Scammer là gì? Dấu hiệu nhận biết scammer

Công nghệ hiện đại mang lại cho con người nhiều tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo (scammer). Tham khảo ngay bài viết từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để hiểu hơn về scammer là gì, những dấu hiệu nhận biết để phòng tránh hiệu quả. 

scammer là gì
Scammer là gì?

Scammer là gì?

Scam là từ tiếng Anh có nghĩa là lừa đảo, scammer là kẻ đi lừa đảo. Scammer được sử dụng để chỉ các cá nhân hoặc tổ chức có hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản từ người khác. 

Với sự phát triển của Internet, hình thức scammer ngày thêm đa dạng. Việc nắm bắt những dấu hiệu của scammer sẽ giúp bạn phòng tránh, bảo vệ bản thân và tài sản. 

Những hình thức scammer thường gặp

  • Lừa đảo tình cảm: Đây là hình thức lừa đảo lợi dụng sự phát triển của các mô hình hẹn hò trực tuyến hiện nay. Đối tượng lừa đảo giả danh để gây dựng tình cảm với người khác, sau đó lợi dụng các điểm yếu về tình cảm để lừa, chiếm đoạt tiền bạc và tài sản. 
  • Lừa đảo qua tin nhắn, cuộc gọi, email: Đây là hình thức bạn bị tấn công bằng những tin nhắn hoặc email, cuộc gọi lạ nhằm đánh cắp tài sản, lừa bạn chuyển tiền hoặc yêu cầu gửi thông tin đăng nhập. Bất cứ thông tin nào bạn gửi như mật khẩu, thông tin cá nhân, số tài khoản đều có thể được sử dụng để đánh cắp danh tính, tống tiền hoặc dụ bạn truy cập vào đường link đến phần mềm độc. 
  • Lừa đảo mua sắm online: scammer giả vờ là những người bán hàng xa xỉ cùng mức giá ưu đãi cực hời để dụ người mua đặt cọc, đặt hàng hoặc lấy thông tin cá nhân. Ngay khi bạn đặt đơn hàng, rất có thể không có món hàng nào được giao hoặc tài khoản thanh toán đã bị rút tiền. 
  • Lừa đảo với tiền điện tử: Với sự phổ  biến của tiền ảo hiện nay, nhiều người giàu lên nhanh chóng chỉ sau khoản đầu tư 1 đêm. Lợi dụng ham muốn kiếm tiền nhanh, scammer đánh cắp thông tin về quyền truy cập để lấy tiền hoặc lừa bạn đầu tư vào đồng tiền không giá trị. 
  • Lừa đảo tuyển dụng: Đối tượng lừa đảo đóng giả làm đơn vị tuyển dụng để lừa bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc trả phí ứng tuyển cho một vị trí công việc không hề tồn tại.

Scam online và Scam offline

  • Scam online (lừa đảo online)
  • Qua emai: Scammer gửi các đường link qua email với nội dung rằng bạn cần xác thực thông tin (ví dụ: ngân hàng yêu cần xác thực thông tin, bạn bấm vào link để đăng nhập…). Các email thường có định dạng gần giống với địa chỉ email của các đơn vị uy tín như noreply@agribank.com; noreply@paypal.com…
  • Hack tài khoản mạng xã hội: scammer có thể hack tài khoản mạng xã hội của ai đó rồi dùng chính tài khoản này để gửi các tin nhắn vay mượn tiền đến danh sách bạn bè hoặc chia sẻ các đường link nhằm chiếm đoạt tài khoản và tài sản của họ. 
  • Website mạo danh: scammer tạo website giả trông giống với các website nổi tiếng, khi đăng nhập vào và khai báo thông tin cá nhân, bạn sẽ dễ dàng bị đánh cắp dữ liệu. 
  • Lừa đảo từ thiện: Bạn có thể thấy người dùng mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh thương tâm và kêu gọi hỗ trợ tiền để chữa trị gấp, cuối bài đăng sẽ có kèm thông tin tài khoản ngân hàng. Hình thức lừa đảo này lợi dụng lòng thương của người xem. 
  • Scam offline (lừa đảo offline)

Hình thức lừa đảo này dựa vào lợi dụng lòng tin của người khác để chiếm đoạt tài sản, thông qua nhiều hình thức trực tiếp như kêu gọi giúp đỡ, từ thiện, bán hàng… Kẻ lừa đảo thường biến mất sau khi đã đạt được mục đích. 

Scammer thường lợi dụng yếu tố nào để lừa đảo?

  • Xây dựng lòng tin để hạ thấp cảnh giác của bạn, từ đó thực hiện lừa đảo. Hãy cẩn thận với những tin bất ngờ từ các đơn vị tự xưng là công an, công ty lớn hoặc các tổ chức có uy tín. 
  • Đánh vào cảm xúc: Các vụ lừa liên quan đến tình cảm đánh vào cảm xúc nạn nhân, kẻ lừa đảo khiến bạn tin tưởng rằng ai đó “yêu thật lòng” với mình, từ đó bạn lung lay và dễ mất cảnh giác.
  • Tạo cảm giác cấp thiết: Scammer thường tạo cảm giác rằng bạn thực hiện hành động chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin nhanh chóng. Sự cấp bách này khiến bạn mất cảnh giác và sẽ không đủ thời gian kiểm tra lại tính hợp lý của yêu cầu.
  • Đe dọa, gây hấn: đe doạ cũng là một trong những biện pháp scammer sử dụng để thuyết phục và yêu cầu bạn thực hiện theo yêu cầu. Dễ thấy nhất là hình thức scammer giả vờ là người từ công an, cảnh sát, ngân hàng… đe doạ rằng bạn đang làm sai điều gì đó và nếu không tuân thủ theo lời yêu cầu bạn có thể sẽ gặp rắc rối.
scammer là gì
Scammer thường lợi dụng các yếu tố về cảm xúc và lòng tin để lừa đảo.

Cách nhận biết scammer là gì?

  • Liên hệ bất ngờ: Nếu bạn nhận được tin bất thường nào đó từ người khác, hãy tìm cách chứng thực trước khi thực sự làm theo yêu cầu từ người đó.
  • Yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân hoặc thông tin nhạy cảm như mật khẩu, mã PIN hoặc các thông tin cá nhân nào đó. Hãy cảnh giác bởi các tổ chức hợp pháp sẽ không bao giờ thực hiện điều này. 
  • Trả giá cao hoặc báo trúng thưởng.
  • Hứa hẹn quá mức – đó là lý do bạn nên cảnh giác với những điều gì đó dường như “tốt hơn” hoặc “cao hơn” bất hợp lý so với thông thường. Ví dụ như mức lương vượt trội so với thị trường trong khi công việc không hề phức tạp. 

Scammer trong tuyển dụng

Trong tuyển dụng, có nhiều dấu hiệu bạn nên chú ý để tránh bị sa bẫy của các scammer:

  • Nội dung tuyển dụng: các tin tuyển dụng có nội dung không đồng nhất, thiếu sự minh bạch, lộn xộn về câu cú, không rõ ràng về yêu cầu, không rõ tên công ty hay địa chỉ làm việc, không có thông tin liên hệ, lỗi chính tả… thì khả năng cao là những tin lừa đảo.
  • Lương cao bất thường: Tin tuyển dụng với mức lương không hợp lý rất có thể là dấu hiệu của scam. Để tạo lòng tin với ứng viên, các scammer thường sao chép tin tuyển dụng từ các thương hiệu lớn sau đó thêm thông tin về lương hoặc đãi ngộ cao bất thường để dẫn dụ ứng viên. 
  • Thu phí tuyển dụng: Không nhà tuyển dụng nào thu phí khi tuyển người. Các loại phí như: đặt cọc, bảo lãnh, giữ chỗ, làm thẻ nhân viên… đều là những khoản phí vô lý và rất có thể là chiêu trò từ các scammer.
  • Email tuyển dụng hoặc website tuyển dụng không chính thống: Khi tiếp cận tin tuyển dụng, nếu bạn thấy email tuyển dụng không phải là mail công ty hoặc website công ty không cung cấp thông tin rõ ràng, hãy cẩn thận trước khi gửi CV.
  • Yêu cầu tải app: Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn tải ứng dụng nào đó về điện thoại hoặc thực hiện các nhiệm vụ không thực sự liên quan đến công việc, hãy cảnh giác.
  • Không yêu cầu phỏng vấn nhưng tuyển đi làm ngay. Thực tế, doanh nghiệp dù “khát” nhân lực đến đâu cũng sẽ không tuyển bừa mà không qua phỏng vấn hay kiểm tra năng lực ứng viên. Nhiều đơn vị tìm CTV làm việc online nhưng cũng yêu cầu bài test trước khi chính thức ký hợp đồng. 
  • Liên tục đăng tin tuyển dụng dày đặc trên các nền tảng: nếu bạn gặp một tin tuyển dụng được đăng liên tục, mật độ dày đặc trên nhiều nền tảng tuyển dụng, thậm chí đăng kéo dài trong nhiều tháng, có khi cả năm thì bạn nên nghi ngờ về tính chân thực của tin tuyển dụng này. 

Việc luôn tìm hiểu về đơn vị tuyển dụng, thông tin tuyển dụng trước khi ứng tuyển, kiểm tra thông tin công ty là điều vô cùng quan trọng. Thậm chí, nếu chưa chắc chắn, bạn có thể gọi trực tiếp đến doanh nghiệp để xác nhận.

scammer là gì
Cẩn thận để tránh scammer trong tuyển dụng.

Cách phòng tránh Scammer là gì?

  • Luôn xem xét thông tin cẩn thận, kỹ càng, không vội vã nghe lời người lạ
  • Với bất cứ giao dịch nào nên luôn có người thứ 3 uy tín làm chứng hoặc làm trung gian.
  • Xem xét kỹ bất cứ trang web nào trước khi nhập thông tin cá nhân hoặc truy cập vào.
  • Khi mua hàng online, luôn tham khảo qua đánh giá của người mua khác hoặc khảo sát giá sản phẩm trước khi quyết định.
  • Không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ bên thứ ba nào.
  • Sử dụng bảo mật nhiều lớp với các tài khoản cá nhân.
  • Không click vào các đường link lạ hoặc website đòi hỏi nhập tài khoản cá nhân.
  • Khi nhận được email hoặc tin nhắn từ đơn vị nào, tốt nhất hãy xác minh thông tin hoặc tra cứu số điện thoại để xác nhận lại. 
  • Từ chối những yêu cầu chuyển tiền hoặc hành động gì đó ngay lập tức.
  • Không trả tiền qua hình thức thanh toán điện tử mà không rõ danh tính của người nhận. 
  • Tham khảo ý kiến của người bạn tin tưởng khi cảm thấy có điều gì đó bất ổn hoặc không bình thường.
  • Hạn chế đưa thông tin cá nhân (họ tên, số CCCD, địa chỉ nhà…) lên mạng xã hội. 
  • Luôn sử dụng mật khẩu an toàn, bảo mật nhiều lớp cho tài khoản mạng xã hội, thanh toán giao dịch…
  • Chỉ tìm việc làm từ website chính thức của đơn vị tuyển dụng hoặc các trang việc làm uy tín như Vieclam24h.vn. 

Lời kết

Bài viết từ Vieclam24h.vn mong rằng phần nào cung cấp thêm thông tin để bạn hiểu hơn về scammer là gì, các dấu hiệu nhận biết scam để có thể bảo vệ bản thân và tài sản tốt hơn.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Phỏng vấn online cần chuẩn bị gì để bạn thật tự tin trước nhà tuyển dụng?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục