Nỗi niềm nhà tuyển dụng khi bị ứng viên cho “leo cây”

Ứng viên “hứa thật nhiều, thất hứa thật nhiều”

Trong quá trình tuyển dụng, nhiều ứng viên khi nhận được liên hệ hẹn phỏng vấn, đều thể hiện sự quan tâm, đồng ý. Thế nhưng, nhiều lần nhà tuyển dụng bị ứng viên cho “leo cây” vì họ không đến đúng giờ hoặc hủy cuộc hẹn.

Có nhà tuyển dụng chia sẻ rằng: “Nhiều ứng viên khi chúng tôi liên hệ đều đồng ý hẹn ngày phỏng vấn. Thế nhưng, đến giờ hẹn lại không thấy người đâu, điện thoại thì họ không nghe máy hay tắt máy. Thậm chí, có ứng viên khi nghe máy liền trả lời không muốn đến phỏng vấn, tìm việc nữa. Những lúc như thế, ban quản trị công ty luôn than phiền chúng tôi làm mất thời gian của họ. Điều này sẽ khiến cấp trên đánh giá không tốt về bộ phận của tôi.”

noi-niem-nha-tuyen-dung-khi-bi-ung-vien-cho-leo-cay-hinh-anh-1
Ứng viên “hứa thật nhiều, thất hứa thật nhiều”

Một nhân viên nhân sự ở công ty lại nói: “Công ty mình cần tìm ứng viên cho vị trí trợ lý Giám đốc, mất cả mấy hôm tìm CV ứng viên , đến khi tìm được CV ưng ý  và gọi điện trao đổi, sau đó gửi mail thì bạn ấy vẫn đồng ý đến công ty phỏng vấn. Vậy mà đến hẹn lại không đến dù sáng ngày phỏng vấn mình đã gọi lại, bạn ấy vẫn bảo chắc chắn sẽ đến. Nhưng đến khi đúng giờ thì không thấy mặt mũi ứng viên đâu, gọi điện đổ chuông thì bạn ấy nhấn nút tắt. Làm mình và các đồng nghiệp chờ rất lâu. Thiết nghĩ các ứng viên đừng nên kêu ca về nhà tuyển dụng, trong khi các bạn luôn bắt chúng tôi phải chờ đợi như vậy.”

Thật sự mà nói, không có một giải pháp nào có thể cải thiện hoàn toàn việc ứng viên cho nhà tuyển dụng “leo cây”. Có chăng, hy vọng rằng các bạn ứng viên có thể suy nghĩ lại vấn đề này và tự giác điều chỉnh hành vi của mình. Trước khi nộp đơn ứng tuyển hãy tìm hiểu xem mình có phù hợp với công việc, văn hóa ở công ty đó không. Đừng vội ứng tuyển rồi đến khi cảm thấy không phù hợp và bỏ giữa chừng.

noi-niem-nha-tuyen-dung-khi-bi-ung-vien-cho-leo-cay-hinh-anh-2
Nỗi niềm nhà tuyển dụng khi bị ứng viên cho “leo cây”

Dù bạn là ai, ứng tuyển ở đâu, nếu không đến được cũng nên báo nhà tuyển dụng một câu. Gửi một tin nhắn, hay soạn một email không mất quá nhiều thời gian của bạn. Không hợp tác làm việc được, bạn cũng nên để lại một ấn tượng đẹp với công ty. Hãy thể hiện tác phong chuyên nghiệp và đừng để nhà tuyển dụng phải chờ đợi.

Còn đối với nhà tuyển dụng, khi gửi lời mời cho các ứng viên, hãy đảm bảo có đủ các thông tin cần thiết. Hãy giải đáp những thắc mắc của ứng viên về địa điểm, công việc… để họ biết được họ có phù hợp với công ty bạn hay không. Ngoài ra, hãy liệt kê những ứng viên cho bạn “leo cây” vào danh sách đen, để phòng trường hợp bạn gặp lại ứng viên này và lại mất thời gian trong công tác tuyển dụng.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục