cứu search intent thông qua từ khóa: SEOer có thể nghiên cứu kỹ về các nhóm từ khóa liên quan, chuyển hướng từ khóa cùng nội dung truy vấn khéo léo trong các bài viết.
- Nghiên cứu keyword intent: Hãy thử mở rộng từ khóa theo nhiều khía cạnh khác nhau bằng cách dùng bộ câu hỏi 5W1H (What – When – Where – Why – How). Bài viết càng đầy đủ thông tin, Google sẽ càng đánh giá cao về độ chất lượng của nội dung.
- Mở rộng trường từ khóa bằng User intent: Ví dụ muốn tập trung vào từ khóa chính là mua tai nghe, bạn có thể mở rộng thêm bằng cách dùng các từ khóa như: tai nghe khử ồn, tai nghe không dây, tai nghe hỗ trợ giấc ngủ… nhằm mở rộng trường nghĩa cũng như ý định tìm kiếm của người dùng.
- Tăng trải nghiệm trên website cho người dùng: Để tối ưu được search intent, bạn cần giảm tỷ lệ thoát trang, đồng nghĩa với tỷ lệ chuyển đổi tăng lên. Một số thao tác bạn có thể làm như:
+ Tăng tính mạch lạc cho bài viết bằng tiêu đề phụ.
+ Phân bổ các heading hợp lý.
+ Tăng kích cỡ chữ, dùng font chữ dễ đọc.
+ Chèn link tham khảo, kết hợp in đậm để tạo điểm nhấn cần thiết cho bài viết.
+ Đầu tư thêm video hoặc hình ảnh.
- Tối ưu trang bán hàng: Với ý định mua hàng, Google sẽ ưu tiên hiển thị các trang thương mại điện tử. Do đó, bạn nên cập nhật hình ảnh, nội dung mô tả sản phẩm chi tiết hơn. Hãy thêm các plugin hỗ trợ quản lý và bán hàng.
- Điều hướng truy vấn: Bạn có dùng backlink từ bên thứ 3 để điều hướng khách hàng về website.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Vieclam24h.vn về search intent cũng như các loại ý định tìm kiếm phổ biến. Hiểu biết về search intent là gì cũng như xây dựng được bộ từ khóa hay kết hợp cùng chiến lược nội dung đúng mục đích của người dùng sẽ giúp bạn SEO website lên top tìm kiếm dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.
Xem thêm: Slug là gì? Bí quyết tối ưu slug cho website mà SEOers nhất định phải biết