Chán việc, muốn nhảy việc nhưng không biết mình có gì, cần gì và bài học cho “ngựa non háu đá”

Là một người phỏng vấn tuyển dụng, tôi đã từng hỏi hàng trăm bạn trẻ câu hỏi “Lý do gì bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”. Rất nhiều câu trả lời trong số đó: “Em không muốn làm việc trong một môi trường nhàm chán”, “Em muốn một công việc sáng tạo hơn”, “Em muốn thử thách bản thân”… Nhưng khi tôi hỏi “Em có gì?” thì câu trả lời thường là con số không tròn trĩnh.

chan-viec-muon-nhay-viec-nhung-khong-biet-minh-co-gi-can-gi-va-bai-hoc-cho-ngua-non-hau-da-hinh-anh-1
Chán việc, muốn nhảy việc nhưng không biết mình có gì, cần gì và nên làm gì

Từ giảng đường, hay từ nhiều bộ phim nổi tiếng, đa số các bạn sinh viên đều được truyền một suy nghĩ màu hồng rằng: “Nếu tìm được công việc mình đam mê, bạn sẽ không cần làm việc ngày nào cả”. Và rồi khi gặp trở ngại trong công việc, mâu thuẫn với cấp trên hay với đồng nghiệp, các bạn dễ dàng “bay nhảy” để tìm cho mình một công việc trong mơ khác. Hay nói theo ngôn ngữ của tuyển dụng, “chỉ số vượt khó” của nhiều sinh viên hiện tại gần như là bằng không.

Thực tế, không có công việc nào là dễ dàng, kể cả khi bạn có làm đúng lĩnh vực mình đam mê. Làm viên chức có nỗi khổ của viên chức, làm giáo viên có nỗi khổ của giáo viên, tự khởi nghiệp có rủi ro của khởi nghiệp… dường như ngành nghề nào cũng không phù hợp với bản thân, phải làm sao đây?

Thành công và hạnh phúc trong công việc, không phải là do nghề nghiệp quyết định mà là do năng lực của bản thân, dưới đây là những lời khuyên cho những người muốn nhảy việc:

  • Khi bạn còn ít kinh nghiệm, chỉ nghỉ việc khi ở đó không còn cho bạn cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.
  • Mức lương quan trọng nhưng không phải là tất cả!
  • Không nghỉ việc khi bản thân chưa có việc làm mới hoặc chưa có định hướng công việc tương lai rõ ràng.
  • Muốn có cuộc sống thế nào không phải là do nghề nghiệp quyết định, mà là do năng lực của bản thân.
  • Đừng dễ dàng từ bỏ tập thể, nếu không bạn lại phải bắt đầu từ con số không.
  • Trước 30 tuổi, quan trọng không phải là bạn làm việc ở công ty nào, mà quan trọng là bạn làm việc với ai.
  • Bạn có thể giải quyết vấn đề to lớn bao nhiêu, bạn sẽ ngồi vị trí cao bấy nhiêu.
  • Khi gặp khó khăn hãy tự tìm cách giải quyết. Nếu chỉ biết phản ánh vấn đề – bạn ở trình độ sơ cấp. Nếu biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề – bạn ở trình độ cao cấp.
  • Kiên trì chưa chắc sẽ thành công, nhưng kiên trì đến cùng chắc chắn sẽ thành công.
chan-viec-muon-nhay-viec-nhung-khong-biet-minh-co-gi-can-gi-va-bai-hoc-cho-ngua-non-hau-da-hinh-anh-2
Trước khi đưa ra quyết định hãy cân nhắc thật kĩ

Dù bạn đang làm việc ở một môi trường nào cũng sẽ phải đối mặt với những trở ngại, thử thách. Bạn nên nhớ rằng, “nhảy việc” chỉ nên khi bạn muốn tìm một cơ hội tốt hơn, không nên là lựa chọn để bạn trốn tránh vấn đề.

Và hơn hết, trước khi đưa ra quyết định hãy cân nhắc thật kĩ kế hoạch cho bản thân và định hướng công việc thật rõ ràng. Đừng ra đi, khi không biết mình có gì và cần gì!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục