Phụ cấp lưu trú là gì? Ai được nhận loại phụ cấp này?

Khi đi công tác, cán bộ, viên chức, công chức sẽ được hưởng phụ cấp cho lưu trú. Phụ cấp lưu trú có phải tiền ăn không? Đối tượng nào được hưởng phụ cấp này? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại phụ cấp này qua bài viết từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h. 

Phụ cấp lưu trú là gì?

Theo Khoản 1, Điều 6 thuộc Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định:

Phụ cấp lưu trú là khoản hỗ trợ thêm cho người công tác bên ngoài tiền lương của cơ quan, đơn vị chi trả cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác tới ngày kết thúc công tác và trở về đơn vị, cơ quan (gồm cả thời gian đi đường và thời gian lưu trú tại nơi thực hiện công tác).

Mức chi phí lưu trú trả cho người đi công tác là 200.000 đồng/ngày.

Trường hợp đi và về ngay trong ngày, thủ trưởng cơ quan/ đơn vị sẽ quyết định phụ cấp cho lưu trú theo tiêu chí:

  • Số giờ thực tế đi công tác.
  • Thời gian phải làm bên ngoài khung giờ hành chính (gồm cả thời gian di chuyển trên đường).
  • Quãng đường đi công tác.

Tiêu chí này được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị, cơ quan. 

Với cán bộ, viên chức, người lao động hoặc công chức ở đất liền được cử làm nhiệm vụ trên biển đảo thì được hưởng phụ cấp lưu trú là 250.000 đồng/ngày/người. Mức phụ cấp này áp dụng cho cả những ngày làm việc, ngày đi và ngày về. 

Với một số ngành đặc thù đã được các cấp có thẩm quyền quy định về chế độ bồi dưỡng khi đi công tác trên biển đảo thì chọn chế độ quy định cao nhất (chi bồi dưỡng hoặc phụ cấp) để chi trả người đi công tác. 

phụ cấp lưu trú
Phụ cấp cho lưu trú là một phần trong công tác phí dành cho người lao động, cán bộ, viên chức và công chức khi đi công tác.

Ai được hưởng phụ cấp lưu trú?

Theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC, tại Khoản 1 thuộc Điều 3, phụ cấp lưu trú nằm trong công tác phí chi trả cho người đi công tác trong nước.

Trường hợp  hưởng phụ cấp gồm:

  • Trong thời gian đi công tác hoặc trong ngày được cử đi công tác mà phải làm thêm giờ.
  • Cán bộ, viên chức, người lao động và công chức làm việc trên đất liền nhưng được cử đi công tác hoặc làm việc trên biển đảo. 
  • Cán bộ, viên chức và công chức đi công tác theo đoàn phối hợp liên cơ quan, liên ngành nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị, cơ quan. 
  • Khi cơ quan hoặc đơn vị có nhu cầu trưng tập công chức, viên chức, cán bộ từ cơ quan khác để cùng tham gia đề tài nghiên cứu từ đơn vị, cơ quan mình.

Ngoài phụ cấp về lưu trú, công tác phí còn gồm các chi phí gồm tiền đi lại, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có). 

Khi nào được nhận phụ cấp lưu trú?

Khoản 1, khoản 4 tại Điều 3 thuộc Thông tư số 40/2017/TT-BTC quy định về điều kiện để được thanh toán công tác phí gồm:

  • Thực hiện đúng công việc, nhiệm vụ đã phân công.
  • Được thủ trưởng của đơn vị, cơ quan cử đi công tác hoặc được mời tham gia vào đoàn công tác. 
  • Có đủ chứng từ thanh toán (theo quy định có tại Thông tư này). 

Những trường hợp sẽ không được thanh toán công tác phí gồm:

  • Thời gian điều dưỡng, điều trị tại cơ sở y tế, dưỡng sức, nhà điều dưỡng. 
  • Thời gian học tại trường hoặc lớp đào tạo tập trung ngắn hạn hoặc dài hạn và đã được hưởng chế độ dành cho nhân sự đi học. 
  • Thời gian làm việc cá nhân trong khi đi công tác
  • Những ngày nhận nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại địa phương hoặc tại cơ quan khác theo quyết định từ cấp có thẩm quyền. 
phụ cấp lưu trú
Người lao động cần tuân thủ đúng các điều kiện khi đi công tác để được thanh toán công tác phí. 

Chứng từ cần thiết để được thanh toán phụ cấp lưu trú 

Điều 10 tại Thông tư 40 năm 2017 từ Bộ Tài chính quy định về các chứng từ cần có để thanh toán loại phụ cấp này:

  • Giấy đi đường được đóng dấu xác nhận từ cơ quan hoặc đơn vị nơi cán bộ, viên chức, công chức đến công tác của nhà khách hoặc khách sạn nơi người đi công tác lưu trú trong khoảng thời gian đi công tác. 
  • Văn bản công tác hoặc kế hoạch đi công tác đã phê duyệt; 
  • Giấy tờ, công văn hoặc văn bản thông báo tập trung tham gia đoàn công tác. 
  • Hoá đơn hoặc chứng từ mua vé hợp pháp khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông thu vé, giấy biên nhận của chủ phương tiện thuê. Với chứng từ thanh toán vé máy bay, ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) cần kèm thẻ lên máy bay hợp pháp. Nếu mất thẻ lên máy bay, người đi công tác cần có xác nhận từ đơn vị cử đi công tác. 
  • Với thanh toán khoán cho chi phí đi lại, cần có bảng kê về độ dài quãng đường trình lên thủ trưởng của đơn vị hoặc cơ quan duyệt thanh toán.
  • Hoá đơn hoặc chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp. 

Khoản 1, Điều 7 thuộc Thông tư này có quy định về tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác như sau: 

  • Với lãnh đạo cấp cao, thực hiện theo quy định của Nhà nước.
  • Với cán bộ, người lao động, viên chức, công chức được đơn vị, cơ quan cử đi công tác và phát sinh thuê phòng thì nhận mức thanh toán theo hình thức khoán hoặc thanh toán theo chi phí thực tế (có hoá đơn). 
  • Với người đi công tác được đơn vị, cơ quan tại nơi công tác bố trí sẵn phòng nghỉ thì không cần trả tiền và do đó không được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ. Trường hợp người đi công tác đã được bố trí phòng nghỉ nhưng vẫn đề nghị cơ quan thanh toán phí thuê phòng nghỉ thì người đi công tác phải nộp lại khoản đã được thanh toán đồng thời bị xử lý kỷ luật theo quy định. 
phụ cấp lưu trú
Người đi công tác cần cung cấp đầy đủ giấy tờ để nhận thanh toán phí công tác. 

Về thanh toán theo hình thức khoán:

  • Với lãnh đạo cấp bậc Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc các chức danh lãnh đạo với hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên thì mức khoán là: 1.000.000 đồng/ngày/người, không phân biệt địa điểm đến công tác.
  • Với cán bộ, người lao động, viên chức còn lại: 
  • Điểm công tác là quận tại thành phố trực thuộc trung ương hoặc thành phố là đô thị loại I tại tỉnh, mức khoán là 450.000 đồng.
  • Nơi công tác là huyện hoặc thị xã tại thành phố trực thuộc trung ương, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh, mức khoán là 350.000 đồng. 

Qua chia sẻ trên đây, Vieclam24h.vn hy vọng bạn đã hiểu hơn về phụ cấp lưu trú cũng như điều kiện để nhận được loại phụ cấp này. Theo dõi thêm các bài viết khác tại Blog Nghề Nghiệp Việc Làm 24h  để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Phụ cấp nghề là gì? Phụ cấp nghề áp dụng cho các ngành nghề nào?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục