Nhân viên đấu thầu là gì? Mô tả chi tiết công việc đấu thầu, mức lương ra sao

Nhân viên đấu thầu là một trong những vị trí không thể thiếu trong các dự án xây dựng, giúp doanh nghiệp tìm kiếm, đàm phán và giành được các hợp đồng quan trọng. Nhân viên đấu thầu là gì, công việc cụ thể ra sao, mức thu nhập như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp trong bài viết đưới đây!

Nhân viên đấu thầu là gì?

Đấu thầu là quy trình mà các doanh nghiệp sử dụng để lựa chọn nhà cung cấp hoặc nhà thầu thực hiện một dự án hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Quy trình đấu thầu bao gồm phát hành hồ sơ mời thầu, nhận hồ sơ dự thầu từ các nhà thầu, đánh giá các đề xuất và cuối cùng là chọn lựa nhà thầu phù hợp dựa trên các tiêu chí đã thiết lập. Mục tiêu của đấu thầu là đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, minh bạch và chọn được nhà thầu có năng lực với giá cả hợp lý nhất.

Nhân viên đấu thầu là người chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các quy trình mời thầu, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cho các dự án xây dựng hoặc các hoạt động mua sắm của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ thiết lập các điều kiện, tiêu chí, yêu cầu cụ thể cho mỗi dự án, đồng thời thương thảo và tiến tới ký kết hợp đồng với nhà thầu được chọn.

Công việc của nhân viên đấu thầu

nhân viên đấu thầu
Công việc là gì, có đòi hỏi chuyên môn cao không?

1. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu mời thầu

Nhân viên phải chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho quá trình đấu thầu, bao gồm hồ sơ mời thầu, điều kiện hợp đồng, thông tin dự án, các yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chí đánh giá cụ thể để đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu. Để làm được điều này, nhân viên đấu thầu phải nghiên cứu kỹ lưỡng quy mô và yêu cầu về chất lượng, tiến độ dự án để xây dựng hồ sơ mời thầu chính xác. Nhân viên đấu thầu phải phải tìm hiểu các nhà thầu tiềm năng, thu thập và đánh giá hồ sơ.

2. Quảng bá thông tin mời thầu

Sau khi hoàn tất hồ sơ mời thầu, nhân viên đấu thầu tiến hành quảng bá thông tin dự án và gửi thông báo mời thầu trên các phương tiện truyền thông, website hoặc gửi thư mời trực tiếp đến các nhà thầu tiềm năng. 

3. Tiếp nhận và đánh giá hồ sơ dự thầu

Sau khi nhận được hồ sơ dự thầu, nhân viên đấu thầu sẽ kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của từng nhà thầu dựa trên những tiêu chí đã thiết lập. Quá trình so sánh và lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện công bằng, khách quan. 

4. Đàm phán với nhà thầu

Nhân viên đấu thầu có thể tổ chức các buổi giới thiệu, hội thảo để giải thích chi tiết về hồ sơ mời thầu và giải đáp thắc mắc từ nhà thầu. Đây cũng là cơ hội để các nhà thầu giới thiệu về hồ sơ dự thầu và thương thảo các điều khoản của hợp đồng bao gồm giá cả, tiến độ, chất lượng công việc,… 

Xem thêm: Win win là gì? Làm thế nào để đàm phán trăm trận trăm thắng?

5. Quyết định nhà thầu phù hợp

Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá và đàm phán, nhân viên đấu thầu sẽ tổng hợp kết quả đánh giá và đàm phán, lập báo cáo khuyến nghị lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất. Sau đó, trình bày khuyến nghị lên ban lãnh đạo hoặc hội đồng đấu thầu để được phê duyệt. Báo cáo này trình bày rõ cơ sở và căn cứ hợp lý để đưa ra lựa chọn nhà thầu, đồng thời, chuẩn bị hợp đồng với nhà thầu. 

6. Ký kết hợp đồng với nhà trúng thầu

Sau khi quá trình đấu thầu được hoàn tất và nhà thầu trúng thầu đã được lựa chọn, bước tiếp theo là ký kết hợp đồng. Đây là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của quá trình thực hiện dự án. Để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, việc soạn thảo và ký kết hợp đồng cần được thực hiện cẩn trọng.

7. Giám sát quá trình thực hiện

Nhân viên đấu thầu có trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu, đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng theo yêu cầu. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc hoặc dịch vụ mà nhà thầu cung cấp.

Lương có cao không, cơ hội phát triển ra sao? 

Mức lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như năng lực, kinh nghiệm, hình thức kinh doanh của doanh nghiệp và quy mô của dự án. Tuy nhiên, đây là một trong những vị trí có mức lương hấp dẫn, dao động từ 15 – 30 triệu đồng/tháng. 

Lộ trình thăng tiến của nhân viên phòng đấu thầu 

Công việc của nhân viên phòng đấu thầu là đòi hỏi chuyên môn cao, do đó, vị trí này được đào tạo năng lực và kỹ năng nghiệp vụ. Đây là cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý như Trưởng phòng đấu thầu, Giám đốc đấu thầu hoặc Quản lý dự án. 

Cơ hội tuyển dụng nhân viên đấu thầu

nhân viên đấu thầu
Nhân viên làm việc ở đâu, cần đến những tố chất và kỹ năng nào?

Lĩnh vực đấu thầu đang ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các nhân viên đấu thầu.

  • Các công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, công trình dân dụng là những nơi có nhu cầu tuyển dụng nhân viên đấu thầu cao.
  • Các cơ quan chính phủ cần nhân viên quản lý các dự án công, mua sắm hàng hóa và dịch vụ công. Đây là môi trường làm việc ổn định, với nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.
  • Các tập đoàn công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu tuyển dụng để quản lý việc mua sắm nguyên liệu, thiết bị và dịch vụ. 
  • Ngành y tế và dược phẩm có nhu cầu lớn về đấu thầu trang thiết bị y tế, thuốc men và dịch vụ y tế. 
  • Các dự án phát triển phần mềm, hệ thống mạng và dịch vụ IT cần đến nhân viên đấu thầu.

Để tìm việc làm, bạn có thể truy cập Vieclam24h.vn, nhập “nhân viên đấu thầu” vào thanh tìm kiếm và tùy chọn hiển thị kết quả dựa theo tiêu chí vị trí công việc, mức lương, công ty tuyển dụng, địa điểm,… Sau khi tìm hiểu đầy đủ thông tin tuyển nhân viên, bạn có thể tạo CV và ứng tuyển trực tiếp chỉ với vài thao tác đơn giản.

Các tố chất và kỹ năng cần có

  • Kiến thức chuyên môn vững vàng: Nắm vững các quy trình và quy định pháp lý liên quan đến đấu thầu. Am hiểu kiến thức về lĩnh vực làm việc, chẳng hạn như xây dựng, công nghệ thông tin, y tế,…
  • Kỹ năng phân tích và đánh giá rủi ro: Khả năng phân tích và đánh giá các hồ sơ dự thầu chi tiết, chính xác. Đồng thời, nhận biết và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đấu thầu và ký kết, thực hiện hợp đồng.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, chính xác và thuyết phục tới các bên liên quan. Có khả năng viết báo cáo, chuẩn bị tài liệu mời thầu và các văn bản liên quan chuyên nghiệp.
  • Kỹ năng đàm phán và thương lượng: Có khả năng thương thảo các điều khoản hợp đồng để đạt được thỏa thuận có lợi nhất cho tổ chức. Khả năng xử lý các xung đột và bất đồng trong quá trình đàm phán và thực hiện hợp đồng.
  • Kỹ năng quản lý dự án: Khả năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động đấu thầu hiệu quả. Giám sát tiến độ và chất lượng công việc của nhà thầu, đảm bảo dự án diễn ra đúng kế hoạch.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc: Đảm bảo mọi chi tiết trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu được kiểm tra kỹ lưỡng, tránh sai sót. Luôn cẩn thận kiểm tra và đánh giá chất lượng công việc của nhà thầu.
  • Khả năng làm việc dưới áp lực: Khả năng quản lý thời gian hiệu quả, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn.
  • Tinh thần cầu tiến: Luôn cập nhật kiến thức mới về quy trình đấu thầu, các quy định pháp lý và xu hướng thị trường. Tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Xem thêm: Cầu tiến là gì? 7 tips giúp rèn luyện tư duy cầu tiến

Kết luận

Nhân viên đấu thầu không chỉ đóng góp vào sự thành công của các dự án mà còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo các nguồn lực được sử dụng tối ưu. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về vị trí công việc đấu thầu! Chúc bạn thành công!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Chunking là gì? Bí quyết ứng dụng kỹ thuật Chunking cải thiện trí nhớ hiệu quả

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục