Cold call là gì? 6 bí kíp để thực hiện Cold call hiệu quả trong mọi lĩnh vực

“Dạ, em chào anh chị, em là A đến từ công ty bảo hiểm, không biết anh chị đang có nhu cầu mua bảo hiểm không ạ?” – Có lẽ không ít lần bạn đã nhận được nhận các cuộc gọi như vậy. Đây là một hình thức mà nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng để tiếp cận khách hàng vô cùng hiệu quả, thường được gọi với thuật ngữ là “Cold call”. Vậy Cold call là gì? Cách thực hiện ra sao và liệu có hiệu quả trong thời điểm hiện tại? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

1. Cold call là gì?

Cold call (hay Cold calling) là một kỹ thuật bán hàng hoặc tiếp cận khách hàng mới, tiềm năng bằng cách gọi điện hoặc gửi email mà không có sự liên hệ trước đó từ phía khách hàng. Mục đích của cuộc gọi này là giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội bán hàng mới. 

cold call là gì
Cold call hay Cold calling là gì? Đây là hình thức giới thiệu hoặc bán hàng thông qua gọi điện trực tiếp mà không có liên hệ từ trước. 

Cold call có thể gặp khó khăn về tỷ lệ trả lời của khách hàng vì khi đó nhân viên gọi điện vẫn chưa có mối liên hệ gì với khách hàng cũng như chưa hề biết nhu cầu của họ, nhưng đây vẫn có thể là một phương pháp bán hàng hiệu quả trong một số trường hợp nhất định.

Xem thêm: Telesale là gì? Bật mí 7 kỹ năng quan trọng giúp nhanh thăng tiến trong sự nghiệp!

2. Ưu và nhược điểm của hình thức Cold call là gì?

Sau khi hiểu Cold call là gì, nhiều bạn sẽ dựa trên những trải nghiệm của bản thân khi nhận được những cuộc gọi lạ sẽ lập tức cúp máy và cho rằng hình thức này là không hiệu quả. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp đặc thù, Cold call lại có những ưu điểm nhất định như:

  • Tiếp cận khách hàng mới: Cold call giúp các doanh nghiệp  tiếp cận giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: So với các phương pháp quảng cáo hoặc Marketing khác, Cold call là một cách tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả khi chỉ cần nhân viên ngồi tại chỗ và thực hiện các cuộc gọi điện đến khách hàng.
  • Khảo sát nhanh: Cold call giúp các doanh nghiệp có cơ hội để nhanh chóng thử nghiệm và đánh giá sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
  • Tạo ra nhu cầu: Cold call có thể tạo ra động lực cho khách hàng để họ xem xét sản phẩm hoặc dịch vụ mới khi bạn gọi đến, mặc dù trước đó, họ chưa hề có nhu cầu. 
cold call là gì
Cold call có nhiều ưu điểm nên hiện nay vẫn được nhiều doanh nghiệp áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên, Cold call cũng có  nhiều nhược điểm khiến nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng hình thức này: 

  • Tỷ lệ trả lời thấp: Nhiều người không muốn nhận được cuộc gọi từ người lạ, vì thế tỷ lệ trả lời của cold call thường rất thấp.
  • Khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ: Cold call có thể gây ra sự phiền nhiễu cho người nhận cuộc gọi, và nếu bạn không giao tiếp tốt, bạn không thể xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
  • Gây ác cảm: Nhiều người không muốn nhận được cuộc gọi từ người lạ, vì vậy họ có thể khó chịu khi suốt ngày nhận phải cuộc gọi từ doanh nghiệp.
  • Vi phạm quyền riêng tư: Nếu không tuân thủ luật về quảng cáo và bảo vệ quyền riêng tư, việc sử dụng Cold call có thể xâm phạm sự riêng tư của khách hàng.
  • Tốn thời gian: Cold call có thể mất nhiều thời gian để gọi điện cho mỗi khách hàng, và chỉ một trong số đó sẽ trả lời và quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
cold call là gì
Tỷ lệ khách hàng trả lời và chấp nhận tiếp tục cuộc gọi Cold call là khá thấp. 

3. Cách thức xây dựng kịch bản cold call là gì?

Trước khi xây dựng kịch bản và thực hiện một cuộc Cold call, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố sau đây để cuộc gọi được chỉnh chu và dễ dàng thành công hơn:

  • Nghiên cứu thông tin: Tìm hiểu thật kỹ về công ty và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cũng như về khách hàng mà bạn muốn gọi đến.
  • Xác định mục tiêu: Xác định rõ ràng mục tiêu của cuộc gọi và những gì bạn muốn đạt được từ cuộc gọi đó.
  • Tạo một danh sách khách hàng tiềm năng: Xác định danh sách các khách hàng tiềm năng mà bạn muốn gọi.
  • Tạo một kịch bản gọi: Xác định các bước và nội dung sẽ sử dụng trong cuộc Cold call của bạn.
  • Chuẩn bị cho cuộc gọi: Chuẩn bị tài liệu hoặc thông tin khác mà bạn cần trong cuộc gọi, chuẩn bị một không gian thoải mái, yên tĩnh và bảo mật hợp lý.

Trong đó, việc xây dựng và tạo kịch bản Cold call là vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định cuộc gọi đó có thành công hay không. Cho dù lĩnh vực bạn thực hiện Cold call là gì, Việc Làm 24h sẽ giới thiệu đến bạn một kịch bản Cold call phổ biến nhất hiện nay:

  1. Mở đầu: Tạo một đoạn thật ngắn gọn giới thiệu về bản thân và công ty của bạn, sau đó xin hỏi xem khách hàng có thời gian để trò chuyện với bạn trong vài phút không.
  2. Giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ: Giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ và những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được từ nó.
  3. Xác định nhu cầu: Hỏi khách hàng về nhu cầu và khó khăn mà họ đang gặp phải và cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giúp giải quyết những vấn đề đó.
  4. Cung cấp giải pháp: Trình bày giải pháp của bạn cho nhu cầu và khó khăn của khách hàng.
  5. Hẹn buổi gặp tiếp theo: Nếu khách hàng quan tâm, hãy hẹn họ vào một cuộc gọi khác hay một buổi gặp mặt trực tiếp để tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  6. Nhắc nhở: Nếu khách hàng không quan tâm hoặc chưa sẵn sàng quyết định, hãy nhắc nhở họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và hẹn gọi lại trong tương lai.
  7. Kết thúc cuộc gọi: Cảm ơn khách hàng đã nghe cuộc gọi và hỏi xem họ có bất kỳ câu hỏi nào khác không.
  8. Ghi lại thông tin: Ghi lại thông tin về cuộc gọi, bao gồm những gì đã được nói và bất kỳ kế hoạch hoặc buổi hẹn nào được thống nhất với khách hàng.
cold call là gì
Việc chuẩn bị kịch bản trước cho một cuộc gọi Cold call là vô cùng cần thiết và quan trọng. 

Lưu ý rằng, đây chỉ là một kịch bản hướng dẫn chung và cần phải được tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của cá nhân hoặc công ty của bạn.

4. Các bí kíp để thực hiện Cold call hiệu quả

4.1. Chọn và gọi đúng khách hàng mục tiêu

Việc lọc danh sách các khách hàng mục tiêu phù hợp sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội thực hiện Cold call thành công, bởi họ là những người đang hoặc sẽ có nhu cầu mua sắm hay sử dụng dịch vụ của bạn và cuộc gọi Cold call sẽ kích thích nhu cầu ấy. 

4.2. Chuẩn bị kỹ càng trước mọi cuộc gọi

Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng thông tin, kịch bản, sổ ghi chú và cả một giọng nói thật truyền cảm, trong trẻo, không bị khàn hay quá khó nghe. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bên cạnh một ly nước để uống sau mỗi cuộc gọi để cổ họng khoẻ hơn.

4.3. Gọi đúng thời gian hợp lý

Thời gian hợp lý để thực hiện Colld call có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như mặt hàng, dịch vụ và mục tiêu của bạn. Nếu bạn gọi vào thời điểm không hợp lý, khách hàng có thể từ chối trả lời vì bận hoặc cảm thấy không thoải mái với cuộc gọi của bạn.. Theo phân tích của PhoneBurner, thời gian lý tưởng nhất để thực hiện Cold call là 9h – 16h và 10h – 14h.

cold call là gì
Chọn đúng thời gian gọi hợp lý sẽ gia tăng cơ hội thành công cho các cuộc gọi Cold call. 

4.4. Gây ấn tượng từ những giây đầu

Hãy nhớ rằng mục tiêu cho những giây đầu tiên của cuộc gọi là để kéo dài thời gian chứ không phải để bán hàng, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và dẫn dắt họ vào sâu hơn trong cuộc trò chuyện.

4.5. Tạo một cuộc trò chuyện tự nhiên

Khi thực hiện Cold call, việc tạo một cuộc trò chuyện tự nhiên là rất quan trọng để giúp giữ khách hàng tập trung và quan tâm đến cuộc gọi của bạn. Bởi như thế họ sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú nghe cuộc gọi của bạn cũng như là những thông tin mà bạn  tư vấn. Tránh trường hợp quá cứng nhắc khi chỉ chú tâm đến việc bán hàng mà quên mất tương tác với khách hàng trong cuộc gọi. 

4.6. Biết cách xoay xở khi bị từ chối cold call là gì?

Khi bị từ chối trong quá trình Cold call, cách ứng biến của bạn sẽ góp phần giữ cho cuộc trò chuyện tự nhiên và tạo cơ hội tiếp tục giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Vì thế, lúc này hãy thật bình tĩnh, trò chuyện, lôi kéo một cách lịch sự hay đổi chủ đề khác để tìm cơ hội mới. Ngoài ra, nếu bị từ chối đến cùng thì đừng quên nói lời cảm ơn cũng như gửi một tin nhắn hoặc email xin lỗi và bày tỏ nguyện vọng mong muốn cuộc gọi thứ hai cũng là một giải pháp hợp lý. 

Tạm kết

Hiểu được bản chất và cách xây dựng kịch bản của Cold call là gì sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện một “cuộc gọi lạnh” thành công. Bên cạnh đó, cũng đừng quên luyện tập và trau dồi các kỹ năng mềm thường xuyên để nâng cao khả năng Cold call của mình. 

Mong rằng với những chia sẻ về Cold call là gì của Việc Làm 24h trên đây sẽ giúp bạn có một góc nhìn toàn diện về hình thức này cũng như có thể ứng dụng vào việc kinh doanh. Chúc bạn thành công. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!

Xem thêm: Phỏng vấn online cần chuẩn bị gì để bạn thật tự tin trước nhà tuyển dụng?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục