Viết CV nhân viên kinh doanh như thế nào? Mẫu CV cho nhân viên kinh doanh

Với mức thu nhập đáng kể và môi trường làm việc rộng mở, công việc kinh doanh hiện đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Tuy nhiên, bạn đã biết cách tạo CV nhân viên kinh doanh như thế nào để dễ dàng có được cơ hội làm việc chưa? Hãy cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

1. CV nhân viên kinh doanh là gì?

CV nhân viên kinh doanh là bản giới thiệu các thông tin cá nhân,  những kinh nghiệm làm việc thực tế và các hoạt động ngoại khóa liên quan đến lĩnh vực này. Đặc biệt, CV nhân viên kinh doanh nên được điều chỉnh trình bày theo các yếu tố chứng tỏ ứng viên có thể đáp ứng đúng với yêu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể, thay vì sử dụng một mẫu CV duy nhất cho nhiều vị trí khác nhau. 

cv nhân viên kinh doanh
CV nhân viên kinh doanh cần thể hiện rõ kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho vị trí ứng tuyển.

2. Tầm quan trọng của CV nhân viên kinh doanh

Tạo ấn tượng đầu tiên

CV là công cụ đầu tiên  giới thiệu bạn với nhà tuyển dụng, giúp tạo ra ấn tượng đầu tiên và cũng là cơ hội để bạn nổi bật hơn nhiều ứng viên khác.

Thể hiện kỹ năng và kinh nghiệm

CV là nơi để bạn thể hiện kỹ năng kinh doanh, kỹ thuật bán hàng và kinh nghiệm làm việc, cung cấp cái nhìn tổng quan về cách bạn có thể đóng góp cho doanh nghiệp.

Chứng minh thực lực bản thân

Qua mô tả công việc và thành tựu trước đó, CV chứng minh khả năng và hiệu suất làm việc của bạn. Nhà tuyển dụng quan tâm đặc biệt đến những thành tích và số liệu cụ thể.

Thể hiện sự chuyên nghiệp

V nhân viên kinh doanh đầy đủ và đẹp mắt phản ánh tính chuyên nghiệp của ứng viên. Điều này vô cùng quan trọng với các nhân viên kinh doanh vì bạn thường phải gặp gỡ khách hàng, đối tác.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

CV chất lượng giúp duy trì và xây dựng thương hiệu cá nhân trong thị trường lao động, làm tăng khả năng thu hút sự chú ý từ các doanh nghiệp.

3. Cách viết CV nhân viên kinh doanh ghi điểm với nhà tuyển dụng

Thông tin cá nhân

Đây là phần cơ bản nhất mà bạn cần thực hiện khi viết một bản CV bất kỳ.

  • Thứ nhất, điền đầy đủ họ và tên của bạn. Trong trường hợp bạn ứng tuyển cho các doanh nghiệp quốc tế, có thể bổ sung tên tiếng Anh, ví dụ: Nguyễn Thuý Loan (Taylor).
  • Thứ hai, bổ sung số điện thoại, địa chỉ nơi ở và địa chỉ email. Đặc biệt, hãy chắc chắn rằng địa chỉ email bạn cung cấp là email mà bạn thường xuyên kiểm tra.
  • Thứ ba, đính kèm ảnh đại diện. Lưu ý rằng một tấm ảnh chất lượng, rõ ràng và chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với vị trí nhân viên kinh doanh.
  • Thứ tư, ghi rõ vị trí mà bạn đang ứng tuyển, có thể là nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên bán hàng. Tốt nhất là sử dụng các từ ngữ chính xác từ khóa mô tả công việc của công ty.

Xem thêm: Cách ghi thành phần bản thân hiện nay đúng chuẩn trong sơ yếu lý lịch

Mục tiêu nghề nghiệp

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp của CV nhân viên kinh doanh, hãy viết mục tiêu rõ ràng sẽ dễ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Bạn cần tập trung mô tả những giá trị và kỹ năng cụ thể mà bạn mang đến cho công ty, đồng thời nêu rõ mục tiêu phát triển bản thân trong quá trình làm việc. Dưới đây là một số ví dụ có thể tham khảo:

  • Làm việc đạt và vượt qua mức KPI yêu cầu.
  • Mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
  • Tối ưu hoá chi phí giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất.
  • Cải thiện và phát triển các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
  • Mở rộng các mối quan hệ của bản thân để đem đến nhiều khách hàng cho doanh nghiệp.
  • Sau 3 năm phấn đấu lên vị trí Manager.

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn giúp CV tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng

cv nhân viên kinh doanh
Bạn nên ghi mục tiêu nghề nghiệp của bản thân để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về mong muốn của bạn trong tương lai.

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định trong quá trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh, vì có những cá nhân mới chỉ tốt nghiệp THPT hoặc Trung cấp nhưng có khả năng tư vấn khách hàng xuất sắc, hay còn được gọi là “có duyên bán hàng”.

Tuy nhiên, việc sở hữu bằng cấp vẫn đem lại điểm cộng lớn cho bạn, vì đây là minh chứng bạn có kiến thức nền tảng vững chắc về lĩnh vực kinh doanh. Điều này không chỉ giúp rút ngắn thời gian đào tạo mà còn tăng khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Dù ở trình độ học vấn nào, việc thêm thông tin này vào CV nhân viên kinh doanh sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về nền tảng kiến thức của bạn.

Dưới đây là một số ví dụ về cách ghi trình độ học vấn:

  • Trường Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc Gia TPHCM (09/2017 – 09/2021).
  • Ngành: Quản trị kinh doanh.
  • Xếp loại: Khá. GPA: 3.0.

Kinh nghiệm làm việc

Những người chưa có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường

Nếu bạn thuộc nhóm chưa có kinh nghiệm hoặc là sinh viên mới ra trường, đừng tự tạo áp lực quá lớn vì một số công ty sẽ sẵn lòng đào tạo.

Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm trong việc bán hàng online, cộng tác viên bán hàng, chăm sóc khách hàng hoặc làm gia sư. Những trải nghiệm này, mặc dù không trực tiếp liên quan đến công việc ứng tuyển, nhưng công ty có thể đánh giá cao khả năng tương tác với khách hàng của bạn.

Ví dụ:

  • CTV bán hàng tại cửa hàng XYZ (03/2022 – hiện nay)
  • Đăng ảnh sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, TikTok Shop,…
  • Tư vấn sản phẩm cho khách hàng và chốt đơn tại fanpage ABC.

Những người đã có kinh nghiệm

Đối với những ứng viên có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp, việc thêm thông tin này vào CV là vô cùng quan trọng vì đây là điểm mà nhà tuyển dụng tập trung nhất khi xem xét.

Trong mục này, bạn nên mô tả chi tiết công việc tại công ty cũ, kèm theo các thành tích hoặc kinh nghiệm đặc biệt. 

Ví dụ:

Công ty TNHH Kinh doanh XYZ: Từ 01/2021 – 12/2022

  • Tư vấn và hợp tác với khách sỉ để cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng.
  • Điều phối nhân viên giao hàng để thực hiện vận chuyển sản phẩm.
  • Ký kết thành công 20 hợp đồng hàng tháng, đạt doanh thu từ 80 – 100 triệu, vượt chỉ tiêu 20% so với kế hoạch doanh số quý ba năm 2022.
cv nhân viên kinh doanh
Đối với những nhân viên kinh doanh đã có kinh nghiệm, bạn nên ghi rõ thành tích và giải thưởng đạt được trong khoảng thời gian làm việc.

Kỹ năng mềm

Nhân viên kinh doanh xuất sắc không thể thiếu một số kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, nhiều nhà tuyển dụng đặt sự ưu tiên cao hơn cho kỹ năng so với bằng cấp. 

Trong mẫu CV cho nhân viên kinh doanh, các kỹ năng được trình bày nên thực tế và phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tránh viết quá nhiều, hãy tóm lược và làm nổi bật những điểm quan trọng. Ngoài các kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, và tin học là những yếu tố cơ bản không thể thiếu. Đối với những ứng viên muốn tham gia vào lĩnh vực xuất, nhập khẩu hoặc thị trường quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt quan trọng.

Gợi ý một số kỹ năng mềm bạn có thể ghi vào CV:

Các chứng chỉ đã có

Các chứng chỉ như chứng chỉ sales, tin học văn phòng, hoặc những chứng chỉ liên quan đến kỹ năng mềm là những yếu tố quan trọng cần được liệt kê trong CV nhân viên kinh doanh. Đồng thời, nếu bạn có những thành tích đặc biệt hoặc giành được giải thưởng trong các cuộc thi tại trường hoặc doanh nghiệp, đừng ngần ngại trình bày trong CV.

Trong trường hợp làm việc ở các doanh nghiệp quốc tế, bổ sung các chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC hoặc IELTS sẽ là cách hiệu quả để chứng minh khả năng ngoại ngữ. Hãy tự tin thể hiện những chứng chỉ và kỹ năng đa ngôn ngữ để tạo ấn tượng tích cực đối với nhà tuyển dụng.

Sở thích cá nhân

Phần này thường ngắn gọn, chỉ bao gồm 2 hoặc 3 sở thích quan trọng nhất của bạn, được liệt kê dưới dạng các gạch đầu dòng.Trong CV, việc ưu tiên đề cập đến các sở thích có liên quan đến giao tiếp, bán hàng sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. 

Ví dụ, bạn có thể mô tả sở thích của mình như việc thích đi biển, tổ chức picnic, thích mua sắm,…

Xem thêm: Cách ghi sở thích trong CV khéo léo giúp lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng

cv nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh thường cần có tính cách hòa đồng, vui vẻ để hỗ trợ công việc giao tiếp và giữ mối quan hệ với khách hàng.

Người tham chiếu trong CV nhân viên kinh doanh

CV nhân viên kinh doanh có ghi thông tin người tham chiếu sẽ khiến thông tin trong CV trở nên đáng tin cậy hơn. Người tham chiếu có thể là trưởng phòng hoặc cấp trên tại công ty trước. Trong phần này, bạn cần đính kèm các thông tin như họ tên, chức vụ trong công ty, số điện thoại hoặc email để trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể liên lạc để xác minh thông tin.

Xem thêm: Người tham chiếu là gì? Cách đưa thông tin người tham chiếu vào CV hợp lý 

4. Những lưu ý khi viết CV nhân viên kinh doanh

Tìm hiểu vị trí ứng tuyển

Trước khi nộp đơn, ứng viên nên đọc kỹ mô tả công việc của doanh nghiệp để hiểu rõ về yêu cầu và bắt đầu chọn lựa và biên soạn thông tin để viết CV phù hợp.

Chọn lọc thông tin

Với thời gian giới hạn của nhà tuyển dụng, ứng viên nên chọn lọc thông tin quan trọng và sử dụng từ khóa để tạo ấn tượng. Tránh việc mô tả quá dài có thể làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên.

Chứng minh thành tích bằng con số

Thành tích cần phải được minh chứng bằng các con số cụ thể. Chẳng hạn như “Ký kết được 10 đơn hàng sỉ cho doanh nghiệp mỗi tháng”.

Sử dụng từ ngữ chuyên ngành trong CV nhân viên kinh doanh

Khi viết nội dung, ứng viên nên sử dụng từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh để thể hiện sự chuyên nghiệp. Có thể bổ sung các từ chuyên ngành như “khách hàng tiềm năng,” “kênh phân phối,” hay “đàm phán” để tăng cường độ chuyên sâu.

Đảm bảo tính trung thực

Tính trung thực là yếu tố không thể bỏ qua và việc đưa thông tin chính xác trong CV rất quan trọng. Tránh những thông tin không chính xác, đặc biệt là về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc, để không làm mất uy tín trong quá trình tuyển dụng.

Trình bày ngắn gọn, khoa học

Một bản CV lựa chọn thông tin quan trọng, ngắn gọn và tập trung vào điểm mạnh giúp nhà tuyển dụng dễ theo dõi và đánh giá ứng viên.

Kiểm tra kỹ trước khi gửi CV

Kiểm tra lỗi chính tả và đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi gửi CV là bước không thể bỏ qua. Hãy đọc kỹ từng phần và xem xét cẩn thận từng chi tiết để tránh những sai sót không mong muốn trong hồ sơ của bạn.

cv nhân viên kinh doanh
Kiểm tra thật kỹ mọi thông tin cũng như lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi gửi CV.

5. Tham khảo một số mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm

cv nhân viên kinh doanh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh đã có kinh nghiệm

cv nhân viên kinh doanh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh

cv nhân viên kinh doanh

Tạm kết

CV nhân viên kinh doanh không chỉ là một tài liệu về thông tin cá nhân mà còn là cơ hội để bạn kể câu chuyện về bản thân. Bằng cách thể hiện các kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn và thành tích đã đạt được, bạn có thể tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng khi xin việc nhân viên kinh doanh.

Hy vọng rằng với những chia sẻ về CV nhân viên kinh doanh trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về cách viết CV sao cho phù hợp với vị trí công việc này, để từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển vào các công ty mơ ước. Chúc bạn luôn thành công! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Bí quyết đặt tiêu đề CV hấp dẫn giúp bạn nổi bật giữa hàng loạt ứng viên

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục