Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì? Các đối tượng tham gia là ai?

Trong đời sống, mọi cá nhân và tổ chức đều có khả năng gây tổn thất cho người khác và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Các sơ suất trong quá trình làm việc, đặc biệt là trong những ngành nghề đòi hỏi độ chính xác và chuyên nghiệp cao, thường dẫn đến những tổn thất đáng kể. Trong tình huống này, việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trở nên là vô cùng cần thiết, giúp cá nhân và doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính do các lỗi lầm trong quá trình hoạt động. Vậy cụ thể bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì? Những ai cần tham gia loại bảo hiểm này? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một dạng bảo hiểm nhằm bảo vệ cá nhân hoặc tổ chức khỏi những rủi ro tài chính có thể phát sinh trong quá trình cung cấp các dịch vụ hay thực hiện các công việc chuyên môn.

Cụ thể, loại bảo hiểm này hỗ trợ khi phải đối mặt với các yêu cầu bồi thường hoặc kiện tụng pháp lý do gây thiệt hại hoặc tổn thương đến người khác trong quá trình hoạt động. Phạm vi của bảo hiểm này thường bao gồm chi phí pháp lý, bồi thường thiệt hại, và các chi phí khác liên quan

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nhằm bảo vệ doanh nghiệp hoặc cá nhân khỏi các thiệt hại về tài chính khi hoạt động nghề nghiệp.

2. Vì sao nên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bảo vệ chi tiết và toàn diện hơn trong lĩnh vực lao động so với nhiều dạng bảo hiểm khác. Đặc biệt, công ty bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cam kết chi trả đầy đủ các khoản bồi thường khi cá nhân hoặc doanh nghiệp phạm phải lỗi hoặc mắc sai sót trong quá trình hoạt động.

Các vụ kiện tụng kéo dài không chỉ tốn kém về thời gian và tài chính mà còn đe dọa đến uy tín của doanh nghiệp. Trong tình huống này, công ty bảo hiểm sẽ đảm nhận chi phí để giải quyết các vụ kiện nhanh chóng.

Với những quyền lợi mà bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mang lại, hiện nay không chỉ các ngành nghề bắt buộc mà cả các doanh nghiệp khác cũng nên xem xét tự nguyện tham gia để đề phòng trước những rủi ro tiềm ẩn.

3. Những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Tổ chức, cá nhân hành nghề luật sư

Các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư cá nhân đều phải tuân thủ quy định tại khoản 6, Điều 40 và khoản 2, Điều 49 của Luật Luật sư năm 2006 (đã được sửa đổi năm 2012). Theo quy định này, tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư làm việc trong tổ chức, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, nếu có thoả thuận trong hợp đồng lao động, họ cũng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Luật sư là một trong những ngành nghề bắt buộc mua và tham gia bảo hiểm trách nghiệm nghề nghiệp.

Tổ chức, cơ quan hành nghề công chứng

Theo quy định tại khoản 1, Điều 33 và Điều 37 của Luật công chứng năm 2014, tổ chức hành nghề công chứng đều phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các công chứng viên thuộc tổ chức đó.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 92 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đảm bảo mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Kế toán và các doanh nghiệp kế toán

Theo quy định tại khoản 6, Điều 67 của Luật Kế toán năm 2015, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán đều có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh nước ngoài

Theo quy định tại khoản 5, Điều 29 của Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đều phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Để phòng ngừa những sai sót trong quá trình làm việc, các doanh nghiệp kiểm toán bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Nhà thầu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng

Theo quy định tại khoản 2, điểm b, Điều 9 của Luật Xây dựng năm 2014, nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn xây dựng cho công việc khảo sát và thiết kế của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.

Doanh nghiệp thẩm định giá

Khoản 1, Điều 6 của Thông tư 38/2014/TT-BTC quy định rằng doanh nghiệp thẩm định giá phải tiến hành mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc thiết lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp. 

Các đơn vị và cá nhân trong lĩnh vực y tế

Theo quy định tại khoản 1, Điều 78 của Luật Khám chữa bệnh năm 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sĩ, y tá và các nhân viên trong lĩnh vực y tế khác khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Những người và tổ chức trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm

Theo khoản 3, Điều 93a của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 (đã được sửa đổi năm 2010 và năm 2019), quy định như sau:

  • Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mà họ cung cấp.
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Vì công việc trong lĩnh vực bảo hiểm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tài sản của người khác nên phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

4. Các quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Yếu tố để xác định trách nhiệm bảo hiểm

  • Phải là hành động vô ý hoặc sơ xuất, người được bảo hiểm hoặc nhân viên của họ không cẩn trọng trong khi thực hiện công việc, dẫn đến thiệt hại cho người khác, và theo quy định của pháp luật, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Sự kiện bảo hiểm phải xảy ra trong quá trình khách hàng cung cấp dịch vụ chuyên môn.
  • Hành vi gây thiệt hại phải nằm trong phạm vi ngành nghề chuyên môn đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Gây thiệt hại cho bên thứ ba có mối quan hệ độc lập với người được bảo hiểm: Trong trường hợp người bị tổn thất là một chuyên gia hoặc là người được bảo hiểm cùng với nhân viên của họ, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Phải có sự phát sinh khiếu nại từ bên thứ ba.
  • Trong thời hạn hồi tố: Doanh nghiệp sẽ không chi trả bồi thường nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba trước thời điểm hồi tố có hiệu lực.

Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi thanh toán của loại bảo hiểm này bao gồm tính chất của các tổn thất cũng như các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Trong tình huống mà cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức phạm phải sơ suất trong quá trình hoạt động hay cung cấp dịch vụ, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thanh toán các khoản sau:

  • Chi phí và tổn thất phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, giải quyết và đối phó với các khiếu nại phát sinh.
  • Ngày hiệu lực của hồi tố: Đây là ngày mà các tổn thất và chi phí nằm trong phạm vi bồi thường của bảo hiểm được thanh toán. Điều này đồng nghĩa với việc các khiếu nại từ phía bên cung cấp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm và thuộc phạm vi bảo hiểm. Sau khi vượt quá thời hạn này, các bên sẽ tự chịu trách nhiệm trong việc đàm phán, giải quyết hoặc bồi thường các tổn thất liên quan.
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm sẽ thanh toán toàn bộ chi phí và tổn thất phát sinh trong quá trình mua bảo hiểm và đáp ứng đủ các yêu cầu đã quy định từ trước.

Giới hạn bảo hiểm

Giới hạn trách nhiệm là biểu hiện của mức độ và bản chất của các hợp đồng bảo hiểm thường được thiết lập thông qua quá trình đàm phán và thỏa thuận của nhiều bên. Các hợp đồng bảo hiểm là bảng tổng hợp quyền và trách nhiệm của các bên được xác định một cách rõ ràng. Trong các tình huống xảy ra bảo hiểm, giới hạn tối đa thường được xác định là tổng rủi ro. Mức độ giới hạn của bảo hiểm được quy định càng ít thì chi phí bảo hiểm phải trả càng cao.

Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm của phí tư vấn và mức trách nhiệm bảo hiểm được đặt cố định từ đầu.

5. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Công ty bảo hiểm sẽ không chịu bồi thường bảo hiểm trong những tình huống sau đây:

  • Hậu quả của việc không tuân thủ quy chuẩn chuyên môn hoặc lỗi do sự bất cẩn.
  • Vấn đề thiệt hại liên quan đến thuế.
  • Thiệt hại xuất phát từ việc vi phạm luật pháp của quốc gia khác.
  • Hậu quả do nhân viên trong doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm liên quan đến quản lý sổ sách về kế toán hoặc chuyển nhượng tài sản.
  • Khi có yêu cầu bồi thường do doanh nghiệp thực hiện hành động làm mất uy tín hoặc vu khống.
  • Khi doanh nghiệp không thể thanh toán hoặc đang trong quá trình phá sản.
  • Mất hoặc hư hỏng tài liệu bảo mật do sự cẩu thả trong quản lý.
  • Thiệt hại do hành vi cố ý của doanh nghiệp hoặc nhân viên của doanh nghiệp nhằm lừa đảo bảo hiểm hoặc vi phạm pháp luật khác.
  • Thiệt hại do ô nhiễm đất, không khí, hoặc nguồn nước.
  • Hậu quả do các tình huống như chiến tranh, xâm lược, hành động của quốc gia khác, nổi loạn, cách mạng, bất ổn chính trị.
  • Hậu quả do việc bị áp dụng các biện pháp phạt, trừng phạt hay cảnh cáo theo luật.
  • Thiệt hại nảy sinh do việc tăng mức bồi thường.
  • Trách nhiệm mà doanh nghiệp phải tự chịu theo các điều khoản của hợp đồng hoặc vì không có quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.

6. Các lưu ý khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm doanh nghiệp

Tìm hiểu kỹ về hợp đồng bảo hiểm

Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, việc dành thời gian nghiên cứu kỹ về sản phẩm bảo hiểm là vô cùng quan trọng. Hãy đọc kỹ để hiểu rõ về điều kiện, điều khoản và phạm vi bảo vệ mà các gói bảo hiểm cung cấp. Đồng thời, cũng cần tập trung vào việc đánh giá nhu cầu và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn sản phẩm bảo hiểm thực sự phù hợp.

Một số yếu tố khác cũng cần xem xét bao gồm tính phù hợp của bảo hiểm với hoạt động kinh doanh và ngành nghề hiện tại.

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bạn nên tìm hiểu và đọc kỹ toàn bộ hợp đồng bảo hiểm trước khi đặt bút ký.

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín

Để đảm bảo sự đáng tin cậy, hãy nghiên cứu về uy tín, kinh nghiệm và các đánh giá về  nhà phân phối bảo hiểm trên thị trường. Qua đó, bạn có thể đánh giá chất lượng dịch vụ và quy trình chi trả bảo hiểm của nhà phân phối.

Chú ý kỹ về điều khoản và mức đền bù

Trước khi tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp và cá nhân hãy tiến hành nghiên cứu kỹ về điều khoản và mức đền bù được cung cấp trong chính sách bảo hiểm. Doanh nghiệp cần tự chủ động tìm hiểu và tính toán mức đền bù của bảo hiểm khi có sự cố xảy ra. Mức đền bù thường khác nhau tùy thuộc vào từng loại hợp đồng và sẽ được xác định thông qua các thỏa thuận cụ thể.

Cần chú ý các điều kiện và thủ tục liên quan đến yêu cầu bồi thường. Quy trình khiếu nại và xử lý yêu cầu bồi thường linh hoạt và tiện lợi sẽ giúp đảm bảo quá trình bồi thường thuận lợi hơn.

Tạm kết

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không chỉ là một biện pháp bảo vệ quan trọng để giảm thiểu tác động khi doanh nghiệp đối mặt với các sự cố và rủi ro trong quá trình làm việc mà còn là một công cụ quan trọng để tăng cường uy tín và sự tin tưởng từ phía đối tác và khách hàng. 

Hy vọng rằng những chia sẻ của Vieclam24h.vn đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn thành công! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Cập nhật các quy định về bảo lưu bảo hiểm xã hội mới nhất

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục