Bị ăn “hành” liên tục, tôi quyết định xin nghỉ việc

“Sếp! Tôi xin nghỉ việc”, đây là câu nói đến giờ tôi vẫn chưa hề hối hận. Có thể quyết định này đối với nhiều người khá khó khăn, nhưng khi vượt qua giới hạn chịu đựng, người ta cũng sẽ có những quyết định tưởng chừng không bao giờ nói dám làm.

Sếp không thiện cảm với tôi

Từ lúc vào làm ở công ty tôi luôn cảm thấy sếp chẳng mấy thiện cảm với tôi. Để tự an ủi bản thân, tôi nghĩ “thôi thì kệ ông ấy, việc mình mình làm, hoàn thành công việc thì chẳng ai làm gì được mình”. Thế nhưng tôi đã sai hoàn toàn, từ đó đến khi nghỉ việc tôi chỉ luôn bị cho ăn “hành”.

Nghĩ lại những ngày bị sếp hành hạ, tôi nghĩ có lẽ đó cũng là bài học cho mình. Có những lúc, ông ấy vắt kiệt cả sức lao động của tôi rồi nghĩ ra đủ kiểu các loại quy định vớ vẩn chỉ để trừ lương. Mỗi khi có việc gì khó thì ông ấy giao cho tôi hết và bắt tôi phải hoàn thành công việc trong khoảng thời gian ngắn ngủi vô lý. Nếu như tôi không nhận làm thì ông ấy sẽ tuyển thêm người khác, và việc này đồng nghĩa với việc mức lương của tôi cũng bị giảm.

Đây chính là cái quy định vô lý nhất từ trước đến giờ mà tôi nghe thấy. Không nhận việc thì giảm lương, còn nhận làm thì tôi có được tăng lương? Câu trả lời thì các bạn biết rồi đấy. Đối với một người keo kiệt, bủn xỉn như ông ấy thì tăng lương là việc quá xa xỉ.

bi-an-hanh-lien-tuc-toi-quyet-dinh-xin-nghi-viec-hinh-anh-1
Sếp vắt kiệt cả sức lao động của tôi rồi nghĩ ra đủ kiểu các loại quy định vớ vẩn chỉ để trừ lương

Có những người luôn thắc mắc tại sao tôi không rời cái công ty đó ngay đi mà phải ở lại làm “ô sin cấp cao” hoài thế. Câu trả lời của tôi rất đơn giản, bởi vì tôi yêu công việc tôi đang làm. Tôi yêu đến nỗi tôi có thể say sưa làm việc hàng giờ, overtime hàng ngày và chẳng hề để ý những thứ khác như tháng này ông ấy có cho tôi thêm chút thưởng gì không. Hoặc nhiều lúc  cũng chẳng nghĩ nhiều đến tiền lương phải nhận được hay thái độ của sếp dành cho mình. Bị trả lương thấp mà vẫn hì hục làm việc như trâu cày đến mùa vậy. Chắc đó cũng là lý do tôi bị ăn “hành” vô tội vạ đến thế.

Sếp chẳng ưa gì tôi, tôi biết. Và tôi chắc rằng ông ấy cũng biết là tôi chẳng ưa gì ông ấy. Trong đám nhân viên tôi là đứa “cứng” nhất, cái gì tôi thấy không tốt, không thỏa thì tôi nói ông ấy ngay, phê bình ông ấy tôi còn chẳng ngại. Mặc dù ông ấy cũng “cay” tôi lắm nhưng chẳng khi nào ông ấy gợi ý tôi nghỉ việc. Chắc có lẽ tôi mà rời đi thì chẳng có ai làm tốt được khối công việc không tên của ông ấy và còn khuya ông ấy mới tìm được người như tôi.

bi-an-hanh-lien-tuc-toi-quyet-dinh-xin-nghi-viec-hinh-anh-2
Tôi say sưa làm việc, có thể làm thêm hàng ngày

Tìm hướng đi mới

Thế rồi những tháng ngày bị trừ lương không thương tiếc liên tục giáng xuống. Tôi không còn mạnh mẽ khi nói rằng tôi chẳng quan tâm đến tiền, tôi chỉ muốn làm việc mình thích. Tình yêu công việc không thể giúp tôi trang trải được cuộc sống của mình và tôi bắt đầu nghĩ đến ý định nhảy việc. Tôi nên kết thúc mối duyên với ông sếp keo kiệt, thích bóc lột nhân viên đến tận cùng này. Tôi biết rõ mình làm được những gì, kỹ năng chuyên môn của tôi đến đâu và tôi hoàn toàn có thể tìm được một công ty khác để làm việc. Tôi không nên gò bó bản thân ở nơi này mãi được.

Cuối cùng tôi đã thôi việc và tìm được công việc mới. Công việc của tôi bây giờ thoải mái hơn và sếp cũng tạo cho tôi nhiều cơ hội phát triển hơn. Bây giờ tôi càng thấm thía hơn câu nói của của Jackma rằng làm việc ở đâu không quan trọng, quan trọng là mình làm việc với sếp như thế nào. Môi trường công sở nào cũng chẳng dễ dàng để tồn  tại, sẽ có rất nhiều thử thách, khó khăn để bòn rút dần những nhân viên yếu kém không nỗ lực. Tuy nhiên, sếp vẫn là yếu tố quan trọng nhất khiến bạn đi hay ở tại công ty đó. Vì chúng ta học hỏi từ sếp chứ không phải học hỏi từ công ty của mình.

Mỗi khi nghĩ về quyết định rời bỏ công ty cũ lúc trước, tôi không bao giờ cảm thấy hối tiếc về điều đó mà đáng ra tôi nên rời khỏi công ty ấy sớm hơn. Lời khuyên cho các bạn, nếu các bạn đang trong tình trạng như tôi thì các bạn nên xem lại những việc mà sếp yêu cầu có nằm trong nhiệm vụ, khả năng của bạn hay không, và điều quan trọng là khả năng chuyên môn của bạn đã “vững” để có thể nhảy việc được hay chưa?

Chia sẻ từ độc giả giấu tên

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục