Được biết đến như một công việc thời thượng mà nhiều bạn trẻ theo đuổi, Barista đã trở nên thịnh hành trong những năm gần đây. Những nhân viên Barista thường toát lên vẻ chuyên nghiệp và thu hút đến lạ thường. Vậy thực chất Barista là gì? Làm thế nào để trở thành nhân viên Barista chuyên nghiệp? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu về lĩnh vực này qua bài viết dưới đây nhé!
Barista là gì? – Sức hút đến từ đôi tay tài hoa
Barista là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pha chế cà phê và các loại đồ uống không cồn nói chung. Công việc này nắm giữ vai trò thống lĩnh trong các xu hướng cà phê mới trên thế giới. Trong tiếng Ý, Barista được dịch nghĩa là “người pha chế”.
Các Barista còn được gọi với cái tên mỹ miều hơn là “nghệ nhân pha chế” vì họ nắm trong tay nghệ thuật vẽ Latte Art trên bề mặt tách cà phê. Về cơ bản, thuật ngữ Barista được dùng để chỉ một người được đào tạo chuyên môn và có kỹ thuật pha chế cà phê Espresso. Nhưng ở thời điểm hiện tại, thuật ngữ này đã được mở rộng hơn và được dùng để mô tả bất kỳ ai có kỹ năng cao trong việc pha chế đồ uống.
Ngoài kỹ năng pha chế, các Barista còn là những chuyên gia trong lĩnh vực cà phê. Họ có kiến thức chuyên môn về lịch sử, phương thức so sánh hương vị và cách rang, xay các loại cà phê khác nhau. Thế nên, Barista luôn biết cách pha chế để tạo ra những hương vị cà phê thơm ngon, khác biệt nhất. Ngoài ra, họ cũng có thể tìm ra loại cà phê tinh túy để cho ra đời tách cà phê đậm đà, chất lượng.
Đối với một Barista, đôi bàn tay chính là “vũ khí” tối thượng giúp họ chinh phục vị giác, khứu giác và cả thị giác của người dùng. Sở hữu kỹ năng đánh bọt sữa, tạo hình đặc sắc, Barista có thể tạo ra những ly cà phê “nghệ cả củ”, vừa ngon vừa đẹp mắt.
Đây chính là lý do vì sao nghề Barista lại có sức hút mãnh liệt với giới trẻ như vậy. Đặc biệt, đối với những bạn đam mê sự tự do, yêu thích nghệ thuật, Barista chính là sự lựa chọn tuyệt vời.
Nhiệm vụ của nhân viên Barista là gì?
Sau khi hiểu rõ định nghĩa Barista, bạn cần biết công việc hằng ngày của một nhân viên pha chế Barista là gì. Một số nhiệm vụ chính của nhân viên Barista cụ thể là:
- Chuẩn bị, vệ sinh và kiểm tra các dụng cụ pha chế cũng như thiết bị, máy móc bán hàng.
- Sáng tạo ra những thức uống mới lạ, phù hợp với khách hàng.
- Đón tiếp khách hàng và tư vấn về các loại đồ uống mà họ thắc mắc.
- Lên order, chuẩn bị món uống phù hợp cho khách.
- Đảm bảo chất lượng đồ uống và điều chỉnh công thức phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đảm nhận việc trang trí đồ uống sao cho bắt mắt.
- Vệ sinh khu vực quầy bar, quầy pha chế sau khi hoàn thành công việc.
- Nhập hàng hoá, quản lý các nguyên liệu tồn kho.
- Đào tạo kỹ năng pha chế cho những nhân viên mới.
Sự khác biệt giữa Bartender và Barista là gì?
Nếu không có nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn, nhiều người sẽ nghĩ Bartender và Barista giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Vậy điểm khác nhau giữa Bartender và Barista là gì? Hãy cùng Việc Làm 24h phân tích chi tiết qua bảng thông tin dưới đây nhé!
Đặc tính | Bartender | Barista |
Nhiệm vụ | Đây là nhân viên pha chế các thức uống có cồn như cocktail, mocktail, rượu pha chế,… | Đây là nhân viên pha chế các món cà phê và đồ uống không cồn. |
Chuyên môn | Có kiến thức chuyên sâu về các loại rượu | Có kiến thức chuyên sâu về các loại cà phê. |
Kỹ năng chuyên môn | Thành thạo kỹ năng pha chế rượu và cocktail. | Thành thạo các kỹ năng pha chế, tạo hình và trang trí cà phê. |
Thành phẩm | Chủ yếu là các loại cocktail (loại đồ uống có sự hòa trộn tinh tế giữa nhiều nguyên liệu và hương vị khác nhau) và mocktail (là một biến thể của cocktail nhưng không chứa cồn). | Chủ yếu là các loại cà phê nổi tiếng như Cappuccino, Americano, Espresso Copana, Macchiato,…, và cả những thức uống thông dụng như trà, trà sữa, sinh tố,… |
Tố chất cần có của một nhân viên pha chế Barista là gì?
Trên thực tế, niềm đam mê thôi vẫn chưa đủ để bạn trở thành một Barista chuyên nghiệp. Vì vậy, để theo đuổi và chinh phục niềm đam mê của mình, bạn cần đảm bảo các tố chất cần có của một Barista.
Am hiểu về cà phê và có kỹ năng pha chế
Như đã chia sẻ, Barista là một lĩnh vực liên quan đến việc pha chế cà phê. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên khi trở thành một Barista chuyên nghiệp là bạn phải có kiến thức chuyên môn, am hiểu đặc tính của các loại cà phê. Đồng thời, kỹ năng pha chế cà phê ngon cũng là một tố chất không thể thiếu.
Trên thực tế, đối với mỗi loại cà phê khác nhau như Cappuccino, Americano, Breve, Mocha, Macchiato, Lungo,…, sẽ có công thức và kỹ thuật pha chế khác nhau. Việc thành thạo các kỹ năng chuyên môn chính là “bệ phóng” giúp bạn nhanh chóng thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Đồng thời, kỹ năng còn giúp bạn cải thiện tay nghề, tăng tư duy sáng tạo trong công việc. Từ đó, cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn nhất.
Kiên trì
Dù theo đuổi bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, tính kiên trì vẫn luôn là yếu tố hàng đầu bạn cần phải có, và Barista cũng vậy. Để tạo ra những cốc cà phê chất lượng, thơm ngon, bạn cần dành thời gian trau dồi, luyện tập kỹ năng chuyên môn. Nếu không có sự kiên trì, chăm chỉ, bạn rất khó vượt qua giai đoạn đầu để trở thành Barista.
Tính thận trọng
Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực chất tính thận trọng cũng là tố chất cốt lõi của một Barista. Dù là công việc của sự tự do, thoải mái, nhưng các Barista cần có sự cẩn trọng, chỉn chu trong quá trình pha chế. Một số loại thức uống như Cappuccino hay Latte Art là cách để đánh giá tay nghề của Barista. Để pha chế được loại đồ uống này, Barista cần thận trọng và quan sát tỉ mỉ các lớp bọt sữa trong quá trình đánh sữa cũng như rót vào ly tạo hình.
Nhạy cảm về vị và khứu giác
Để tạo ra một “tác phẩm” đồ uống tuyệt vời, nhân viên Barista cần sở hữu một khứu giác và vị giác thật sự nhạy cảm. Có thể nói, đây là tố chất không phải nhân viên Barista nào cũng có vì chúng thuộc về thiên bẩm. Tuy nhiên, “cần cù bù thông minh”, nếu không có một khứu và vị giác nhạy cảm bẩm sinh, bạn có thể rèn luyện để cảm nhận mùi vị tốt hơn.
Làm việc nhóm
Ngoài kỹ năng chuyên môn, các Barista cũng cần rèn luyện kỹ năng mềm như làm việc nhóm. Phần lớn khoảng thời gian trong ngày, các quán cà phê sẽ đón một lượng khách nhất định. Vì vậy, ngoài việc nắm rõ vai trò của mình, Barista cũng cần linh hoạt trong việc hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hoặc đồng nghiệp cùng ca làm để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Nắm bắt công nghệ tốt
Barista là người trực tiếp làm việc với các công cụ, thiết bị xay rang, pha chế. Vì vậy, bạn cần biết cách sử dụng các loại máy móc, tập làm quen với những thiết bị hiện đại để quá trình pha chế diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, nhân viên Barista cũng phải sử dụng thành thạo những công cụ mới nhất liên quan đến công việc để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Giao tiếp tốt
Ngoài kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm tiếp theo mà một Barista cần phải có. Việc cung cấp sai thông tin sẽ dẫn đến sai sót khi ghi nhận đơn đặt hàng. Đây là một trong những trường hợp thường gặp mà nhân viên pha chế dễ mắc phải. Thế nên, để trở thành một Barista chuyên nghiệp, bạn cần có kỹ năng truyền đạt chuyên nghiệp về các loại cà phê và đồ uống khác nhau. Việc này giúp quá trình tư vấn và trao đổi với khách hàng diễn ra hiệu quả.
Vì sao Barista lại hấp dẫn người trẻ?
Trong vài năm gần đây, Barista nổi lên như một xu hướng và trở nên thu hút người trẻ, nhất là những bạn thuộc thế hệ Gen Z. Vậy vì sao công việc pha chế này lại hấp dẫn giới trẻ đến thế?
Thiên hướng và môi trường làm việc
Một trong những yếu tố tạo nên sức hút của Barista là thiên hướng và môi trường làm việc. Xét trên phương diện thiên hướng, Barista vốn là công việc mang tính nghệ thuật. Để trở thành một Barista chính hiệu, bạn cần ấp ủ một đam mê nghệ thuật đủ lớn. Từ đó, bạn mới có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thấm đẫm phong cách cá nhân của mình.
Còn đối với môi trường làm việc, Barista là một công việc tự do, không gò bó về mặc thời gian và địa điểm làm việc. Khi trở thành nhân viên pha chế, bạn sẽ được làm việc trong những quán hoặc chuỗi cà phê tùy theo năng lực. Đây là nơi có môi trường làm việc năng động thoải mái và hiện đại. So với những công việc văn phòng hoặc nhà nước, môi trường làm việc của Barista thú vị hơn rất nhiều.
Tính chất công việc này thật sự phù hợp với những bạn trẻ có lối sống ưa bay nhảy và có niềm yêu thích nghệ thuật nhất định.
Cơ hội việc làm đa dạng, mức thu nhập hấp dẫn
Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng Barista trên thị trường Việt Nam ngày càng lớn và đa dạng hơn. Đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho những người yêu thích và có niềm đam mê trở thành Barista chính hiệu. Sự ra đời và lớn mạnh của các thương hiệu cà phê lớn như Starbucks, Highlands Coffee, The Coffee House, Phúc Long, Koi Thé,…, chính là nền tảng mang đến cơ hội việc làm tuyệt vời cho giới trẻ.
Với nhu cầu tuyển dụng cao như vậy, việc trở thành một Barista chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội nhận vị trí công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn. Thậm chí, khi đảm nhiệm công việc tốt, bạn sẽ được nhanh chóng thăng tiến và kiếm được nguồn thu nhập ổn định.
Ngoài việc ứng tuyển vào các vị trí tại chuỗi thương hiệu cà phê, nhà hàng, quán ăn, khách sạn,.., Barista giàu chuyên môn cũng có thể tự xây dựng và phát triển thương hiệu cho riêng mình. Không chỉ “làm công ăn lương”, Barista còn có thể trở thành chủ bằng cách startup.
Mức thu nhập bình quân của Barista là bao nhiêu?
Barista là một công việc đòi hỏi cao về tính chuyên môn và mức độ am hiểu sâu rộng. Chính vì thế, công việc này có thể mang đến một mức lương rất ý tưởng mà nhiều bạn trẻ mơ ước. Khởi điểm thu nhập của Barista vừa ra nghề dao động ở mức 4 – 7 triệu đồng tháng (tùy vào năng lực cá nhân).
Sau quá trình học hỏi, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm, Barista có cơ hội thăng tiến lên các vị trí khác nhau, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ mới với mức lương cao hơn. Với khối lượng công việc như Barista chuyên nghiệp, chuyên viên đào tạo hoặc quản lý pha chế, mức thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng trở lên là điều hoàn toàn có thể đối với bạn.
FAQ về nghề Barista
Con gái làm Barista được không?
Tất nhiên là được! Barista là công việc không phân biệt tuổi tác và giới tính. Vì vậy, dù là nam, nữ hay thuộc cộng đồng LGBT+, bạn vẫn có thể trở thành một Barista chuyên nghiệp nếu có đủ đam mê và yêu thích nghề.
Nên học Barista không?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần tự đặt ra câu hỏi về mục tiêu và định hướng mà bản thân muốn đạt được. Nếu thật sự yêu thích công việc pha chế và nghiêm túc theo đuổi lĩnh vực này, bạn hoàn toàn có thể thử sức với các khoá học Barista.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến nghề Barista là gì. Là một người đam mê nghệ thuật, ưa thích sự khéo léo và chán ghét môi trường làm việc khuôn phép nơi văn phòng, bạn có thể tìm hiểu và thử sức với lĩnh vực pha chế. Hy vọng bài viết mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ Barista là gì cũng các tố chất cần có để trở thành một Barista chuyên nghiệp.
Nếu đang tìm kiếm một công việc phù hợp với sở thích của bản thân, bạn đừng ngần ngại liên hệ Việc Làm 24h nhé! Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình xây dựng sự nghiệp của mình!
Xem thêm: PG là gì? Liệu có phải là việc nhẹ lương cao như lời đồn?