Câu chuyện trượt phỏng vấn của cô gái trẻ và bài học cho người tìm việc

20 nghìn đồng

Sau vòng phỏng vấn, người phỏng vấn dù có thiện cảm với cô gái trẻ nhưng so với những ứng viên khác thì cô lại thiếu kinh nghiệm. Kinh nghiệm duy nhất cô có là từng quản lý tài chính cho hội sinh viên. Người phỏng vấn nói: “Nếu như có tin, anh sẽ gọi lại cho em”.

Cô sinh viên liền đứng dậy cám ơn quản lý nhân sự. Sau đó, cô đưa cho anh ta 20 nghìn đồng bằng hai tay và nói: “Dù em có được chọn hay không thì mong công ty sẽ gọi lại cho em”. Quản lý nhân sự ngây người một lúc mới hỏi lại: “Tại sao em biết công ty sẽ không gọi điện thoại cho em?”. Cô gái đáp: “Lúc nãy anh nói có tin thì sẽ gọi, vậy không được gọi tức là trượt phỏng vấn”.

cau-chuyen-truot-phong-van-cua-co-gai-tre-va-bai-hoc-cho-nguoi-tim-viec-hinh-anh-1
Người phỏng vấn dù có thiện cảm với cô gái trẻ nhưng so với những ứng viên khác thì cô lại thiếu kinh nghiệm

“Em được nhận!”

Khi đó, quản lý nhân sự lại hỏi: “Em muốn công ty gọi cho em vì cái gì?”. “Xin nói cho em biết điểm nào em chưa đạt được yêu cầu của công ty, chưa đủ tốt ở phương diện nào để em có thể cải thiện. Gọi điện thoại cho người trượt phỏng vấn không thuộc về khoản chi của công ty. Vì vậy em phải trả phí điện thoại”, cô gái nói.

Người quản lý nhân sự lập tức mỉm cười và nói: “Em nhận lại tiền đi. Em được nhận. Tuần sau đi làm đúng giờ nhé!”.

Bài học cho người tìm việc

Cuộc đời vận hành theo cách nó muốn, không phải cách bạn muốn. Tìm việc làm cũng vậy. Thế nên, hãy kiên nhẫn. Thành công phải trải qua rất nhiều tháng ngày nỗ lực, có khi phải mất cả hàng năm trời.

Bạn yêu thích đến đâu mà nếu không có sự kiên nhẫn, bạn có thể sẽ nản chí và bỏ cuộc vào thời điểm khó khăn, dù đôi khi bạn chỉ còn cách thành công một bước chân. Bạn có thấy cách cô gái trên ứng xử khi bị trượt phỏng vấn? Trong bất kỳ môi trường làm việc nào, cần thiết là thái độ cầu tiến. Mọi nhà quản lý đều mong muốn đức tính này từ nhân viên của họ. Ngoài ra, để có thể cải thiện và phát triển bản thân còn cần cả sự thẳng thắn và dũng cảm.

Câu chuyện trượt phỏng vấn của cô gái trẻ và bài học cho người tìm việc hình ảnh 2
Nếu không có sự kiên nhẫn, bạn có thể sẽ nản chí và bỏ cuộc vào thời điểm khó khăn

Chi tiết cô gái lễ phép đưa 20 nghìn đồng cho người quản lý nhân sự, dù số tiền không lớn nhưng nó đã thể hiện thái độ phân biệt rõ ràng việc công và việc tư, điều mà rất ít người chú ý tới. Hành động này còn thể hiện sự trung thực trong công việc. Khi mà một người biết giữ gìn tài nguyên của công ty từ những chi phí nhỏ nhất như một cuộc điện thoại không trong danh mục chi trả, chắc chắn người đó rất trung thực và luôn biết làm việc vì lợi ích chung.

Không có điều gì trong cuộc sống này là suôn sẻ từ đầu tới cuối. Trượt phỏng vấn cũng chỉ là chuyện bình thường. Thế nên khi gặp khó khăn, bạn đừng nản lòng hay buồn rầu mà nên dành thời gian suy nghĩ giải quyết vấn đề. Khi trượt phỏng vấn, người tìm việc cần giữ cho mình một thái độ lạc quan và bình tĩnh để có thể từng bước tháo gỡ những nút thắt, không cần phải làm được ngay lập tức mà hãy làm từng bước một.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục