Văn hóa công sở đáng mơ ước của nước Đức: Làm quản lý nhất định phải biết

Văn hóa công sở ở Đức dễ khiến người ta khó hiểu. Các nhân viên chào nhau thường dùng từ “Ăn trưa nhé” thay vì “Xin chào”, cho dù lúc đó mới 9h sáng. Ở Đức, từ “Mahlzeit” (ghép từ hai từ tiếng Đức có nghĩa “bữa ăn” và “thời gian”) được dùng như lời chào phổ biến ở nơi làm việc. Nó tiết lộ rất nhiều về văn hóa làm việc của người Đức.

Nhiều ngày nghỉ nhất

Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu với tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 4.1%. Năng suất làm việc của người Đức là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người Đức bị coi là những người cuồng lao động và rập khuôn. Họ là những người có nhiều ngày nghỉ nhất (cả ngày nghỉ phép và ngày lễ) so với người lao động ở mọi quốc gia châu Âu.

van-hoa-cong-so-dang-mo-uoc-cua-nuoc-duc-lam-quan-ly-nhat-dinh-phai-biet-hinh-anh-1
Từ “Mahlzeit” (ghép từ hai từ tiếng Đức có nghĩa “bữa ăn” và “thời gian”) được dùng như lời chào phổ biến ở nơi làm việc

Ngôn ngữ nơi làm việc

Ngôn ngữ trong văn hóa công sở của người Đức có sự cân bằng khó hiểu giữa công việc và giải trí. Ngoài từ “Mahlzeit”, người Đức còn dùng những câu như: “Erst die Arbeit, dann das Vergnügen” (nghĩa là “Làm trước, chơi sau”).

Cụm từ “Arbeitsunfähigkeitsbescheinigung” mang phức hợp nghĩa của “công việc”, “không đủ sức” và “giấy chứng thực”. Đây là từ thường dùng mỗi khi bạn cần xin nghỉ ốm để tránh những câu hỏi vặn vẹo từ sếp. Theo Ulrich Juergens, chuyên gia nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp, từ này cũng phản ánh thái độ của người Đức với việc nghỉ phép. “Người Đức thường có suy nghĩ là bất cứ khi nào cảm thấy không khỏe thì nên ở nhà”, Ulrich nói.

Trong khi đó ở nhiều nơi trên thế giới, nhân viên xin nghỉ làm có thể nhận được ánh nhìn cau có của sếp. Chính vì thế, nhiều người đi làm trong tình trạng uể oải. Đó cũng chính là lý do số ngày nghỉ ốm mỗi năm của người Đức luôn cao gấp đôi so với người nước khác.

Ăn trưa rất quan trọng

“Ăn trưa cùng nhau là việc rất quan trọng trong văn hóa công sở ở Đức. Nếu bạn đặt lịch họp từ 12 đến 13h chiều, các nhân viên sẽ rất giận bạn. Bạn đang xâm phạm vào giờ nghỉ của người khác. Kể cả là trả tiền để họ làm việc trong giờ ăn trưa”. Markus – quản lý trụ sở hãng xe Volkswagen ở Wolfsburg cho biết về văn hóa công sở ở Đức.

Từ “Mahlzeit” trong văn hóa công sở cũng nhắc nhở các nhân viên người Đức về nhu cầu được bảo vệ khỏi những ông chủ cuồng làm việc (những người bị ám ảnh bởi văn hóa “làm việc theo lập trình”. Mọi việc lúc nào cũng được hoạch định tỉ mỉ).

van-hoa-cong-so-dang-mo-uoc-cua-nuoc-duc-lam-quan-ly-nhat-dinh-phai-biet-hinh-anh-2
Ăn trưa cùng nhau là việc rất quan trọng trong văn hóa công sở ở Đức

Công việc và vui chơi

Từ “Schoenen Feierabend” (kết hợp của “tiệc tùng” và “buổi tối”) đánh dấu điểm ngăn cách giữa công việc và vui chơi. Thậm chí người Đức còn có từ “Feierabendbier”, kết hợp nghĩa của các từ “bữa tiệc’, “buổi tối’ và “bia”.

Dù ở Đức vẫn còn rất nhiều công nhân làm việc liên tục trong nhiều giờ liền và bỏ bữa trưa. Nhưng nhìn chung người Đức vẫn có tư tưởng phân biệt rạch ròi giữa công việc và cuộc sống xã hội. Điều đó thể hiện gián tiếp qua những từ ngữ họ sử dụng ở nơi làm việc.

Hài lòng về cuộc sống

Các thống kê cho thấy sự chênh lệch giữa mức độ hài lòng của người Đức với công việc và với cuộc sống. Theo Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat), người lao động Đức nằm trong nhóm ít hài lòng về công việc nhất dù có văn hóa công sở rất đáng mơ ước (cùng người Anh). Tuy nhiên, người Đức lại có mức độ hài lòng về cuộc sống cao nhất châu lục này.

Theo Thế giới trẻ

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục