Làm sao để “lợi dụng” chuyện nhảy việc để nâng cao giá trị bản thân?

Đừng nhảy việc vì để trốn tránh vấn đề

Khi bạn gặp phải ở công ty hiện tại, có nhiều khả năng cũng sẽ phải đối mặt ở công ty tiếp theo. Sẽ không bao giờ tồn tại một công ty hoàn toàn không có vấn đề. Vì vậy, đừng nghĩ rằng sau khi nhảy việc thì tất cả rắc rối sẽ không còn nữa. Trái lại rất nhiều vấn đề sẽ xảy ra với bạn nếu bạn không tự mình giải quyết chúng một cách triệt để, chúng sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trước mỗi lần thay đổi công việc, bạn đều nên tự hỏi mình một câu hỏi: Tại sao bạn muốn thay đổi công việc? Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để suy nghĩ. Còn câu trả lời của bạn sẽ giúp bạn hiểu được bản thân mình muốn gì hơn.

lam-sao-de-loi-dung-chuyen-nhay-viec-de-nang-cao-gia-tri-ban-than-hinh-anh-1
Khi bạn gặp phải ở công ty hiện tại, có nhiều khả năng cũng sẽ phải đối mặt ở công ty tiếp theo

Biết được nguyên nhân chính khiến bạn muốn nhảy việc

Bạn cần phải xác định rõ, nguyên nhân bạn nghỉ việc và nguyên nhân chính này, phải phù hợp với mục tiêu của bạn.

Nhảy việc không nhất thiết phải nhảy lên cao, lần nhảy việc tốt thật sự, là một công việc có thể phù hợp với điều kiện hiện tại của bạn.

Nếu trong khoảng thời gian đại học, vừa bắt đầu bạn đã thấy mình hoàn toàn không hứng thú với công việc này, ý nghĩ đó không ngừng xuất hiện trong tâm trí, bạn lại vô cùng chắc chắn rằng bản thân thật sự không muốn quãng đời sau này phải theo đuổi hoặc làm những việc có liên quan đến chuyên ngành này.

Sau khi suy nghĩ như vậy, bạn có thể tìm một công việc thuộc ngành khác mà bạn yêu thích.

Nếu như bạn chắc chắn rằng bản thân không thích công việc hiện tại, hãy nhảy việc 

Điều này không thật sự áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng một khi trong lòng của bạn đã chắc chắn, nhất định đừng làm những hành động tự kéo bản thân mình thụt lùi. Đặc biệt đối với sinh viên, nhiều công ty khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, cái họ xem trọng không phải chuyên ngành, mà họ xem trọng một số kỹ năng mềm hơn, đó là thời cơ tốt nhất để cân nhắc việc thay đổi nghề nghiệp.

lam-sao-de-loi-dung-chuyen-nhay-viec-de-nang-cao-gia-tri-ban-than-hinh-anh-2
Nếu như bạn chắc chắn rằng bản thân không thích công việc hiện tại, hãy nhảy việc

Mỗi người khi muốn nhảy việc đều nên lập ra một bảng so sánh và cân nhắc giữa “được – mất” 

Điều này có thể giúp bạn thoát khỏi sự ảnh hưởng của cảm xúc và đưa ra lựa chọn lí trí nhất. Bảng so sánh có thể được chia thành hai nhóm lớn: Một nhóm là các yếu tố nhìn thấy được, có thể so sánh và phán đoán một cách trực quan.

Ví dụ như tiền lương, cơ hội rèn luyện, mức độ phù hợp của công việc, sự phát triển của ngành nghề, danh tiếng của công ty…

Hiện nay có nhiều người bước ra từ các công ty nổi tiếng để bắt đầu khởi nghiệp, đều sẽ nhấn mạnh rằng họ là cựu nhân viên công ty đa quốc gia, cựu giám đốc điều hành doanh nghiệp… Nhóm còn lại là các yếu tố vô hình, bạn cần phải gia nhập vào công ty mới, mới có thể so sánh và phán đoán, chẳng hạn như sự hợp tác nội bộ trong công ty, năng lực của cấp trên, cơ hội để thăng tiến…

Nhảy việc là một cuộc mạo hiểm, nếu như không làm thử, sẽ không ai biết được kết quả. Nhưng một người biết cách nhảy việc, trong lòng của bạn đã có sẵn một bảng so sánh, bởi bạn biết như vậy khả năng chọn đúng sẽ được tăng lên rất nhiều. Lập cho mình một bảng so sánh, đồng thời không ngừng làm phong phú nó sau mỗi lần thay đổi công việc, bạn sẽ càng thay đổi càng tốt lên.

Cách nhảy việc thông minh nhất là nhảy việc theo kiểu tích lũy

Cách nhảy việc ngu ngốc nhất, là cách một thời gian lại đổi sang một ngành hoàn toàn mới. Khi nói đến nhảy việc, còn có một hiện tượng rất phổ biến, đó chính là nhảy việc thành thói quen.

Lúc mọi người đang đổi việc, hãy ghi nhớ một nguyên tắc: đừng thay đổi ngành nghề và chức vụ cùng một lúc. Dù ở vị trí nào trong công ty, nếu như thời gian làm công việc đó của bạn ít hơn 1 năm, bạn chỉ có thể hiểu được phần bên ngoài nhất của công việc, đừng nói là thường xuyên thay đổi ngành nghề mới. Nhảy việc theo kiểu tích lũy, mới có thể khiến bạn càng thay đổi càng tốt hơn.

Thế nào là nhảy việc theo kiểu tích lũy? Đó là mang theo kỹ năng có được từ chức vụ, những tích lũy trong ngành, khách hàng, nguồn lực,… để thay đổi, mà không phải mỗi một lần đều là sự khởi đầu hoàn toàn mới.

Tại sao nhiều người khi đến tuổi 35 lại gặp khủng hoảng trung niên? Giả sử hai lần thay đổi ngành nghề trước 35 tuổi, đến 35 tuổi trung bình chỉ có khoảng 5 năm để tích lũy cho mỗi ngành nghề, trong khi một người hoàn toàn không thay đổi ngành nghề ít nhất đã có 10 năm kinh nghiệm, ai sẽ chiếm ưu thế? Làm việc từ 2 đến 3 năm cũng là một cái bẫy, rất nhiều người sẽ cảm thấy công việc không thuận lợi là vì gặp khó khăn, khi tình hình không ổn liền nghĩ đến nhảy việc, cảm thấy làm như vậy là có thể vứt hết mọi phiền não sang một bên.

Bạn vẫn sẽ đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự như công việc trước đây, nếu có khác biệt thì chỉ là những rắc rối đó sẽ được thể hiện theo cách khác, nhưng về bản chất là như nhau.

Thật ra mỗi người đều sẽ trải qua quá trình này, sẽ luôn gặp phải một vài khó khăn, khi bạn vượt qua được còn người khác thì không, bạn sẽ trở thành người dẫn đầu. Những người đã từng chạy đua sẽ biết, lúc vừa bắt đầu chạy thì rất thảnh thơi, nhưng rất nhanh sẽ cảm thấy khó chịu lần đầu, trải qua giai đoạn này lại có thể tiếp tục chạy. Tiếp theo sẽ gặp phải cảm giác khó chịu lần tiếp theo, sau khi kiên trì lại chạy được một đoạn, khả năng chạy bộ của bạn được nâng cao thông qua những lần lặp đi lặp lại như vậy.

Cho dù chạy bộ hay là khó khăn nghề nghiệp, hầu hết mọi người đều dừng lại ở thời điểm “khó chịu” đầu tiên, một số ít có thể kiên trì ở lần thứ hai, những người kiên trì đến sau lần thứ ba còn ít hơn. Với mức độ nỗ lực thấp của hầu hết mọi người, căn bản không có cách nào để liên tục đổi sang những ngành nghề hoàn toàn mới.

Nhảy việc nội bộ

Cách “nhảy việc nội bộ” này là để tạo cơ hội nội bộ cho những người tài. Đương nhiên, “nhảy việc nội bộ” cũng phải có điều kiện, bạn phải hài lòng với công ty hiện tại và năng lực của bản thân thuộc loại khá, chỉ có điều bạn không hài lòng với phòng ban và chức vụ mình đang làm mà thôi. Trong trường hợp này thì trăm hay không bằng tay quen. Tìm kiếm cơ hội từ nội bộ, là một cách tiếp cận vô cùng thông minh.

Sở hữu tất cả các kỹ năng cần thiết cho vị trí, ngành nghề của mình và không ngừng mở rộng ranh giới khả năng của mình

Kỹ năng cần thiết là những kỹ năng giúp bạn làm tốt công việc trong một thời gian hiệu quả. Đồng thời đừng quên nâng cao khả năng của mình bằng cách tạo cho mình những kỹ năng cần trang bị hoặc các kỹ năng liên quan đến ứng phó với đồng nghiệp ưu tú hơn bạn, sếp của bạn, các vị trí khác mà bạn quan tâm…

Từ quan điểm phát triển cá nhân, việc viết, diễn thuyết và những kỹ năng sáng tạo khác ngày càng được quan tâm nhiều hơn, cũng đáng để bạn không ngừng tạo lập và nâng cao. Một vài đạo lý trông có vẻ đơn giản tại nơi làm việc, trên thực tế, đằng sau chúng đều đáng giá để chúng ta nghiên cứu cẩn thận, lần sau khi bạn buộc phải đổi việc, đừng ngại lấy bài viết này để đối chiếu! Cuộc đời sự nghiệp của bạn sẽ ngày càng thuận lợi hơn!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục