Hướng dẫn viết CV Marketing để nhận được job Marketing thu nhập khủng 

Trong bối cảnh thị trường tuyển dụng ngày càng cạnh tranh, sở hữu CV Marketing ấn tượng chính là “vũ khí bí mật” giúp bạn trình bày năng lực, kinh nghiệm nổi bật trước nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV Marketing chuyên nghiệp từ A đến Z. 

Vì sao CV Marketing quan trọng?

cv marketing
CV Marketing là “vũ khí bí mật” giúp trình bày năng lực, kinh nghiệm và mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển.

CV Marketing là công cụ quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm ngành Marketing. CV Marketing được thiết kế sáng tạo, chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tốt và giúp bạn nổi bật giữa hàng ngàn ứng viên khác. Thông qua CV, bạn có thể giới thiệu bản thân, thể hiện bộ ba kiến thức – kỹ năng – kinh nghiệm. 

Marketing là ngành đòi hỏi sự sáng tạo, CV Marketing giúp bạn thể hiện dấu ấn cá nhân, tư duy linh hoạt và khả năng thích ứng trước các xu hướng mới. Hơn hết, ngành Marketing luôn cạnh tranh cao, đặc biệt là với những vị trí hấp dẫn. CV Marketing nổi bật không chỉ giúp bạn chiếm lợi thế hơn so với các ứng viên khác mà còn chứng minh bạn là người am hiểu về nghề, biết cách quảng bá bản thân hiệu quả. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đánh giá năng lực và nhận thấy tiềm năng của bạn, từ đó sẵn sàng trao cho bạn những cơ hội tốt hơn trong sự nghiệp.

Cấu trúc CV Marketing chuyên nghiệp

cv marketing
Bí kíp ghi điểm trước nhà tuyển dụng với CV nhân viên Marketing ấn tượng.

1. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là bước đầu tiên để nhà tuyển dụng tìm hiểu về bạn và liên hệ nếu muốn mời bạn phỏng vấn hoặc xác nhận trúng tuyển. Hãy đảm bảo thông tin được trình bày rõ ràng, chính xác và chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu.

  • Nêu rõ Họ và tên đầy đủ của bạn. Ghi rõ ràng, sử dụng cỡ chữ lớn hơn các phần khác để nhà tuyển dụng dễ nhận diện.
  • Vị trí ứng tuyển: Nêu rõ vị trí bạn ứng tuyển (ví dụ: Chuyên viên Marketing, Digital Marketing Specialist,…)
  • Thông tin liên lạc: Email, số điện thoại và LinkedIn hoặc Portfolio cá nhân (nếu có).

Ví dụ: 

Họ và tên: Nguyễn Văn A

Ngày sinh: 15/08/1995

Địa chỉ: Số 123, Đường ABC, Phường XYZ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0123 456 789

Email: nguyenvana@example.com

LinkedIn: linkedin.com/in/nguyenvana

Website cá nhân/Portfolio: www.nguyenvana.com

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Phần tóm tắt nghề nghiệp nên ngắn gọn, súc tích, nêu bật được mục tiêu nghề nghiệp và những điểm mạnh. Ví dụ: “Marketing Executive với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing, có khả năng sáng tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.”

Đối với CV cho thực tập sinh Marketing, bạn có thể trình bày mục tiêu nghề nghiệp “Sinh viên năm cuối ngành Marketing với nền tảng kiến thức vững chắc và đam mê lĩnh vực quảng cáo – truyền thông. Mong muốn tìm kiếm cơ hội thực tập để áp dụng kiến thức và phát triển kỹ năng thực tế.”

3. Kinh nghiệm làm việc

cv marketing
CV Marketing là “bức tranh thu nhỏ” thể hiện kinh nghiệm mà bạn có tương ứng với quá trình làm việc.

Nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào kinh nghiệm làm việc và những thành tựu bạn đã đạt được. Hãy liệt kê chi tiết và cụ thể các chiến dịch bạn đã tham gia hoặc quản lý từ gần đến xa và kết quả. 

  • Chức danh công việc: Tên vị trí bạn đảm nhiệm.
  • Tên công ty: Nơi bạn làm việc.
  • Thời gian làm việc: Tháng/năm bắt đầu – Tháng/năm kết thúc.
  • Thành tựu chính: Nêu bật những thành tựu nổi bật bạn đạt được trong công việc.

Ví dụ CV Marketing Executive tại ABC Corp Tháng 6/2023 – Tháng 6/2024

  • Quản lý và thực hiện các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, thành công thu hút 10.000 khách hàng tiềm năng. 
  • Tăng lượng truy cập trang web lên 30% trong 6 tháng đầu tiên.
  • Tăng trưởng doanh thu 20% trong 6 tháng. 

4. Trình độ học vấn

Liệt kê các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến Marketing từ cao đến thấp. Bạn nên rõ tên trường, chuyên ngành và thời gian học tập. Bạn cũng có thể nêu GPA – điểm trung bình và những thành tích học tập nổi bật (nếu có). 

Ví dụ: Cử nhân ngành Marketing – Đại học Kinh tế Quốc dân (2020 – 2024). GPA: 3.85/4.0.

5. Kỹ năng

Liệt kê các kỹ năng cần thiết cho vị trí ứng tuyển và nêu rõ mức độ thành thạo của mỗi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Đối với CV Marketing chưa có kinh nghiệm, hãy tập trung vào các kỹ năng bạn đã học được từ trường học hoặc các khóa học ngắn hạn. Bạn cũng có thể đưa ra các ví dụ cụ thể về quá trình sử dụng các kỹ năng này trong công việc.

  • Kỹ năng cứng: SEO, SEM, Content Marketing, Social Media Marketing, Google Analytics, Facebook Ads, Email Marketing Platforms,…
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian,… Những kỹ năng này giúp nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng phát triển và khả năng hòa nhập của bạn với môi trường mới. 

Xem thêm: SEO là gì, SEM là gì? SEO và SEM khác nhau như thế nào?

6. Dự án/Thành tích tiêu biểu

Nếu bạn đã tham gia hoặc lead các dự án Marketing thành công, hãy liệt kê và mô tả ngắn gọn về dự án, vai trò của bạn và kết quả đạt được trong phần này.

Ví dụ 1: Chiến dịch quảng cáo trực tuyến

Chiến dịch quảng cáo cho Công ty ABC

Thời gian: Tháng 5/2024 – Tháng 7/2024

Vai trò: Quản lý chiến dịch

Mô tả dự án: Lập kế hoạch và triển khai chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Facebook, Instagram và Google Ads.

Kết quả:

  • Tăng 50% lượng truy cập trang web trong suốt thời gian chiến dịch.
  • Doanh số bán hàng mùa hè tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
  • Chi phí quảng cáo giảm 20% nhờ tối ưu hóa mục tiêu và đối tượng.

7. Hoạt động ngoại khóa

Đối với CV cho thực tập sinh Marketing, hãy liệt kê các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ hoặc tổ chức bạn tham gia có liên quan đến lĩnh vực Marketing. Chẳng hạn như: “Thành viên CLB Marketing của trường” hoặc Tham gia cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng sáng tạo 2024.”

Hãy nêu những kỹ năng và kinh nghiệm bạn trau dồi được từ các hoạt động này. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể nhận ra sự nhiệt huyết và tinh thần làm việc nhóm.

8. Người tham chiếu/Thông tin tham khảo

Bạn có thể thêm thông tin người quản lý cũ hoặc giảng viên hướng dẫn nếu bạn chuẩn bị CV cho thực tập sinh Marketing để nhà tuyển dụng có thể liên hệ xác thực thông tin.

Ví dụ: 

Họ và tên: Nguyễn Văn A

Chức danh: Trưởng phòng truyền thông – Công ty XYZ

Số điện thoại: 0123 456 789

Email: xyz@nguyenvana@gmail.com

Các mẹo hay khi viết CV Marketing

Tạo ấn tượng đầu tiên 

Bạn nên đặt tiêu đề CV rõ ràng, chẳng hạn như “CV nhân viên Marketing – Nguyễn Văn A”. Bạn có thể thiết kế CV sáng tạo nhưng không nên quá rườm rà, cấu trúc CV gọn gàng, logic, dễ đọc đã là điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Đừng quên chọn ảnh đại diện rõ ràng, chuyên nghiệp bạn nhé!

Cấu trúc CV nhân viên Marketing được trình bày đẹp mắt, rõ ràng

Cấu trúc CV Marketing cần khoa học, logic và dễ đọc, giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt thông tin quan trọng. Sử dụng các công cụ tạo CV chuyên nghiệp như Canva hoặc Vieclam24h.vn để tham khảo các mẫu CV Marketing và tự tạo CV ấn tượng.

Sử dụng từ khóa phù hợp

Đảm bảo rằng CV Marketing của bạn chứa các từ khóa liên quan đến vị trí ứng tuyển như “Digital Marketing”, “SEO”, “Content Marketing”, “Social Media”,… Điều này không chỉ giúp CV của bạn nổi bật hơn mà còn được hệ thống ATS (Applicant Tracking System) của nhà tuyển dụng nhận diện dễ dàng.

Thêm số liệu 

Thêm số liệu cụ thể vào CV Marketing giúp bạn chứng minh được hiệu quả công việc và tiềm năng của bạn có thể đóng góp cho công ty. Hãy chắc chắn rằng các số liệu được cung cấp chính xác và có thể kiểm chứng được.

Cá nhân hóa CV Marketing

Bạn nên tùy chỉnh CV Marketing cho từng vị trí ứng tuyển, đừng gửi cùng một CV cho tất cả các công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Hãy tùy chỉnh từng phần nội dung của CV để phù hợp với yêu cầu, tính chất công việc và văn hóa công ty. Hãy truyền tải đam mê và nhiệt huyết của bạn với ngành Marketing, đây sẽ là điểm cộng lớn, giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Nêu rõ dấu ấn cá nhân trong CV

Mỗi ứng viên đều có những thế mạnh riêng. Hãy xác định những điểm khác biệt của bạn so với các ứng viên khác và thể hiện chúng trong CV. Đương nhiên, những dấu ấn cá nhân này phải phù hợp với yêu cầu và văn hóa công ty. 

Kiểm tra và sửa lỗi CV Marketing trước khi gửi

Trước khi gửi CV, hãy kiểm tra kỹ lưỡng nội dung, cấu trúc, thiết kế và định dạng CV Marketing. Bạn sẽ không muốn bị nhà tuyển dụng đánh rớt về bất kỳ lỗi chính tả, ngữ pháp nào xuất hiện trong CV. Hãy nhờ người thân hoặc bạn bè kiểm tra lại để đảm bảo CV trông hoàn hảo nhất.

Mẫu CV Marketing

cv marketing
Nhiều mẫu CV Marketing chuyên nghiệp đang đợi bạn khám phá trên Vieclam24h.vn.

Với công cụ tạo CV miễn phí của Vieclam24h.vn, bạn có thỏa sức sáng tạo CV hoặc tham khảo kho CV khổng lồ, chuyên nghiệp với đa dạng ngành nghề, vị trí, mức lương,… Các bạn có thể tìm cho mình mẫu CV cho thực tập sinh Marketing, CV Marketing Executive, CV Digital Marketing,… phù hợp và tùy chỉnh dựa theo mô tả công việc. 

Kết luận

CV Marketing được thiết kế chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn thể hiện năng lực và tiềm năng phát triển. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc nắm được cách viết CV Marketing đúng chuẩn. Đừng quên truy cập công cụ tạo CV miễn phí của Vieclam24h.vn để tham khảo nhiều mẫu CV Marketing chuyên nghiệp nhé! Chúc bạn thành công tìm kiếm công việc mơ ước!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Không chỉ là nền tảng kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng uy tín, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h còn là trang web hỗ trợ ứng viên tạo CV chuyên nghiệp miễn phí. Chỉ mất khoảng 3 phút, bạn đã có thể tạo CV xin việc trên trang web Vieclam24h.vn. Với giao diện trực quan, đơn giản, trang web Vieclam24h.vn cho phép người dùng tạo CV dễ dàng qua điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…

Xem thêm: Học Marketing ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp rộng mở ra sao?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục