Lead Time là gì? Tính Lead Time bằng cách nào để tối ưu cho quy trình sản xuất?

“Thời gian là vàng là bạc”. Trong kinh doanh, thời gian càng đóng vai trò quan trọng hơn, đảm bảo sự thành công của một doanh nghiệp. Và khi nhắc đến chuỗi cung ứng (Logistic) và sản xuất, khái niệm “Lead Time” đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Vậy chính xác Lead Time là gì? Tại sao Lead Time lại quan trọng đến vậy? Lead Time ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh? Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Lead Time qua bài viết dưới đây nhé!

Lead Time là gì?

Lead Time trong Logistics là gì?

Trong lĩnh vực Logistics, Lead Time đề cập đến khoảng thời gian doanh nghiệp nhận được yêu cầu đặt hàng đến khi đơn hàng được giao thành công. Lead Time đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiệu quả.

lead time là gì
Lead Time đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và chuỗi cung ứng

Về cơ bản, Lead Time trong lĩnh vực Logistics sẽ bao gồm các giai đoạn cụ thể như sau:

  • Xử lý đơn hàng.
  • Chuẩn bị và xếp dỡ hàng hoá.
  • Vận chuyển và giao hàng.

Lead Time phản ánh thời gian cần thiết để doanh nghiệp hoàn thành quá trình vận chuyển và giao hàng. Việc quản lý Lead Time giúp doanh nghiệp đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong quy trình cung ứng hàng hoá. Bên cạnh đó, nếu nắm vững cách quản lý Lead Time, doanh nghiệp có thể dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chờ đợi cũng như tối ưu hoá quy trình Logistics

Lead Time trong sản xuất là gì?

Trong sản xuất, Lead Time là thời gian cần thiết để doanh nghiệp hoàn thành quy trình sản xuất từ khi nhận đơn đặt hàng cho đến khi sản phẩm cuối cùng được giao thành công. Quy trình này bao gồm: mua nguyên liệu, gia công, lắp ráp, kiểm tra chất lượng cho đến đóng gói và vận chuyển.

lead time là gì
Quản lý tốt Lead Time giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả

Lead Time được tính toán bằng tổng thời gian mà sản phẩm luân chuyển qua quy trình sản xuất. Đó có thể bao gồm: thời gian chờ đợi, thời gian xử lý, thời gian sản xuất thực tế, thời gian kiểm tra và thời gian vận chuyển (nếu có).

Các yếu tố ảnh hưởng đến Lead Time trong sản xuất là:

  • Sự chuẩn bị nguyên liệu.
  • Khả năng sản xuất của máy móc/thiết bị.
  • Tính hiệu quả của quy trình. 
  • Công nghệ sử dụng.
  • Tổ chức lao động.
  • Quản lý hàng tồn kho.
  • Quản lý điều phối. 

Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc

Các loại hình của Lead Time là gì?

Khi đã nắm rõ Lead Time là gì, bạn cần biết các loại hình của Lead Time là gì. Dưới đây là những loại hình Lead Time phổ biến.

Manufacturing Lead Time (Thời gian sản xuất)

Manufacturing Lead Time là khoảng thời gian từ khi bắt đầu gia công cho đến lúc sản phẩm hoàn thành và sẵn sàng xuất xưởng. Khoảng thời gian này bao gồm các bước: chuẩn bị nguyên liệu, gia công, kiểm tra chất lượng và đóng gói.

lead time là gì
Có nhiều loại Lead Time khác nhau

Order Lead Time (Thời gian đặt hàng)

Đây là khoảng thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi đơn hàng được xử lý và sẵn sàng để sản xuất hoặc giao hàng. Order Lead Time bao gồm: thời gian xử lý đơn hàng, kiểm tra tính khả thi và lập kế hoạch sản xuất.

Delivery Lead Time (Thời gian giao hàng)

Đây là khoảng thời gian từ khi sản phẩm hoàn thành đến lúc chúng được giao đến khách hàng cuối cùng. Delivery Lead Time bao gồm: thời gian vận chuyển và các hoạt động liên quan, như xếp dỡ hàng, kiểm tra, đóng gói. 

Replenishment Lead Time (Thời gian tái cung ứng)

Đây là thời gian cần thiết để doanh nghiệp tái cung ứng hàng hoá sau khi hàng tồn kho đã được tiêu thụ hoặc hết. Replenishment Lead Time bao gồm các hoạt động như đặt hàng, xử lý đơn hàng, thời gian vận chuyển từ nguồn cung cấp đến địa điểm tồn kho. 

Engineering Lead Time (Thời gian kỹ thuật)

Đây là khoảng thời gian mà doanh nghiệp cần để phát triển, thiết kế hoặc điều chỉnh một sản phẩm/quy trình sản xuất mới. Engineering Lead Time bao gồm các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, thiết kế, kiểm tra và chứng nhận.

lead time là gì
Đo lường hiệu suất của quy trình sản xuất thông qua Lead Time

Vai trò của Lead Time là gì trong Logistics và sản xuất

Đo lường hiệu suất

Thông qua Lead Time, bạn có thể đo lường hiệu suất của quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng. Theo dõi và phân tích Lead Time giúp bạn xác định thời gian thất thoát trong quy trình. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa giải pháp xử lý. Đây là cách giúp bạn tăng cường hiệu suất toàn diện, giảm thiểu thời gian chết không cần thiết.

Xem thêm: Deadline là chuyện nhỏ với ma trận Eisenhower giúp quản lý thời gian hiệu quả

Dự báo và lập kế hoạch

Lead Time cung cấp những thông tin quan trọng để dự báo, lập kế hoạch sản xuất và cung ứng hàng hoá. Hiểu và quản lý tốt Lead Time giúp bạn dự đoán được thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn hàng hoặc quy trình sản xuất. Từ khâu đặt nguyên vật liệu cho đến khi giao sản phẩm cho khách hàng cuối cùng sẽ được dự đoán chính xác hơn. Đồng thời, quản lý Lead Time còn giúp bạn xác định, ứng phó với nhu cầu của khách hàng hiệu quả.

lead time là gì
Cần có chiến lược trong quản lý Lead Time

Tối ưu hoá quy trình

Khi phân tích Lead Time trong từng bước của quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng, bạn có thể xác định các hoạt động gây chậm trễ hoặc không hiệu quả. Thông qua việc quản lý Lead Time, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tối ưu hoá quy trình, cắt giảm các khâu không cần thiết. 

Quản lý rủi ro của lead time là gì?

Lead Time cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thời gian và quản lý rủi ro của quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng. Đo lường và theo dõi Lead Time sẽ giúp bạn nhận biết những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành các hoạt động. Từ đó, bạn có thể đề xuất những biện pháp phòng ngừa và tăng khả năng ứng phó với các tình huống không mong muốn, chẳng hạn như sự cố với nhà cung cấp hoặc yêu cầu của khách hàng thay đổi đột ngột.

Quản lý hàng tồn kho

Theo dõi Lead Time, bạn sẽ cập nhật được những thông tin về thời gian tái cung cấp hàng hoá. Thông qua đó, bạn có thể điều chỉnh quy mô, mức độ hàng tồn kho Đây là cách giúp bạn “thoát” khỏi tình trạng thiếu hoặc dư hàng hoá, giảm thiểu rủi ro tài chính và cải thiện hiệu quả quản lý kho. 

lead time là gì
Quản lý hàng tồn kho hiệu quả bằng cách cập nhật thông tin Lead Time

Điểm khác biệt của Cycle Time và Lead Time là gì?

Trước khi tìm hiểu điểm khác biệt giữa Cycle Time và Lead Time, bạn cần hiểu rõ Cycle Time là gì.

Cycle Time (tạm dịch: Chu kỳ sản xuất) là khoảng thời gian từ khi một đơn vị bắt đầu công việc sản xuất cho đến lúc sản phẩm sẵn sàng để được chuyển giao đến tay khách hàng. 

Phạm vi đo lường

  • Cycle Time: Tập trung vào một công việc cụ thể trong quy trình sản xuất hoặc dự án. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một dây chuyền sản xuất ô tô, Cycle Time sẽ là thời gian từ khi bạn hoàn thành giai đoạn cuối cùng khi lắp ráp ô tô cho đến khi bắt đầu giai đoạn lắp ráp tiếp theo.
  • Lead Time: Đo lường toàn bộ thời gian từ khi đơn hàng được tiếp nhận cho đến khi sản phẩm hoàn thành và giao hàng cho khách hàng cuối cùng. Lead Time bao gồm tất cả các quy trình từ khâu đặt hàng, mua nguyên liệu, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói và vận chuyển. 

Thành phần của lead time là gì?

  • Cycle Time: Chỉ tính toán thời gian thực hiện công việc trong quy trình. Ví dụ, nếu một hoạt động cụ thể trong dây chuyền sản xuất ô tô mất 4 giờ để hoàn thành, Cycle time của hoạt động này sẽ là 4 giờ.
  • Lead Time: Bao gồm cả thời gian chờ đợi và thực hiện công việc. Ví dụ, nếu một đơn hàng ô tô mất 10 ngày để được sản xuất và giao hàng (tính từ khi đặt hàng), Lead Time của quá trình này sẽ là 10 ngày (bao gồm thời gian chờ đợi để bắt đầu sản xuất cùng với thời gian thực hiện các công đoạn lắp ráp).
lead time là gì

Mục tiêu của lead time là gì?

  • Cycle Time: Mục tiêu của việc quản lý và cải thiện Cycle Time là tối ưu hoá thời gian hoàn thành một công việc cụ thể trong quy trình. Việc giảm Cycle Time có thể giúp cải thiện năng suất, tăng khả năng đáp ứng các yêu cầu sản xuất nhanh hơn.
  • Lead Time: Mục tiêu của việc quản lý và cải thiện Lead Time là tối ưu hoá thời gian hoàn thành toàn bộ quy trình hoặc dự án. Việc rút ngắn Lead Time giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng nhanh chóng hơn, tăng tính linh hoạt trong quy trình sản xuất hoặc dự án.

Quản lý

  • Cycle Time: Thường do một nhóm làm việc trực tiếp thực hiện công việc quản lý và cải thiện. Đội ngũ này có vai trò tìm kiếm giải pháp để tối ưu hoá quy trình làm việc, tăng cường hiệu suất và giảm thời gian thực hiện công việc.
  • Lead Time: Do nhóm thực hiện toàn bộ quy trình hoặc dự án quản lý và theo dõi. Họ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các bước và công đoạn trong quy trình, đảm bảo tối ưu hoá sự tương tác giữa các giai đoạn, xử lý những vấn đề có thể làm tăng Lead Time.

Tính Lead Time bằng cách nào?

Lead Time được chia thành nhiều phần khác nhau, bao gồm: thời gian tiền xử lý, thời gian xử lý, thời gian chờ đợi,… Vì vậy, để tính Lead Time, bạn cần dựa vào những thành phần của Lead Time theo công thức như sau:

Lead Time = thời gian tiền xử lý + Thời gian xử lý + Thời gian chờ đợi

Trong đó:

  • Thời gian tiền xử lý: Đây là giai đoạn thu mua, thời gian nguyên liệu thô được lấy và chuyển đến trụ sở sản xuất hoặc nhà máy để xử lý.
  • Thời gian xử lý: Đây là giai đoạn sản xuất và tạo ra sản phẩm.
  • Thời gian chờ đợi: Đây là giai đoạn xử lý đơn hàng và vận chuyển sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng.
lead time là gì
Lead Time được tính theo công thức cụ thể

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Lead Time. Việc Làm 24h hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ Lead Time nghĩa là gì cũng như những thông tin liên quan đến thuật ngữ này. Hãy tiếp tục theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất nhé!

Xem thêm: Tiết lộ cách viết giới thiệu bản thân ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục