Cameraman là gì? Tố chất quan trọng giúp bạn tiến xa trong nghề Cameraman

Người có nhiệm vụ lưu giữ mọi khoảnh khắc và truyền tải cảm xúc qua ống kính máy quay là Cameraman. Công việc này không chỉ đơn thuần là việc ghi lại những hình ảnh mà còn đòi hỏi những tố chất và kỹ năng nhất định để sáng tạo những tác phẩm triệu view. Vậy Cameraman là gì? Muốn làm nghề Cameraman thành công cần có những tố chất nào? Tuyển Cameraman ở đâu? Mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.

Cameraman là gì?

cameraman là gì
Tìm hiểu nghề Cameraman là gì? 

Cameraman còn được gọi là người quay phim, nhiếp ảnh gia, người cầm máy. Họ là những người chịu trách nhiệm ghi lại và đảm bảo chất lượng hình ảnh bằng cách sử dụng và điều khiển máy quay theo chỉ đạo của đạo diễn, giám đốc hình ảnh hoặc biên tập viên. Các cảnh quay được Cameraman thực hiện thường rất đa dạng như phim truyền hình, phim điện ảnh, video âm nhạc, sự kiện trực tiếp,… 

Cameraman không chỉ đơn thuần là cầm máy quay và ghi lại hình ảnh mà còn là người sắp xếp cảnh quay, ánh sáng, góc quay và nắm bắt cảm xúc để tạo ra tác phẩm. Vậy công việc chính của Cameraman là gì?

Công việc của một Cameraman là gì?

cameraman là gì
Công việc của các Cameraman là gì?

1. Tiếp nhận và tìm hiểu kịch bản quay

Kịch bản là cơ sở cho việc thực hiện cảnh quay, và Cameraman cần phải hiểu rõ nội dung, tình tiết và tầm quan trọng của từng cảnh quay. Sau đó, Cameraman thảo luận và tìm hiểu ý muốn của đạo diễn để quá trình quay được chỉn chu. 

2. Setup bối cảnh quay

Cameraman cần phải nắm rõ nghệ thuật sắp xếp cảnh quay để mỗi chuyển động và các bối cảnh diễn ra theo đúng kịch bản. Họ phải gợi ý hướng quay, xác định vị trí đặt máy, sắp xếp đối tượng trong khung hình và trình tự quay sao cho phù hợp với thông điệp của tác phẩm. 

3. Cầm máy quay phim

Cameraman phải biết cách điều khiển máy quay, chọn góc quay phù hợp và điều chỉnh các thiết lập kỹ thuật như độ phân giải, tốc độ khung hình, khẩu độ,… để tạo ra hình ảnh chất lượng.

4. Lựa chọn góc quay

Cameraman quyết định góc quay nào sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho cảnh quay. Mỗi góc quay có thể tạo ra những cảm giác khác nhau, điều này ảnh hưởng đến cách người xem hiểu và trải nghiệm cảnh quay chân thật nhất có thể.

5. Làm công tác ghi hình và đảm bảo chất lượng âm thanh, ánh sáng

Cameraman phải đảm bảo rằng cả âm thanh và ánh sáng được ghi hình chất lượng. Trong quá trình ghi hình, Cameraman là người đảm bảo chất lượng micro thu âm, kiểm soát tiếng ồn, đồng bộ âm thanh với hình ảnh,… Đồng thời, Cameraman cần phải hiểu về góc sáng và cách sử dụng ánh sáng để tạo ra hiệu ứng mong muốn. Họ có thể sử dụng đèn chiếu để tạo ra ánh sáng mềm, ánh sáng cứng, hoặc tạo bóng đổ để tạo không gian phù hợp cũng như màu sắc đặc biệt cho cảnh quay.

6. Tổng hợp cảnh quay và chỉnh sửa để mang đến video hoàn chỉnh

Sau khi hoàn thành quá trình ghi hình, công việc của Cameraman không chỉ dừng lại ở đó. Cameraman lựa chọn những phân đoạn thú vị và chất lượng nhất, sau đó, Cameraman tiến hành sắp xếp các cảnh quay theo đúng kịch bản. Bên cạnh đó, Cameraman có thể tham gia vào quá trình chỉnh sửa ánh sáng, âm thanh, hiệu ứng hình ảnh phù hợp với ý muốn của nhà làm phim. Đây là công đoạn đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ thuật chuyên môn và khả năng làm việc cùng các bên liên quan để tạo ra tác phẩm hoàn chỉnh và chất lượng. 

7. Xuất bản và phân phối 

Sau khi video đã hoàn chỉnh và được các bên liên quan chấp nhận, Cameraman xuất bản video theo các định dạng yêu cầu và phân phối trên các kênh truyền thông hoặc nền tảng mong muốn.

Những tố chất quan trọng giúp bạn tiến xa hơn trong nghề Cameraman là gì?

cameraman là gì
Những tố chất quan trọng để thành công trong nghề Cameraman là gì?

Xây dựng nền tảng kiến thức và kinh nghiệm vững vàng

Để trở thành một Cameraman chuyên nghiệp, các bạn cần tìm hiểu và học hỏi về lĩnh vực này như kỹ thuật quay phim, âm thanh, ánh sáng, cách lắp đặt và vận hành các thiết bị camera. Cameraman cần phải nắm vững các khái niệm về độ phân giải, tốc độ khung hình, khẩu độ,… và áp dụng chính xác trong thực tế. Bên cạnh đó, các bạn cần trang bị kỹ năng sử dụng phần mềm biên tập âm thanh, video để tiến hành chỉnh sửa và tạo ra những sản phẩm chất lượng.

Để có cơ hội tham gia vào các vị trí quan trọng trong các dự án lớn, bạn nên tìm hiểu thi và lấy các chứng chỉ hoặc bằng cấp. Các bạn có thể tham khảo chứng chỉ Avid Media Composer, Adobe Premiere Pro hoặc các bằng cấp kỹ thuật điện ảnh, quay phim chuyên nghiệp, … 

Sau khi đã có nền tảng kiến thức vững chắc và các bằng cấp, chứng chỉ cụ thể, các bạn có thể tìm kiếm các công ty sản xuất phim, quảng cáo hoặc đài truyền hình để tham gia thực tập. Nhờ đó, các bạn có thể nâng cao kỹ năng thực tế, tích lũy kinh nghiệm từ những người có chuyên môn và phát triển các mối quan hệ cần thiết trong ngành.

Sáng tạo và tư duy nghệ thuật

Khả năng sáng tạo là yếu tố quan trọng để tạo ra những cảnh quay độc đáo và ấn tượng. Cameraman cần có tư duy nghệ thuật để biết cách bố trí cảnh quay, chọn góc quay và ánh sáng sao cho phù hợp.

Xem thêm: Design Thinking là gì? Quy trình ứng dụng Design Thinking để làm việc hiệu quả

Khả năng làm việc nhóm hiệu quả

Đa số các Cameraman là một thành viên của một ekip lớn. Họ cần phải làm việc cùng với đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất và các thành viên khác để đảm bảo rằng cảnh quay được thực hiện đúng yêu cầu. Với tư duy cởi mở, tôn trọng sự hợp tác, bạn sẽ hiểu rõ cách hợp tác với các thành viên để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả

Kiên nhẫn và khả năng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt

Nghề Cameraman đôi khi yêu cầu làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như thời tiết xấu, môi trường khó khăn, hay thời gian quay hạn chế. Do đó, bạn cần phải thích nghi và đảm bảo rằng cảnh quay vẫn đạt được chất lượng mong muốn. Bên cạnh đó, đứng trước những thách thức hay những tình huống không mong muốn như sự cố kỹ thuật, tinh thần kiên nhẫn giúp bạn vượt qua những rào cản này mà không nản lòng thoái chí.

Hơn nữa, quá trình sản xuất video thường kéo dài từ vài tuần vài tháng, thậm chí vài năm. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn để duy trì tinh thần tập trung và năng lượng trong suốt thời gian chờ “đứa con tinh thần” ra đời.

Chỉn chu và tỉ mỉ

Các chi tiết nhỏ từ ánh sáng, màu sắc cho đến góc quay,… đều ảnh hưởng đến tổng thể sản phẩm và tạo nên sự khác biệt so với những sản phẩm khác trên thị trường. Cameraman cần phải luôn thể hiện sự chỉn chu, tỉ mỉ và đề cao chi tiết trong việc sắp xếp cảnh quay, kiểm tra cấu hình máy quay và ánh sáng, cũng như chỉnh sửa các thông số kỹ thuật. Bằng cách tập trung vào từng chi tiết và luôn đặt ra tiêu chuẩn cụ thể, bạn sẽ mang đến những tác phẩm đẹp mắt và đầy ấn tượng.

Giữ lửa đam mê và học hỏi không ngừng

Ngành công nghiệp truyền thông liên tục thay đổi, đòi hỏi bạn luôn phải biết cách thích nghi, sẵn sàng học hỏi và phát triển hơn nữa. Hơn nữa, đam mê chính là ngọn đèn giúp bạn duy trì động lực, năng lượng và sự hứng thú, đồng thời giúp bạn vượt qua những khó khăn và thách thức có thể xảy ra trên hành trình chạm bước đến thành công.

Tuyển Cameraman ở đâu, mức lương ra sao, cơ hội công việc thế nào?

cameraman là gì
Các vị trí tuyển Cameraman là gì, mức lương ra sao?

Nghề Cameraman ngày càng chứng tỏ  sức hấp dẫn đối với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Hơn nữa, hàng loạt công ty, doanh nghiệp hiện nay đều tham gia và đầu tư vào lĩnh vực điện ảnh. Khi có đầy đủ kỹ năng cần thiết, các bạn có thể tự tin tìm được một vị trí phù hợp, dễ dàng. 

Mức thu nhập trung bình của các vị trí Cameraman như sau:

  • Người mới vào nghề, mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Người có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm, mức lương từ 8 – 15 triệu đồng/ tháng.
  • Người có kinh nghiệm dày dặn, mức lương từ 30 triệu đồng/tháng. 

Mức lương này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào vị trí công việc và quy mô công ty mà mức lương có thể Cameraman dao động khác nhau. 

Nghề Cameraman trong lĩnh vực phim ảnh/truyền thông

  • Làm việc tại các hãng phim, đoàn làm phim, đài truyền hình trung ương hoặc địa phương.
  • Làm nhân viên quay phim tại các công ty tư nhân hoặc nhà nước về mảng truyền thông, quảng cáo, giải trí
  • Ghi hình và lên ý tưởng video tại các công ty truyền thông online.

Tại các công ty phim ảnh vai trò của cameraman là gì?

Vị trí này tương đối cao trong nghề Cameraman, đi đôi với áp lực công việc là một mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Với kinh nghiệm dày dặn, các bạn có thể tham gia vào các xưởng phim về đề tài phim hoạt hình, phim truyền hình, phim điện ảnh, phim giải phóng,… 

Trong lĩnh vực nghiên cứu/giảng dạy vai trò của cameraman là gì?

Đi đôi với sự phát triển của ngành công nghệ truyền thông, nhiều bạn trẻ có nhu cầu học tập nghề Cameraman tăng cao liên tục. Điều này đã tạo điều kiện cho các Cameraman chuyên nghiệp có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy hoặc trợ giảng tại các trường đào tạo về lĩnh vực này.

Nghề Cameraman tự do

Hiện nay, nhiều Cameraman hành nghề tự do với các vị trí công việc đa dạng như sau:

  • Quay phim đám cưới hoặc các sự kiện, tiệc tùng của gia đình, bạn bè,…
  • Quay phim các sự kiện, chương trình nhân dịp khai trương, ngày lễ,…
  • Làm video hoặc nhận quay các sự kiện truyền thông theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
  • Quay phim kỷ yếu, các chương trình của học sinh/sinh viên.

Kết luận

Trong thời đại bùng nổ truyền thông xã hội như hiện nay, Cameraman trở thành nghề nghiệp HOT, thu hút sự quan tâm của những bạn trẻ yêu thích điện ảnh. Bên cạnh kỹ thuật chuyên nghiệp, các Cameraman còn phải thể hiện nhiều khả năng sáng tạo và tư duy nghệ thuật. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện về Cameraman là gì cũng như các tố chất cần thiết. Chắc chắn một ngày nào đó không xa, các bạn có thể là những tố tài năng tạo nên những tác phẩm đáng nhớ và in đậm dấu ấn trong tâm trí khán giả.

Xem thêm: Khám phá ngay top 10 việc làm remote phổ biến, thu nhập tốt hiện nay

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục