Có thể nói F&B là ngành có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam, với nhiều cơ hội phát triển không chỉ ở hiện tại mà còn đầy hứa hẹn trong tương lai. Đặc biệt là F&B manager, đây là người đứng đầu bộ phận F&B và chịu trách nhiệm quản lý tổng thể F&B manager là vị trí được các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra mức thu nhập hấp dẫn để săn nhân tài phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh doanh. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn F&B manager là công việc lý tưởng để phát triển sự nghiệp. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu F&B là gì? Những công việc chính của F&B manager? nghề này có cơ hội phát triển sự nghiệp không?
F&B là gì?
F&B được viết tắt từ Food (thức ăn) and Beverage (đồ uống), đây là cụm từ chỉ bộ phận phụ trách dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, quầy ăn uống,… Nhiệm vụ chính của hoạt động F&B chính là phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng, đảm bảo khách hàng được hài lòng.
F&B Manager là gì?
Đây là người đứng đầu bộ phận F&B của nhà hàng, khách sạn,.. chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp toàn bộ hoạt động của bộ phận F&B. Bên cạnh đó, F&B manager còn phải xây dựng những chính sách, quy trình, quy định,… cho hoạt động F&B tại doanh nghiệp luôn được diễn ra suôn sẻ và không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thay đổi toàn ngành.
Những công việc chính của F&B manager
Xây dựng quy trình và quy định quản lý hoạt động F&B
Xây dựng quy trình chuyên nghiệp cho công tác quản lý hoạt động F&B là cách F&B manager phát triển lâu dài trong thời buổi ngành ẩm thực phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. F&B manager phải xem xét và xây dựng hệ thống quản lý phù hợp từ chất lượng đồ ăn, thức uống, nguồn cung thực phẩm, nhân viên phục vụ,…
Xây dựng chính sách và quy trình làm việc riêng cho từng nhân viên
Với tính đặc thù của ngành ẩm thực, mục tiêu quan trọng nhất của nhân viên là luôn phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhằm tạo ấn tượng tốt và tăng tỷ lệ quay lại mua hàng. Nhiệm vụ của F&B Manager là xây dựng chính sách và quy trình cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả cho từng nhân viên nếu muốn tăng trưởng doanh thu bền vững cho doanh nghiệp.
Chắc chắn, việc xây dựng quy trình làm việc cụ thể cho từng nhân viên trong đội ngũ sẽ giúp người quản lý đảm bảo quá trình phục vụ khách hàng được trơn tru và tối ưu nhất. Đội ngũ nhân viên sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau và nhanh chóng phát hiện những vấn đề phát sinh khi có bất kì thành viên nào mắc lỗi, sau đó đưa ra phương án giải quyết chuyên nghiệp.
Xây dựng và điều hành kế hoạch hoạt động cho bộ phận F&B
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động sẽ giúp bộ phận F&B tăng năng suất làm việc, giúp mọi việc đều vận hành đúng tiến độ. Nhờ kế hoạch được thiết lập kỹ càng mà các nhiệm vụ sẽ được chuẩn hóa theo thứ tự ưu tiên, giúp giảm thiểu rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành. Hơn nữa, F&B manager sẽ chủ trương điều hành hoạt động của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch được thống nhất với cấp trên.
Đảm bảo công tác hành chính, nhân sự trong bộ phận F&B
Nhằm đảm bảo quá trình làm việc được tối ưu nhất, F&B manager sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự trong bộ phận bằng cách lên kế hoạch và quy trình tuyển dụng; bố trí, sắp xếp vị trí làm việc và đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên. Không những thế, người quản lý còn chịu trách nhiệm xây dựng chính sách đào tạo, hướng dẫn phù hợp để công việc được chuyên môn hóa hơn.
Xem thêm: Cách xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp mới nhất
Người quản lý sẽ theo dõi và đánh giá năng lực từng nhân viên trong quá trình làm việc. Sau đó, đưa ra những cách khen thưởng hoặc kỷ luật tương ứng. Đồng thời đề xuất chính sách lương thưởng, trợ cấp, phúc lợi,… và thanh toán lương phù hợp.
Kiểm soát hoạt động tài chính của bộ phận F&B
Nhiệm vụ của người quản lý là kiểm soát và sử dụng các nguồn lực tài chính như doanh thu, lợi nhuận, thu nhập,… để vận hành hoạt động F&B theo đúng kế hoạch. Người quản lý cần lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm,… để cân đối hoạt động tài chính của bộ phận F&B. Việc này sẽ giúp bộ phận F&B tránh những rủi ro như sức mua của thị trường giảm, vật giá nguồn cung tăng cao,… Từ đó, phòng ngừa và đưa ra cách khắc phục nhanh chóng những rủi ro trong hoạt động tài chính của bộ phận.
Theo dõi và quản lý tài sản, hàng hóa, hàng tồn kho
Người quản lý sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tài sản, thiết bị trong bộ phận F&B. Đối với tài sản là máy móc, thiết bị, lên kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ để không ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của bộ phận. Nhất là đảm bảo từng cá nhân nhân sự trong bộ phận luôn giữ gìn tài sản chung.
Đồng thời, kê khai hàng hóa và thực hiện hoạt động mua danh sách những hàng hóa cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Đối với hàng tồn kho F&B sẽ lập kế hoạch quản lý khoa học, thuận tiện và hợp lý để nắm được vị trí hàng hóa trong kho. Đồng thời thường xuyên kiểm kê hàng hóa và lập danh sách kiểm soát thông tin sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng,… để tránh tình trạng hàng hư hỏng, quá hạn sử dụng. Việc kiểm kê hàng tồn kho định kỳ sẽ giúp F&B manager biết được tỷ lệ luân chuyển nhanh – chậm của hàng hóa để tăng – giảm lượng đặt hàng phù hợp.
Hỗ trợ các hoạt động tiếp thị truyền thông
Hợp tác và hỗ trợ phòng truyền thông để thống nhất chiến lược và thông điệp truyền thông phù hợp với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng hến. Phối hợp cung cấp những thông tin để phòng truyền thông nhận diện thương hiệu được nhất quán, rõ ràng. Tiếp thu những đánh giá từ khách hàng từ ban truyền thông để cải thiện chất lượng phục vụ được tốt hơn. Không những thế, người quản lý còn phải xem xét và đề xuất những phương án giúp tăng nhận diện thương hiệu được tốt hơn.
Xây dựng và củng cố mối quan hệ với khách hàng
Nhiệm vụ này đòi hỏi F&B manager cung cấp dịch vụ khách hàng tốt bằng cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, khiến khách hàng quyết định tin tưởng và gắn bó lâu dài. Người làm quản lý phải xây dựng và định hướng quy trình chăm sóc khách hàng phù hợp. Từ đó, đào tạo đội ngũ nhân viên bài bản nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Những kỹ năng cần đào tạo nhân viên như thấu hiểu tâm lý khách hàng, hiểu rõ về thương hiệu, thân thiện với khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng,… Đồng thời, người quản lý cần đưa ra những chương trình khuyến mãi, hậu mãi,… phù hợp để tri ân khách hàng trung thành.
Nhanh chóng xử lý khiếu nại của khách hàng
Ngành F&B luôn ưu tiên xem xét trải nghiệm của khách hàng là nền tảng để theo đuổi sự phát triển. Vì thế, người quản lý cần xây dựng quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại để làm hài lòng khách hàng. Phân công nhân sự hợp lý sẽ giúp người quản lý rút ngắn thời gian xử lý khiếu nại từ các bước ghi nhận, phân tích, kiểm chứng, chuyển cho bộ phận liên quan và theo dõi, chăm sóc khách hàng được nhất quán hơn.
Xem thêm: Customer Service là gì? Làm chăm sóc khách hàng là làm gì, tương lai của nghề này ra sao
Báo cáo tình hình hoạt động đến cấp trên
F&B manager sẽ tiếp nhận chỉ thị từ cấp trên và triển khai theo đúng lộ trình đã thống nhất, sau đó trình bày tình hình hoạt động của bộ phận F&B đến cấp trên. Việc này nhằm mục đích nhất quán phương thức hoạt động của bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra được tốt đẹp hơn. Đồng thời việc cập nhật thông tin và kết quả quá trình hoạt động F&B sẽ khiến cấp trên đánh giá cao năng lực của một F&B manager chuyên nghiệp.
Mức lương của F&B manager
Lương của F&B manager khá triển vọng với con số thu nhập từ 15 – 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức dao động thu nhập của F&B manager cũng phụ thuộc vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng cũng như quy mô công ty.
Bên cạnh mức thu nhập hấp dẫn thì chế độ thưởng, phúc lợi và mức hoa hồng của F&B manager cũng rất hấp dẫn. Nếu bạn hoàn thành tốt những yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra và dẫn dắt hoạt động F&B đạt chỉ tiêu doanh số bạn sẽ nhận được mức hoa hồng dựa trên tăng trưởng doanh thu.
Có triển vọng phát triển sự nghiệp với ngành F&B không?
Hiện nay, ngành F&B trở thành quan trọng, có xu hướng tăng trưởng không ngừng. Nhu cầu nhân lực trong ngành này mang tính cạnh tranh cao, nhiều việc làm đa dạng từ nhân viên phục vụ, thu ngân, tiếp tân, đầu bếp, bartender,… đến cửa hàng trưởng, quản lý,… Do sự thiếu hụt nhân lực nên các vị trí công việc trong lĩnh vực F&B, nhất là F&B manager luôn được các doanh nghiệp tuyển dụng liên tục.
Công việc của một F&B manager luôn đòi hỏi bạn phải quản lý rất nhiều hạng mục khác nhau, cùng với đó phải không ngừng trau dồi những kỹ năng cần thiết. Chắc chắn F&B là môi trường làm việc trẻ trung và năng động, với nhiều thử thách trong công việc.
Nếu định hướng phát triển sự nghiệp với vị trí F&B manager thì hãy xây dựng lộ trình thăng tiến phù hợp để bắt kịp tốc độ phát triển ngành, tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Tuy công việc với nhiều thử thách, nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công khi mang lại mức thu nhập hấp dẫn cùng những đãi ngộ tương ứng.
Tìm việc F&B manager ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cần một F&B manager chuyên nghiệp để theo dõi, quản lý và phát triển hoạt động F&B. Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm hấp dẫn khi truy cập vào trang web tuyển dụng của Việc Làm 24h. Hãy tham khảo chi tiết mô tả công việc cùng các chế độ lương thưởng phù hợp với yêu cầu của bản thân trên website Việc Làm 24h.
Kết luận
Chắc chắn rằng, F&B manager là công việc mở ra nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp.. Nếu có đam mê với thị trường F&B nói chung và công việc của một F&B manager nói riêng, hãy chắc chắn bạn đã hiểu rõ F&B là gì, và những công việc của một F&B manager để có quyết định phát triển sự nghiệp đúng đắn. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tin rằng thông qua những thông tin hữu ích chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cần thiết cho ngành F&B.