Bắt đầu với tên, địa chỉ và chi tiết liên lạc
Liệt kê chi tiết các thông tin mà nhà tuyển dụng có thể dùng để liên lạc bạn dễ dàng, bất cứ lúc nào (email, số điện thoại, zalo, facebook…). Hãy đảm bảo các thông tin trên được trình bày rõ ràng và nổi bật ở đầu CV.
Mẹo: có thể kèm các đường dẫn đến những trang thông tin của bạn như Facebook, Twitter…
Giới thiệu bản thân
Đây là nơi bạn nên tóm tắt và làm nổi bật những gì bạn mong muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng tiềm năng nhìn thấy. Tóm tắt những điểm nổi bật mà bạn đã có trong sự nghiệp để tạo sự thu hút. Đừng quên điều chỉnh sao cho dễ hiểu, và làm bật được kỹ năng mà bạn có thể làm tốt.
Tóm tắt kỹ năng của bạn
Sử dụng các gạch đầu dòng ngắn gọn để liệt kê các kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn cho rằng phù hợp với vị trí ứng tuyển. Người tuyển dụng sẽ lướt qua phần này trong CV của bạn rất nhanh để xem những gì bạn có và đánh giá bạn có xứng đáng với công việc hay không. Hãy sử dụng các tính từ giống như tính từ tích cực, tạo được sự chú ý.
Làm nổi bật kinh nghiệm có liên quan
Ở phần này, bạn nên liệt kê lịch sử công việc của bạn theo thứ tự gần đây nhất. Bao gồm công việc được trả lương, các vị trí tình nguyện viên hoặc kinh nghiệm làm việc có liên quan. Điều quan trọng là điều chỉnh phần này sao cho nhà tuyển dụng thấy rằng những gì bạn đã làm trước đây có thể giúp ích cho vị trí công việc hiện tại.
Mẹo: nêu bật cách bạn vượt qua các thử thách nếu có và cách làm việc nhóm hiệu quả như thế nào.
Liệt kê thành tích nổi bật
CV là cơ hội để bạn “bán” mình và nêu bật lý do tại sao bạn phù hợp nhất với vai trò đang ứng tuyển, vì vậy việc bạn đã đạt được những thành tích nào trước đó là việc hết sức quan trọng. Đừng quên liệt kê những thành quả tuyệt vời mà bạn đã đạt được để nhận được sự đánh giá cao từ phía nhà tuyển dụng.
Liệt kê các khóa đào tạo đã được tham gia
Trong suốt thời gian vừa qua, bạn đã học ở trường đại học nào, các khóa học kỹ năng hay khóa học nghiệp vụ nào khác? Các lớp học ngôn ngữ, học giao tiếp… Hãy liệt kê một cách ngắn gọn nhưng không kém phần nổi bật. Tập trung làm bật những khóa học nào mà kết quả mang đến có thể giúp ích cho vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Đề cập đến sở thích cá nhân
Đây là lúc bạn thể hiện những tính cách sở thích, niềm đam mê của bản thân ngoài lề công việc. Việc này giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về tính cách của bạn. Sẽ thật tuyệt vời nếu sở thích của bạn có thể áp dụng vào công việc. Chẳng hạn, việc bạn thường xuyên nghe nhạc sẽ hỗ trợ rất nhiều nếu vị trí ứng tuyển dụng bạn là biên tập viên viết bài về âm nhạc.
Người tham khảo
Nếu bạn đã kết thúc ở một công ty cũ hay bạn tham gia một khóa học, bạn nên liệt kê ra thông tin người tham khảo (người quản lý trực tiếp ở công ty cũ hay người đào tạo khóa học). Hãy đảm bảo rằng thông tin mà bạn cung cấp là chính xác và có thể liên lạc được.
Một CV xin việc nếu đầy đủ các yếu tố trên là bạn có thể yên tâm gửi nó vào những vị trí tuyển dụng mà bạn mong muốn. Hãy làm bật lên những gì mà bạn cho rằng sẽ phù hợp với công việc ứng tuyển. Đừng quên kiểm tra chính tả và ngữ pháp để nhận được đánh giá cao của nhà tuyển dụng nhé.