Content Moderator là gì? Lộ trình thăng tiến và mức lương ra sao?

Trong thời đại công nghệ, các nền tảng trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày với hàng tỷ người sử dụng. Điều này đặt ra nhiều thách thức liên quan đến việc quản lý và kiểm soát nội dung. Vai trò của Content Moderator trở nên quan trọng để đảm bảo môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn. Content Moderator là gì, cần những kỹ năng gì để làm công việc này? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá qua bài viết dưới đây.

Content Moderator là gì?

Content Moderator là người kiểm duyệt, đánh giá nội dung được đăng tải lên các nền tảng trực tuyến. Công việc của Content Moderator là đảm bảo người tạo và quản lý đặt các nội dung như bình luận, hình ảnh, video phù hợp, tuân thủ các quy định, nguyên tắc cộng đồng và luật pháp. Người làm công việc này thường chặn nội dung có thể gây hại cho trang web, nền tảng của doanh nghiệp và tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho tất cả người dùng.

content moderator
Giám sát và kiểm soát nội dung được đăng tải trên mạng là công việc chính của Content Moderator.

Công việc cụ thể của Content Moderator

Một số nhiệm vụ điển hình của người kiểm duyệt nội dung có thể kể đến như:

Xây dựng chính sách nội dung

Content Moderator tham gia vào quá trình xây dựng các chiến lược để tạo và thực hiện nội dung, tuân theo các nguyên tắc nhất định do khách hàng cung cấp và từ công ty yêu cầu để xem xét nội dung được đăng tải trên nền tảng trực tuyến. Họ là những người có kiến thức sâu về các vấn đề nhạy cảm và xu hướng mới trên mạng xã hội, từ đó có thể đưa ra đóng góp xây dựng và nâng cấp các chính sách, quy trình hiện có.

Đánh giá, xử lý nội dung

Người kiểm duyệt nội dung phải xem xét các bình luận, hình ảnh, video cũng như các loại nội dung khác được đăng tải và đánh giá chúng có phù hợp không. Nếu gặp nội dung vi phạm, Content Moderator sẽ quyết định xử lý nội dung theo các phương thức như loại bỏ, ẩn danh, cảnh báo người đăng. Quá trình này không chỉ cần sự kiên nhẫn và cẩn trọng mà còn đòi hỏi Content Moderator phải hiểu rõ các quy định, nguyên tắc cộng đồng, cũng như áp dụng chúng nhất quán và công bằng.

Xem xét báo cáo của người dùng

Việc xem xét các báo cáo của người dùng liên quan đến nội dung trên các nền tảng trực tuyến sẽ giúp Content Moderator xác định các khía cạnh cần cải thiện, so sánh số liệu theo thời gian để phân tích hiệu suất nội dung. Dựa trên những báo cáo này, họ cũng có thể xác định loại nội dung nào hoạt động tốt ở từng phân khúc đối tượng. Từ đó phân phối nội dung đến đúng đối tượng hơn để tăng mức độ tương tác.

Hợp tác với các bên liên quan

Content Moderator không chỉ là người thực hiện công việc đơn lẻ mà còn đóng vai trò là một cầu nối quan trọng trong quá trình quản lý nội dung trên mạng. Họ thường phải tham gia vào các cuộc trao đổi với những bên liên quan để giải quyết các vấn đề về kiểm duyệt nội dung. Bên cạnh đó, họ còn báo cáo về các trường hợp nội dung vi phạm đến bộ phận quản lý.

content moderator
Content Moderator đóng vai trò quan trọng trong việc giữ môi trường trực tuyến lành mạnh.

Những kỹ năng cần có của Content Moderator

Một số kỹ năng và tính cách cần có để trở thành người kiểm duyệt nội dung thành công:

1. Kỹ năng phân tích

Người kiểm duyệt nội dung cần có kỹ năng mềm, kinh nghiệm phân tích xuất sắc trong việc sàng lọc nội dung trực tuyến. Kỹ năng này giúp Content Moderator xác định hành vi của người dùng ở các diễn đàn, nhóm khác nhau cũng như đánh giá hiệu suất nội dung tương ứng. 

2. Sàng lọc kiến thức

Việc sàng lọc nội dung sẽ là nhiệm vụ dễ dàng đối với Content Moderator nếu họ có đủ kiến thức về các lĩnh vực khác nhau mà người dùng đang thảo luận đồng thời có hiểu biết, theo kịp xu hướng trên mạng xã hội. Từ đó, Content Moderator có thể nhận diện được những từ ngữ mang tính bạo lực, kích động, tục tĩu hay vi phạm pháp luật, cũng như hiểu rõ hơn về ngữ cảnh, tác động của nội dung đối với cộng đồng trực tuyến. 

3. Kiên nhẫn, chú ý đến chi tiết

Kiểm duyệt nội dung là một quá trình không thể vội vàng. Do đó, tính kiên nhẫn có thể giúp Content Moderator thực hiện nhiệm vụ hàng ngày mà không bị căng thẳng về các vấn đề nội dung khác nhau. Ngoài ra, sự chú ý đến các chi tiết cũng đảm bảo người kiểm duyệt nội dung đưa dự đoán, triển khai chiến lược chính xác bằng cách loại trừ được các yếu tố lỗi, dư thừa hoặc “out trend”.

4. Có hiểu biết về ngôn ngữ

Content Moderator thường sử dụng chuyên môn về ngôn ngữ để giám sát nội dung, đặc biệt là khi nội dung có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng của người dùng. Ví dụ như khách hàng sẽ đọc review của những người mua trước từ các trang thương mại điện tử. Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn có chi nhánh ở các quốc gia khác nhau thường tuyển dụng Content Moderator đa ngôn ngữ để kiểm duyệt nội dung hiệu quả giúp nâng cao danh tiếng của thương hiệu. 

5. Giao tiếp

Người kiểm duyệt nội dung hàng ngày đều tiếp xúc với nhiều khách hàng và các bên liên quan, do đó đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt. Content Moderator cần phải sử dụng kỹ năng giao tiếp để không chỉ giải thích các quy định, quy trình rõ ràng mà còn truyền đạt thông điệp lịch sự và chuyên nghiệp. 

Bằng cách này, họ có thể tạo ra một môi trường giao tiếp lành mạnh, tôn trọng, giúp tăng cường sự hiểu biết và chấp nhận của cộng đồng trực tuyến về các quy định, biện pháp kiểm soát nội dung. Kỹ năng giao tiếp cũng giúp Content Moderator xử lý các tình huống xung đột hiệu quả hơn.

6. Chính trực

Hầu hết các doanh nghiệp đều có điều khoản mô tả rõ ràng về các hành vi không phù hợp trên nền tảng trực tuyến. Do đó, người kiểm duyệt nội dung cần tuân theo những điều khoản này. Họ cần thực hiện công việc này không thiên vị để đảm bảo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh. 

Điều này đòi hỏi sự chính trực để tuân thủ các giá trị, nguyên tắc của công ty đồng thời sửa đổi bất kỳ chính sách nào không phù hợp. Việc duy trì tính đạo đức trong công việc cũng giúp Content Moderator trách nhiệm hơn và coi trọng nhiệm vụ đang thực hiện.

content moderator
Content Moderator phải theo kịp các xu hướng nội dung đang phát triển.

Lộ trình thăng tiến của Content Moderator

Con đường thăng tiến sự nghiệp của Content Moderator thường bắt đầu từ các vị trí Junior và phát triển đến cấp quản lý hoặc chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nội dung. Dưới đây là lộ trình sự nghiệp phổ biến ở vị trí này:

– Content Moderator: Bạn sẽ bắt đầu làm việc ở vị trí nhân viên Content Moderator chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh nội dung theo các quy định đã đề ra. Trong quá trình làm việc sẽ giúp phát triển kỹ năng phân tích, quản lý nội dung đồng thời sử dụng thành thạo các công cụ và hệ thống phân loại nội dung.

– Senior Content Moderator: Vị trí này chủ yếu chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai các chính sách và quy trình kiểm soát nội dung mới.

– Team Lead hoặc Supervisor Content: Đào tạo và hướng dẫn các nhân viên mới, quản lý hiệu suất làm việc của nhóm. Bạn còn có thể tham gia phát triển, cải thiện các công cụ và thuật toán phân tích nội dung tự động.

– Content Manager, Head of Community Standards, Head of Content Moderation hoặc Director of Trust & Safety: Ở các tổ chức lớn, bạn có thể thăng chức lên các vị trí quản lý cao cấp chịu trách nhiệm định hình và thực hiện chiến lược kiểm soát nội dung.

Mức lương của Content Moderator có cao không?

Mức lương của Content Moderator tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm làm việc, quy mô công ty, kinh nghiệm và trình độ học vấn của nhân viên. Trung bình, vị trí Content Moderator sẽ có mức lương dao động khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm, chuyên môn cao, hiểu biết nội dung đa ngôn ngữ, con số này sẽ lên tới 20 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.

Cơ hội việc làm của Content Moderator

Cơ hội việc làm cho Content Moderator rất đa dạng, đặc biệt là trong môi trường trực tuyến với sự gia tăng đáng kể của nội dung số. Bạn có thể làm Content Moderators tại:

– Công ty công nghệ: Các công ty công nghệ lớn như Facebook, Google, Twitter, TikTok… thường tuyển dụng Content Moderators để kiểm soát nội dung trên các nền tảng.

– Công ty truyền thông và giải trí: Các tổ chức trong ngành này như nhà xuất bản trực tuyến, trang web tin tức, hãng phim và đài truyền hình cũng cần Content Moderator để quản lý và kiểm soát nội dung.

– Công ty thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki… thường cần Content Moderators để kiểm soát nội dung đăng tải bởi người dùng và bảo vệ khách hàng khỏi các sản phẩm giả mạo hoặc lừa đảo.

– Công ty dịch vụ Outsourcing: Đây là các công ty cung cấp dịch vụ kiểm soát nội dung cho các tổ chức khác nên thường có nhu cầu tuyển dụng Content Moderator.

Với sự phát triển của Internet cũng như thương mại điện tử, Content Moderator là nghề nghiệp có triển vọng và có nhu cầu tuyển dụng cao. Với bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về công việc này. Để tìm kiếm thông tin Content Moderator tuyển dụng ở đâu uy tín, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Content Writer là gì? Kỹ năng để trở thành người viết chuyên nghiệp

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục