7 câu nói “cấm kị” khi đàm phán lương

Trong quá trình phỏng vấn, một dấu hiệu chứng tỏ bạn có thể đến gần hơn vị trí tuyển dụng đó chính là nhà tuyển dụng sẽ hỏi về mức lương mong muốn. Tuy nhiên, đây được xem là phần nhạy cảm nhất, vì bạn không biết phải nói như thế nào, ra mức lương ra sao để phù hợp với khả năng và mong muốn của bạn nhưng lại được nhà tuyển dụng chấp nhận. Sẽ có rất nhiều câu nói nên và không nên sử dụng trong quá trình đàm phán, bạn nên hiểu rõ nắm kĩ để quá trình đàm phán diễn ra thuận lợi hơn và đem lại kết quả như mong muốn hơn.

Dưới đây là 7 câu nói bạn nên tránh trong đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

1. “Tôi đồng ý [mức lương đầu tiên nhà tuyển dụng đề nghị]”

Đừng bao giờ đồng ý mức lương đầu tiên khi bạn được đề nghị cả. Bạn hoàn toàn có thể đảm bảo một mức lương cao hơn với khả năng đàm phán khéo léo và thông minh của mình. Nếu bạn chưa thử sao lại không biết rằng mình không thể.

2. “Tôi muốn mức lương X”

Nếu thông minh bạn hãy để nhà tuyển dụng đưa ra mức lương của họ cho bạn. Dựa vào mức lương để nghị bản có thể xem xét khoảng ngân sách nào tối thiểu cho vị trí ứng tuyển và có cơ hội để nâng mức lương phù hợp với giá trị bản thân của mình hơn. Do đó, đừng bao giờ vội vàng đưa ra một con số chính xác ngay khi bắt đầu đàm phán.

7-cau-noi-cam-ki-khi-dam-phan-luong-hinh-anh-1
Nếu thông minh bạn hãy để nhà tuyển dụng đưa ra mức lương đề xuất của họ trước

3. “Tôi không đồng ý/Tôi không nghĩ rằng…”

Thể hiện sự từ chối bằng cách nói không ngay lập tức có thể sẽ khiến bạn nhanh chóng mất đi cơ hội có được công việc mơ ước ngay cả khi nó đã đến thật gần. Có rất nhiều cách khéo léo để từ chối mức lương nhà tuyển dụng đưa ra, đừng bao giờ tự cao thể hiện rằng mức lương đó là không xứng đáng với mình. Chẳng một nhà tuyển dụng nào nhìn thấy được giá trị của bạn bằng cách từ chối mức lương của họ một cách trực tiếp thẳng thừng như vậy cả.

4. “Có một công ty khác đang đề nghị mức lương tốt hơn cho tôi”

Ngay cả khi đó là sự thật, đừng nên lật “lá bài” này để tạo áp lực với nhà tuyển dụng. Bạn có thể khéo léo trong giao tiếp hơn để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng, tôi thật sự tôn trọng và mong muốn có được vị trí đang ứng tuyển nhưng cũng hay chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bản thân cũng còn có rất nhiều cơ hội ngoài kia để phát triển. Lúc này, kỹ năng giao tiếp phải thật sự phát huy được giá trị của họ và được phát huy một cách đúng chỗ.

5. “Tôi cần mức lương X để…..”

Đừng bao giờ nêu mục đích của mức lương mà bạn mong muốn. Không một nhà tuyển dụng nào quan tâm đến cuộc sống đời tư cá nhân của bạn cả. Đồng thời điều đó càng khiến cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đến với công việc cũng chỉ vì đồng tiền. Năng lực, kinh nghiệm và sự phù hợp với vị trí tuyển dụng mới thật sự là cơ hội để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng.

7-cau-noi-cam-ki-khi-dam-phan-luong-hinh-anh-2
Năng lực, kinh nghiệm và sự phù hợp với vị trí tuyển dụng mới thật sự là cơ hội để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng

6. “Mức lương tối thiểu tôi có thể nhận là X”

Nếu nhà tuyển dụng biết mức lương thấp nhất bạn sẵn lòng chấp nhận, đó có thể là tất cả những gì bạn sẽ nhận được. Đừng bao giờ đề cập đến mức lương tối thiểu là sự lựa chọn hợp lý và thông minh nhất nếu bạn muốn có một mức lương cao hơn.

7. “Tôi xứng đáng mức lương cao hơn”

Vậy như thế nào là xứng đáng? Nếu bạn muốn thể hiện với nhà tuyển dụng về năng lực của mình thì hãy nắm chắc phần thắng. Còn nếu chỉ là muốn thể hiện khả năng của mình với nhà tuyển dụng thì không nên đề cao bản thân. Tự tin là tốt nhưng đừng tự tin đến mức khiến người đối diện cảm thấy bạn đang quá tự cao.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục