Chánh văn phòng là gì? Tìm hiểu các nhiệm vụ của chánh văn phòng

Chánh văn phòng là một trong những chức danh không thể thiếu trong hầu hết các cơ quan, đơn vị và tổ chức nhà nước cũng như các tổ chức kinh tế. Vậy chánh văn phòng là gì? Chánh văn phòng tương đương chức vụ gì? Nhiệm vụ của chánh văn phòng là gì? Mời bạn đọc cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp các thắc mắc này qua bài viết dưới đây!

Chánh văn phòng là gì? Chánh văn phòng tiếng Anh là gì?

chánh văn phòng là gì
Đã bao giờ bạn tự hỏi chánh văn phòng là gì chưa?

Trước tiên bạn cần hiểu rõ văn phòng là gì, theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-VPCP-BNV quy định như sau:

“Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: 

  • Chương trình, kế hoạch công tác;
  • Tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Quản lý công báo và phục vụ các hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền;
  • Quản lý văn thư – lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng”.

Như vậy, chánh văn phòng là chức danh của người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối các công việc hàng ngày của văn phòng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp. 

Chức danh chánh văn phòng được bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo quy định pháp luật trong cơ quan nhà nước. Nếu không phải cơ quan nhà nước thì  chánh văn phòng được bổ nhiệm theo điều lệ và nội quy của tổ chức. 

Trong tiếng Anh, chức danh chánh văn phòng được gọi là Chief of staff.

Chánh văn phòng tương đương chức vụ gì?

Chánh văn phòng là thủ trưởng cơ quan, chỉ đạo, điều hành, quản lý, đôn đốc, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực về toàn bộ hoạt động của Văn phòng.

Chánh văn phòng huyện uỷ là gì? 

Chánh văn phòng huyện uỷ là người điều hành hoạt động chung của Văn phòng Huyện ủy, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban Thường trực Huyện ủy về toàn bộ hoạt động của văn phòng. 

Những tiêu chuẩn để trở thành chánh văn phòng là gì?

chánh văn phòng là gì
Các tiêu chuẩn quan trọng để trở thành chánh văn phòng là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 02/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BTP năm 2021 và Điều 2 Thông tư số 18/2018/TT-BTP) quy định tiêu chuẩn của chức danh Chánh văn phòng như sau:

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;

b) Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên;

c) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên,

d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ ở Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có tiêu chuẩn ngoại ngữ nêu trên;

đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;

e) Có năng lực nổi trội và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch chức danh lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự hoặc trong quy hoạch chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự của đơn vị có số lượng việc lớn trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

Quyền hạn  

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02/2017/TT-BTP, người giữ chức danh chánh văn phòng có những quyền hạn cơ bản sau:

  • Tiếp nhận và thực hiện sự uỷ quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về một số công việc liên quan đến hoạt động đối nội và đối ngoại của cơ quan, tổ chức đó.
  • Quyết định những vấn đề cơ bản thuộc về chức năng của văn phòng theo quy định của cơ quan, tổ chức đó.
  • Phân công nhiệm vụ, công việc và kiểm tra, giám sát, quản lí các nhân viên trong văn phòng thuộc quyền mình phụ trách để đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao.
  • Chịu trách nhiệm báo cáo trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về các công việc được cơ quan, tổ chức đó giao cho văn phòng.
  • Phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao để đảm bảo sự vận hành và hoạt động hiệu quả của tổ chức đó.

Chánh văn phòng có thể có một hoặc một vài phó chánh văn phòng giúp việc, tùy theo chức năng và nhiệm vụ của văn phòng. Trong quan hệ cộng tác, khi chánh văn phòng không thể có mặt để giải quyết các công việc của văn phòng trực tiếp thì có thể uỷ quyền cho các phó chánh văn phòng đại diện giải quyết. Chánh văn phòng phải chịu trách nhiệm về hành vi thực hiện công việc của người đại diện theo đúng phạm vi uỷ quyền.

Nhiệm vụ của chánh văn phòng là gì?

chánh văn phòng là gì
Nhiệm vụ của chánh văn phòng là gì?

Chức trách, nhiệm vụ của chánh văn phòng được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02/2017/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 07/05/2017) hướng dẫn nội dung quản lý công chức, viên chức và người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:

1. Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;

b) Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;

c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;

d) Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;

đ) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;

e) Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.

Kết luận

Chánh văn phòng là một trong những chức danh then chốt trong trong nhiều bộ máy, từ trung ương đến tỉnh, huyện. Hy vọng những thông tin mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của chánh văn phòng là gì. Các bạn có thể theo dõi các bài viết mới nhất của Việc Làm 24h để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Xem thêm: Cập nhật các mẫu sơ đồ tổ chức công ty mới nhất hiện nay

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục