Bài toán xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu

Hãy nhớ rằng, tất cả thành công của những thương hiệu lớn đều bắt đầu từ con số 0, vì vậy bạn không cần quá lo lắng mà phải thực sự hiểu rõ cái mình đang làm nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp của bạn. Đừng chọn cái gì quá xa vời viễn vông, hãy chọn những gì phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Trước tiên hãy xác định đối tượng khách hàng của mình trước, sau đó hãy nghiên cứu và lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu phù hợp.

Khi xây dựng thương hiệu, đừng chọn cái gì quá xa vời viễn vông, hãy chọn những gì phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

1. Mô hình thương hiệu gia đình

Đây là mô hình khá phổ biến và được rất nhiều công ty, tập đoàn áp dụng như: Bitis, FPT,… Một cách nói dễ hiểu hơn về mô hình này là tất cả sản phẩm, dịch vụ đều đứng tên một thương hiệu.

Ưu điểm: 

  • Dễ quản trị
  • Chi phí quảng cáo thương hiệu thấp hơn các mô hình khác
  • Khi một sản phẩm mới ra mắt sẽ dễ dàng tác động đến người tiêu dùng hơn bởi mức độ thân quen

Nhược điểm: 

  • Khi một sản phẩm bị dính “phốt” sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu và toàn bộ sản phẩm khác
  • Không phù hợp với công ty hoạt động đa ngành nghề

2. Mô hình thương hiệu cá biệt

Mô hình này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp tầm trung và có nhiều mặt hàng, sản phẩm dịch vụ đa dạng. Nhược điểm duy nhất của mô hình này nằm ở chi phí đầu tư cho từng thương hiệu mới ra gần như sẽ không có sức ảnh hưởng lớn bằng các thương hiệu trước đó của doanh nghiệp.

3. Mô hình đa thương hiệu

Một mô hình kết hợp kiểu gia đình và cá biệt, đây là một mô hình phù hợp với hầu hết những doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực có hạn. Không có một mô hình quy chuẩn nào dành cho từng loại doanh nghiệp, vì thế bạn hãy tính toán về điều kiện, quy mô doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ để áp dụng từng mô hình cho phù hợp.

Cách thức thực hiện

– Tăng nhận diện bằng biểu tượng: Để giúp tăng tính nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp hãy giúp nhân viên mình có thể hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động, hướng đi và giá trị mà doanh nghiệp đang tạo ra. Cùng với đó, các công ty hãy đặt biểu tượng, logo kèm slogan ở nơi dễ nhận biết nhằm giúp khách hàng có cái nhìn thân quen với thương hiệu của bạn. 

Hãy giúp nhân viên mình có thể hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động, hướng đi và giá trị mà doanh nghiệp đang tạo ra.

Xây dựng thương hiệu từ những điều nhỏ nhất: Hãy phát triển những thứ nhỏ nhặt, chi tiết như dịch vụ chăm sóc khách hàng, trả lời điện thoại, email, phong cách làm việc, văn hóa công sở…thành một chuẩn mực chung cho tất cả nhân viên.

– Thông điệp (Slogan): Tạo ra thông điệp bằng một câu slogan ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu dễ nhớ có thể hằn sâu vào tâm thức của khách hàng.

– Màu sắc thương hiệu: Hãy tạo ra một tone màu chủ đạo cho doanh nghiệp của bạn, tone màu đó phải đáp ứng được các yếu tố về phong thủy, sự tối giản, thích hợp với sản phẩm của doanh nghiệp,…

– Thành thật với khách hàng: Với sự phát triển trong thời đại 4.0 như hiện nay, khách hàng cũng sẽ có sự chọn lọc kỹ càng cho bất kỳ sản phẩm nào mà họ muốn mua. Vì thế, doanh nghiệp luôn phải trung thực, thành thật và đưa đến những sản phẩm có giá trị chất lượng, an toàn đúng với lời giới thiệu.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục