Diễn giả là gì? Các kỹ năng và tố chất cần có của diễn giả 

Khi xã hội không ngừng tiến bộ, việc cải thiện kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, các bài diễn thuyết của những diễn giả nổi tiếng luôn thu hút được sự chú ý. Nghề diễn giả là gì và có thực sự triển vọng không? Làm thế nào để trở thành một diễn giả truyền cảm hứng? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Diễn giả là gì?

Diễn giả là người diễn thuyết truyền cảm hứng, họ là những cá nhân có chuyên môn trong một hoặc nhiều lĩnh vực và có tầm ảnh hưởng nhất định. Trong tiếng Anh, cụm từ Public Speaker hay Motivational Speaker để chỉ những người diễn giả.

Diễn giả không chỉ xuất hiện trên sân khấu hay trong các hội trường đông đúc mà còn thu hút sự chú ý thông qua các phương tiện truyền thông. Các doanh nghiệp lớn tổ chức các chương trình mời diễn giả nói chuyện với nhân viên, hoặc chính các quản lý cấp cao và ban giám đốc đảm nhận vai trò diễn giả để tạo động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc.

diễn giả là gì
Diễn giả là gì? Công việc này thực hiện các buổi giao lưu, trao đổi trực tiếp với cộng đồng hoặc một nhóm người.

2. Công việc của diễn giả là gì?

Mỗi lĩnh vực đòi hỏi diễn giả phải có kiến thức chuyên sâu, do đó mô tả công việc của một diễn giả chỉ mang tính tham khảo. Tuy nhiên, bạn có thể hình dung các nhiệm vụ chính của diễn giả như sau:

  • Thảo luận với đơn vị tổ chức sự kiện về chủ đề.
  • Nghiên cứu thu thập thông tin cần thiết.
  • Soạn thảo dàn ý và viết kịch bản.
  • Diễn tập và hoàn thiện nội dung.
  • Kiểm tra âm thanh, mic và các thiết bị cần thiết.
  • Trình bày nội dung đã được thống nhất.
  • Tương tác và trả lời câu hỏi từ khán giả.
  • Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, truyền thông khác.

3. Các kỹ năng cần có của diễn giả là gì?

Kỹ năng giao tiếp và kết nối

Một diễn giả thành công cần biết lắng nghe ý kiến, câu hỏi và phản hồi từ khán giả. Họ phải chú ý và tạo điều kiện để khán giả thể hiện quan điểm, đồng thời phản hồi công bằng và nhạy bén. Kỹ năng giao tiếp giúp diễn giả xây dựng niềm tin và động lực cho khán giả. 

Kỹ năng tự tin

Sự tự tin giúp diễn giả gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả ngay từ đầu. Khi tự tin, diễn giả thể hiện sự rõ ràng và chắc chắn trong thông điệp, thu hút sự chú ý và tạo nên ấn tượng tích cực.

Sự tự tin của diễn giả còn ảnh hưởng đến tâm lý khán giả. Khi diễn giả tự tin, họ truyền đạt sự lạc quan, đam mê và cuốn hút, tạo ra một không gian tích cực và truyền cảm hứng. Tự tin cũng giúp diễn giả vượt qua lo lắng và áp lực. Họ có thể kiểm soát cảm xúc và tập trung vào thông điệp mà không bị chi phối bởi căng thẳng hay áp lực.

Kiến thức chuyên sâu

Để trở thành diễn giả chuyên nghiệp, kiến thức sâu rộng là điều cần thiết. Khi diễn giả thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, khán giả sẽ tin rằng họ đang nghe từ một chuyên gia.

Kiến thức chuyên sâu còn giúp diễn giả tự tin trả lời câu hỏi từ khán giả. Họ có thể cung cấp giải thích chi tiết, lý luận và thông tin bổ sung chính xác và thuyết phục.

Kỹ năng sáng tạo

Diễn giả cần có khả năng tạo ra nội dung độc đáo và sáng tạo để thu hút khán giả. Điều này bao gồm việc tìm ra cách tiếp cận mới mẻ, sử dụng ví dụ, câu chuyện và phương pháp trình bày sáng tạo.

Họ có thể sử dụng kỹ thuật diễn xuất độc đáo để làm nổi bật buổi diễn thuyết, như thay đổi phong cách diễn xuất, sử dụng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ để tạo hiệu ứng và tương tác đặc biệt.

Diễn giả có thể tạo ra các trò chơi, hoạt động nhóm hoặc hình thức tương tác khác để tạo ra trải nghiệm học tập thú vị và sôi động. Sử dụng hình ảnh, video, âm thanh, trình chiếu đa phương tiện và công cụ trực tuyến giúp làm phong phú thêm trải nghiệm của khán giả.

diễn giả là gì
Người làm nghề diễn giả cần có sự tự tin, kết hợp với khả năng sáng tạo và giao tiếp để thu hút đám đông.

Kỹ năng tập trung và ghi nhớ

Diễn giả cần có khả năng tập trung và chú ý đến thông tin trong quá trình nghiên cứu và thu thập nội dung. Họ phải loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và tập trung vào những điểm quan trọng.

Họ có thể sử dụng các phương pháp ghi chú như viết tay, sử dụng biểu đồ, sơ đồ hoặc áp dụng kỹ thuật ghi nhớ như tạo hình ảnh trong tâm trí, kết hợp và tái hiện thông tin để ghi nhớ hiệu quả. Ví dụ, kỹ thuật “Bản đồ tư duy” (mind mapping) giúp tổ chức thông tin hợp lý và dễ nhớ hơn.

Xem thêm: Phương pháp Blurting là gì? Bí kíp ghi nhớ nhanh hơn với Blurting Method

Kỹ năng ứng biến và giải quyết vấn đề

Diễn giả cần có khả năng tư duy linh hoạt để thích nghi nhanh chóng với các tình huống và yêu cầu thay đổi. Họ cần biết cách đánh giá tình huống và tìm ra cách tiếp cận mới mẻ để giải quyết vấn đề.

Khả năng phân tích và hiểu sâu vấn đề cũng rất quan trọng. Bằng cách tìm hiểu các yếu tố liên quan, phân tích tác động và định hình góc nhìn rõ ràng, diễn giả có thể tìm ra giải pháp phù hợp.

Diễn giả phải có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác trong các tình huống đòi hỏi sự ứng biến, yêu cầu họ có đủ kiến thức, thông tin và kinh nghiệm để đánh giá tình huống và lựa chọn phương án.

Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề: Chìa khóa thành công trong mọi lĩnh vực

4. Học ngành gì để trở thành diễn giả?

Dưới đây là một số ngành học bạn có thể xem xét:

  • Truyền thông và Quan hệ công chúng (Public Relations and Communications): Học ngành này giúp bạn nắm vững các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và quản lý thông tin. 
  • Tâm lý học (Psychology): Hiểu về tâm lý con người giúp bạn kết nối và tương tác tốt hơn với khán giả. Ngành này cũng cung cấp kiến thức về động lực và hành vi, giúp bạn tạo ra các bài diễn thuyết thuyết phục và truyền cảm hứng.
  • Giáo dục (Education): Nếu bạn đam mê giảng dạy và muốn truyền đạt kiến thức, ngành giáo dục sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng.
  • Kinh doanh và Quản lý (Business and Management): Ngành này cung cấp kiến thức về quản lý, lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp.
  • Ngôn ngữ và Văn học (Language and Literature): Học cách sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, viết lách và phân tích văn bản sẽ giúp bạn xây dựng và truyền đạt thông điệp mạnh mẽ.
  • Xã hội học (Sociology): Hiểu về xã hội, văn hóa và hành vi con người giúp bạn kết nối tốt hơn với khán giả và tạo ra các bài diễn thuyết có ý nghĩa.
  • Khoa học chính trị (Political Science): Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề xã hội và muốn thuyết phục người khác về quan điểm của mình, ngành khoa học chính trị sẽ cung cấp nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết.
diễn giả là gì
Bạn có thể tham gia các khóa đào tạo diễn giả chuyên nghiệp tại các trung tâm hoặc các câu lạc bộ.

5. Tiềm năng của nghề diễn giả như thế nào?

Tại Việt Nam, nghề diễn giả vẫn chưa phổ biến và phát triển mạnh mẽ như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghề này đã có những bước chuyển mình đáng kể và ngày càng thu hút sự quan tâm của khán giả. Nhiều chương trình với sự tham gia của các diễn giả nổi tiếng đã góp phần truyền động lực và tạo cảm hứng cho công việc cũng như cuộc sống. Do đó, nghề diễn giả đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những ai có đam mê và muốn theo đuổi lĩnh vực này.

6. Những vị trí việc làm phổ biến của nghề diễn giả

Dưới đây là các vị trí diễn giả phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

  • Diễn giả về khởi nghiệp, làm giàu, kinh doanh: Các chủ doanh nghiệp hoặc nhà kinh doanh thành công.
  • Diễn giả tâm lý: Nhà tâm lý học và những nhà tu hành.
  • Diễn giả về sách: Tác giả viết sách.
  • Diễn giả về nhân sự.
  • Diễn giả về chứng khoán: Xác nhà đầu tư hoặc giám đốc quỹ đầu tư.
  • Diễn giả về môi trường.
  • Diễn giả về giáo dục.
  • Diễn giả về công việc: Bao gồm các lĩnh vực như Marketing, nghệ thuật bán hàng.
  • Diễn giả về tâm linh.

7. Mức thu nhập của nghề diễn giả như thế nào?

Mức thu nhập của các diễn giả không được công khai rộng rãi. Thu nhập của họ thường phụ thuộc vào danh tiếng và loại chương trình mà họ tham gia.

Các diễn giả nổi tiếng có thể kiếm hàng trăm triệu đồng cho mỗi buổi thuyết giảng. Trong khi đó, những người mới vào nghề có thu nhập khoảng vài chục triệu đồng.

8. Một số diễn giả nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới

Dưới đây là một vài nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực diễn giả:

  • Nick Vujicic, diễn giả người Úc, nổi tiếng với các bài nói về động lực và giá trị cuộc sống.
  • Tỷ phú Jack Ma, diễn giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kinh doanh thành công.
  • Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
diễn giả là gì
Nick Vujicic là một diễn giả nổi tiếng với những bài diễn thuyết về nghị lực vượt lên nghịch cảnh.

Ở Việt Nam, một số diễn giả được biết đến nhiều bao gồm:

  • Giáo sư Lê Thẩm Dương, nổi tiếng với các bài giảng về kỹ năng sống.
  • Diễn giả Trần Thành Nam, người đề cao “tư duy thịnh vượng”.
  • Diễn giả Bùi Trọng Giao, người luôn mong muốn thay đổi cuộc sống của mọi người.

Tạm kết

Với sự phát triển của xã hội và sự lan rộng của các phương tiện truyền thông, vai trò của diễn giả ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng. Các diễn giả không chỉ đóng vai trò truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm mà còn là người truyền cảm hứng, động viên và thúc đẩy mọi người đến với những mục tiêu cao hơn.

Hy vọng rằng với những chia sẻ về nghề diễn giả là gì đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này, từ đó có thêm động lực để phát triển sự nghiệp của bản thân. Chúc bạn luôn thành công!

Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Vì sao bạn chọn sai nghề? Tư vấn nghề nghiệp có cần thiết không?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục