Phải làm gì khi bị sếp ghét bỏ

Đâu là điều tồi tệ nhất khi bạn đi làm công:

  • Công việc khó khăn và áp lực?
  • Lương thưởng quá bèo bọt?
  • Bạn không có cơ hội thăng chức?
  • Đồng nghiệp xấu tính và hay soi mói chuyện đời tư?

Tất cả những lý do trên với tôi đều không thành vấn đề, ngoài trừ một việc: Tôi bị sếp ghét bỏ ra mặt.

phai-lam-gi-khi-bi-sep-ghet-bo-hinh-anh-1
Sếp làm tôi mất đi tính tự chủ trong công việc

Này nhé, trong công việc, tôi thường chủ động để xử lý mọi tình huống xảy ra mà không gặp bất cứ khó khăn hay trở ngại nào. Nhưng giờ đây, tất cả những gì tôi làm đều trở thành không đúng theo ý sếp và sếp thường xuyên cằn nhằn về điều này.

Không biết vì lý do gì, tôi mà phạm sai lầm dù lớn hay nhỏ thì sếp vẫn xem đó là một tội tày đình và không dành cho tôi một chút tin tưởng nào để các công việc khác dù là những nhiệm vụ đơn giản nhất. Tôi dần mất đi tính độc lập và tự chủ trong công việc và chán nản mỗi khi đi làm.

Vào một ngày đẹp trời tôi đang ngồi làm việc, đột nhiên tất cả mọi người trong phòng đứng dậy và đi vào phòng họp. Tôi lại không nhận được kế hoạch họp từ trước hoặc nhận được email khẩn, tôi hỏi mọi người về cuộc họp và được biết câu trả lời là cuộc họp cho một dự án mà chính tôi đang làm.

Vậy là mặc nhiên, sếp bỏ quên tôi trong hằng hà sa số các nhân viên trong dự án dù rằng tôi là một trong những người cầm trịch dự án trên. Tôi cảm thấy hình ảnh bản thân không nhạt nhòa đến mức bị bỏ quên và lý do duy nhất và hợp lý nhất chính là sếp ghét tôi ra mặt.

Điều tệ hại nhất phải kể đến đó chính là việc tôi không nhận được bất cứ phản hồi nào từ sếp cũng như không nhận được bất cứ ý kiến đóng góp nào.

phai-lam-gi-khi-bi-sep-ghet-bo-hinh-anh-2
Không có phản hồi nào từ sếp kể cả khi tôi cố gắng liên lạc

Nếu sếp của tôi đánh giá công việc của tôi, điều đó cho thấy anh ta còn quan tâm tôi. Nhưng nếu tôi không được nhận bất cứ đánh giá nào từ tiêu cực đến tích cực thì tức là tôi không phải là đối tượng đáng được quan tâm.Và việc đào tạo tôi cũng chẳng còn cần thiết khi không lâu nữa tôi sẽ bị buộc rời khỏi công ty.

Sau khi nhận ra những tín hiệu bất thường trên, tôi lập tức viết một email thật dài trình bày thắc mắc cũng như hi vọng được gặp trực tiếp sếp một lần để hỏi anh ấy về những gì đã xảy ra và tìm ra nguyên do khiến sếp khó chịu ra mặt như thế.

Bên cạnh đó, tôi làm một bảng bảng đánh giá về năng lực của bản thân lấy ý kiến từ những đồng nghiệp khác. Nó như một bằng chứng để đánh giá năng lực làm việc của tôi và sau đó trích dẫn nó trong email để gửi cho sếp xem và yêu cầu cho ý kiến phản hồi với hy vọng sẽ cải thiện hiệu suất công việc.

Tuy nhiên, việc gửi email này tôi thực hiện những hai lần và chính sách ngó lơ của sếp lại được áp dụng lên người tôi một lần nữa.

Một ngày đẹp trời của tháng 8, tôi tự tin ôm hết dự án đang thực hiện vào phòng sếp. Yêu cầu anh ta cho tôi 5 phút trình bày và hỏi anh ta rằng có phải anh ta không muốn tôi tiếp tục làm việc. Nếu như bây giờ tôi nghĩ việc, không ai có đủ năng lực để thay thế tôi lúc này.

Sếp buộc phải cho tôi một câu trả lời hợp lý và hi vọng tôi có thể tiếp tục làm việc cho đến khi dự án kết thúc. Đến cuối tháng 9, sau khi dự án được hoàn thành, tôi không phải là người ra đi mà là sếp. Anh ta bị luân chuyển đi một vị trí khác và cái ghế còn trống kia thuộc về tôi.

phai-lam-gi-khi-bi-sep-ghet-bo-hinh-anh-3
Sếp buộc phải cho tôi một câu trả lời hợp lý và hi vọng tôi có thể tiếp tục làm việc cho đến khi dự án kết thúc

Một mẹo cho các bạn bị sếp ngó lơ là hãy gửi hẳn một cái email than phiền đến bộ phận nhân sự hoặc cấp trên trực tiếp. Nếu bạn tố cáo về năng lực, có thể họ sẽ không lắng nghe nhưng nếu tố cáo về hành vi lơ là nhân viên, công ty sẽ ngay lập tức có câu trả lời riêng cho bạn.

Không ai muốn mình bị sếp soi hoặc ghét bỏ, nhưng nếu bạn rơi vào trường hợp giống tôi thì hãy giải quyết sự việc nhanh nhất có thể để cứu vãn tình hình. Hoặc không hãy tìm cho mình một công việc mới vì không có gì là không thể, cuối đường hầm vẫn luôn có ánh sáng.

Chúc các bạn thành công.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục