10 lý do khiến CV của bạn rớt từ “vòng gửi xe”

Theo thống kê, trung bình mỗi một vị trí đăng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ nhận được khoảng 75 hồ sơ ứng viên. Do đó, họ không có thời gian hoặc nhân lực để đọc kĩ, nên chỉ dành khoảng 60 giây để quyết định xem ứng viên có phù hợp với vị trí họ đang tuyển hay không.

Brad Turkin, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Comforce Corporation đã từng chia sẻ: “Có rất nhiều cách bạn có thể làm để tạo được những ấn tượng quan trọng với nhà tuyển dụng, nhưng chìa khóa của vấn đề chính là hồ sơ ứng viên”.

out-ngay-vong-gui-xe-ho-so-ung-vien-cua-ban-co-10-dieu-nay-hinh-anh-1
Chìa khóa của vấn đề chính là hồ sơ ứng viên

1. Lỗi ngữ pháp, viết tắt, sai chính tả

Sai chính tả, viết tắt trong giới trẻ có thể xem là sự phá cách thú vị khi giao tiếp trên mạng xã hội, nhưng đừng cố tình hay vô ý viết sai dù chỉ một từ trong hồ sơ của bạn. Hãy đọc lại thật kỹ và sử dụng các công cụ tra từ, kiểm tra chính tả nếu thấy không chắc về một từ nào đó.

Nên nhớ, nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng phán xét ứng viên thông qua cách viết hồ sơ. Bạn sẽ không thể là một người có trách nhiệm với công việc khi hồ sơ của chính mình còn không chỉn chu. Nhà tuyển dụng sẽ nhận định rằng người hay viết sai chính tả và ngữ pháp là có liên quan đến trình độ học vấn, cũng như tính cách cẩu thả.

2. CV dài ngoằng

Nhà tuyển dụng chỉ có vài giây cho tới vài phút để đọc CV của bạn, và ra quyết định có nên loại bỏ nó không. Vì thế hãy tránh lan man dài dòng. Đừng bê tất cả những điều bạn muốn bộc lộ vào. Nếu bạn có nhiều trải nghiệm công việc khác nhau, hay có nhiều kỹ năng thì đừng vội kể hết ra từ A tới Z, mà hãy trình bày chúng theo từng nhóm một. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt tốt nội dung bạn muốn truyền đạt.

3. Email không phù hợp

Để tăng tính chuyên nghiệp và nghiêm túc, tôn trọng đối với người tuyển dụng cũng như công việc ứng tuyển, hãy để ý từ những chi tiết nhỏ nhất trong hồ sơ ứng viên. Cụ thể là địa chỉ email.

Tốt nhất bạn nên cung cấp địa chỉ email dùng tên thật trong hồ sơ ứng viên. Tuyệt đối không dùng email của công ty cũ (hay công ty hiện tại) để làm địa chỉ liên lạc. Việc này sẽ khiến bạn “mất cả chì lẫn chài” nếu sếp của bạn nhận cuộc gọi, hoặc đọc được email bạn được mời đi phỏng vấn một công việc khác.

4. Liệt kê điều mà chính bạn cũng không biết

Các nhà tuyển dụng rất thông minh. Họ có rất nhiều kinh nghiệm tuyển nhân sự, nên họ có thể đánh giá bất cứ ai chỉ trong vài giây. Vì vậy, đừng liệt kê những thứ bạn không có, không biết, thậm chí là không hiểu trong hồ sơ ứng viên chỉ với mục đích gây ấn tượng, nó không hiệu quả đâu.

5. Mục tiêu không liên quan

Một bản CV chuyên nghiệp phải nêu bật được rõ mục tiêu trong công việc, và cho nhà tuyển dụng thấy họ cần những gì bạn có. Bạn sẽ không thành công nếu gửi cùng một CV cho nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Cho dù là cùng một lĩnh vực hay vị trí, mỗi công ty đều có những đặc điểm khác nhau. Bạn phải biết nắm bắt và khôn khéo điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp.

6. Dùng quá nhiều đại từ nhân xưng

Bạn không nên dùng từ “tôi” quá nhiều trong hồ sơ ứng viên. Hãy ghi các câu ngắn gọn và mô tả khách quan. Đừng ghi những câu như “Tôi là một người có khả năng giao tiếp tốt” hoặc “Tôi có tổ chức và có động lực làm việc cao”,…

7. Lý do rời công ty cũ

Đây là một trong những lý do phổ biến khiến bạn bị “out ngay vòng giữ xe”. Không bao giờ được đề cập tới lý do rời công ty cũ, bị chèn ép, không thích công ty cũ, mâu thuẫn với đồng nghiệp,… trên CV.

out-ngay-vong-gui-xe-ho-so-ung-vien-cua-ban-co-10-dieu-nay-hinh-anh-2
Không bao giờ được đề cập tới lý do rời công ty cũ trên CV

8. Nói dối về công việc cũ

Hãy trung thực vì thực tế khi phỏng vấn, nếu bạn không đủ khả năng thì bạn vẫn bị loại như thường mà thôi.

9. Nhắc tên sếp cũ

Chẳng may sếp cũ và nhà tuyển dụng quen biết nhau thì bạn sẽ rơi vào tình cảnh khó nhằn. Đừng nhắc tên sếp cũ trong hồ sơ ứng viên nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu.

10. Kinh nghiệm không liên quan

Trừ phi công việc cũ có liên quan đến công việc bạn sắp ứng tuyển, nếu không thì đừng ghi điều đó trong phần kinh nghiệm làm việc.

Bạn đã biết 10 điều có thể khiến bạn “bị out ngay vòng gửi xe” rồi đấy. Hãy cẩn thận và rút kinh nghiệm để có sự chuẩn bị tốt nhất cho CV của mình bạn nhé.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục