BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC như thế nào trong doanh nghiệp?

Trong giai đoạn kinh tế đầy biến động, các doanh nghiệp ngày càng đau đầu với các bài toán về quản lý nhân lực và chất lượng dịch vụ. Vậy làm sao để giữ được sự cân bằng trong công tác quản lý và định hướng phát triển? Sự xuất hiện của mô hình BSC đã trở thành công cụ chiến lược hiệu quả, cung cấp khung đo lường hiệu quả, đa chiều, giúp tổ chức tập trung vào việc thực hiện chiến lược thông qua các góc độ cốt lõi. BSC là gì? Vai trò của hệ thống Balanced scorecard trong doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá chi tiết về chủ đề này!

Mô hình BSC là gì?

bsc là gì
Mô hình BSC là gì?

BSC (Balanced scorecard) dịch sang tiếng Việt được hiểu là thẻ điểm cân bằng hay bảng điểm cân bằng. Đây là một mô hình cung cấp các chỉ số giúp doanh nghiệp quản trị chiến lược, định hướng và đo lường hiệu quả hoạt động. Mô hình BSC tập trung vào 4 khía cạnh là: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển. 

Lịch sử hình thành của mô hình BSC là gì?

Mô hình BSC được nghiên cứu và phát triển bởi hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan & Norton của trường Đại học Harvard vào đầu thập niên 1990. Hai giáo sư nhận thấy, đa số doanh nghiệp chỉ đơn thuần quản lý hiệu quả vận hành dựa vào các chỉ số tài chính. Tuy nhiên, các chỉ số này chỉ cho doanh nghiệp biết được những hoạt động kinh doanh đã diễn ra trong quá khứ, nhưng không có tính dự đoán về tương lai giúp định hướng và xác định mục tiêu phát triển phù hợp. Do đó, Kaplan & Norton đã quyết định nghiên cứu và cho ra đời mô hình BSC nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu suất doanh nghiệp. 

Cấu trúc hệ thống BSC là gì?

bsc là gì
Cấu trúc hệ thống BSC ra sao?

Mô hình BSC dựa vào 4 tiêu chí: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển để đo lường. Cả 4 khía cạnh đều được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có mối tương quan, ảnh hưởng chặt chẽ lẫn nhau. 

1. Góc độ tài chính (Financial Perspective)

Góc độ tài chính tập trung vào việc cải thiện kết quả tài chính, như tăng doanh thu, giảm chi phí, và cải thiện lợi nhuận. Các chỉ số thường gặp: Lợi nhuận thu được, doanh thu, giá trị doanh nghiệp, ROI (Return on Investment), vốn, dòng tiền hoạt động,…

2. Góc độ khách hàng (Customer Perspective)

Đây là khía cạnh nhằm đánh giá mức độ thỏa mãn và trung thành của khách hàng, cũng như vị thế của tổ chức trên thị trường. Các chỉ số thường gặp: Độ hài lòng khách hàng, thị phần, số lượng khiếu nại của khách hàng, tỷ lệ giữ chân khách hàng, tỷ lệ đơn hàng cũ, chỉ số thương hiệu…

Xem thêm: Retention Rate là gì? 5 cách tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng

3. Góc độ quy trình nội bộ (Internal Process Perspective)

Dựa vào khía cạnh này, doanh nghiệp có thể xem xét và quản lý hiệu suất của quy trình nội bộ nhằm tối ưu hóa hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ. Các chỉ số thường gặp ở tiêu chí này là: Thời gian xử lý đơn hàng, tỷ lệ lỗi sản phẩm, chi phí sản xuất…

bsc là gì
Quy trình nội bộ giúp tối ưu và cải thiện chất lượng dịch vụ. 

4. Góc độ học hỏi và phát triển (Learning and Growth Perspective)

Đối với góc độ học hỏi và phát triển, mô hình BSC sẽ tập trung vào việc phát triển và tăng cường năng lực của nhân viên, công nghệ thông tin và khả năng đổi mới. Các chỉ số được doanh nghiệp quan tâm là: Hiệu quả đào tạo nhân viên, mức độ hài lòng của nhân viên, tỷ lệ đổi mới sản phẩm…

Xem thêm: 5 bí quyết cải thiện mức độ hài lòng, tạo niềm vui làm việc cho nhân viên

Lợi ích của mô hình BSC trong doanh nghiệp

Mô hình Balanced Scorecard (BSC) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các tổ chức doanh nghiệp như:

Tạo sự cân bằng giữa các mục tiêu phát triển: Mô hình Balanced scorecard giúp cân bằng giữa các góc độ quan trọng của một tổ chức, từ tài chính đến quy trình nội bộ và khách hàng. Điều này giúp tránh tình trạng tập trung quá mức vào một góc độ cụ thể, như chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà quên đi sự hài lòng của khách hàng hoặc hiệu suất quy trình nội bộ.

Dễ dàng đo lường và theo dõi hiệu suất doanh nghiệp: Balanced scorecard cung cấp một bộ chỉ số đo lường rõ ràng và dễ hiểu, giúp tổ chức đo lường và theo dõi tiến độ hiệu quả. Điều này cho phép các nhà quản lý biết khi nào họ đang phát triển theo hướng đúng và khi nào cần điều chỉnh chiến lược.

bsc là gì
Mô hình BSC giúp doanh nghiệp quản lý và xác định mục tiêu phát triển dễ dàng.

Định hướng phát triển: Balanced scorecard cung cấp thông tin đa chiều và toàn diện về hiệu suất tổ chức, giúp các nhà quản lý dễ dàng theo dõi và định hướng phát triển cho doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau. Nhà quản lý có thể đưa ra những quyết đúng đắn và kịp thời để cải thiện hiệu suất tổ chức.

Khuyến khích sự đổi mới và cải tiến: Mô hình BSC khuyến khích sự đổi mới và cải tiến liên tục trong tổ chức bằng cách tập trung vào góc độ học hỏi và phát triển. Việc đo lường và đánh giá hiệu suất trong lĩnh vực này giúp tổ chức tạo ra môi trường khuyến khích sự sáng tạo và phát triển trong nội bộ công ty

Cách áp dụng mô hình BSC hiệu quả cho doanh nghiệp

Việc áp dụng mô hình Balanced Scorecard (BSC) trong tổ chức yêu cầu một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị đến khi thực hiện. Dưới đây là các bước cơ bản để áp dụng mô hình BSC:

Xác định mục tiêu chiến lược của tổ chức: Đầu tiên, tổ chức cần xác định rõ ràng mục tiêu chiến lược, bao gồm việc phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường, tăng cường hài lòng khách hàng, hoặc cải thiện hiệu quả quy trình nội bộ.

Thiết lập các mục tiêu và chỉ số cụ thể: Đặt ra các mục tiêu cụ thể cho mỗi chỉ số trong mỗi tiêu chí trong mô hình BSC. Mỗi mục tiêu cần phải có một mức tiêu chuẩn rõ ràng để doanh nghiệp dễ dàng đánh giá tiến độ và hiệu suất.

Theo dõi và đánh giá liên tục: Theo dõi và đánh giá liên tục hiệu suất dựa trên các chỉ số và mục tiêu đã thiết lập. Điều chỉnh và cập nhật mô hình BSC theo thời gian để đảm bảo rằng nó vẫn phản ánh mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Kết luận

Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Balanced scorecard là gì, lợi ích của mô hình BSC trong doanh nghiệp ra sao. Đừng quên theo dõi website thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về các chính sách và quyền lợi mới nhất của người lao động nhé!

Ngoài ra, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị thêm tính năng tạo CV giúp ứng viên có thể dễ dàng tạo lập một hồ sơ xin việc chỉn chu với hàng trăm kiểu dáng, bố cục, nội dung khác nhau cho bạn thỏa sức sáng tạo theo “chất riêng” để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ vòng sơ tuyển đầu tiên.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: MOQ là gì? Lưu ý khi dùng số lượng đặt hàng tối thiểu

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục