Học công nghệ thực phẩm ra làm gì, có dễ xin việc và mức lương có cao không? Những trường nào đào tạo? Điểm chuẩn ngành cập nhật mới nhất?,… Để quyết định chọn theo học ngành công nghệ thực phẩm, hãy trang bị những kiến thức cập nhật mới nhất về ngành công nghệ thực phẩm qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!
Ngành công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm là ngành học nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực thực phẩm, bao gồm các hoạt động chế biến, bảo quản, phân phối, kiểm tra và đánh giá chất lượng thực phẩm. Đồng thời, ngành công nghệ thực phẩm còn nghiên cứu và phát triển các giống mới, các thực phẩm mới hoặc tối ưu hóa dây chuyền sản xuất lương thực, thực phẩm… nhằm phục vụ nhu cầu của con người trong cuộc sống hàng ngày.
Thực phẩm là nguồn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, do đó, ngành công nghệ thực phẩm mang tính ứng dụng cao khi mang đến những lợi ích như:
- Nâng cao chất lượng đời sống và sức khỏe của cộng đồng.
- Nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp.
- Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước.
- Cung cấp nguồn sản phẩm và nguồn dinh dưỡng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du khách nước ngoài.
Ngành công nghệ thực phẩm học những gì?
Định hướng đào tạo ngành công nghệ thực phẩm
Sinh viên theo học ngành công nghệ thực phẩm sẽ được đào tạo:
Các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học và sinh học
- Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kiến thức về nguyên liệu chế biến.
- Công nghệ chế biến thịt cá và đông lạnh thủy sản.
- Công nghệ chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm như đường, sữa, đồ uống, chất béo thực phẩm,…
- Quy trình lựa chọn, phân tích và đánh giá chất lượng lương thực thực phẩm.
Ngoài khối kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành công nghệ thực phẩm sẽ thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại. Nhờ đó làm quen với công việc:
- Phân tích thực phẩm.
- Đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực hiện các quy trình chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm,..
Các môn học ngành công nghệ thực phẩm tiêu biểu
- Phát triển sản phẩm.
- Phân tích thực phẩm.
- Công nghệ sau thu hoạch.
- Công nghệ chế biến thực phẩm.
- Công nghệ sinh học thực phẩm.
- Hoá sinh học thực phẩm.
- Vi sinh vật học thực phẩm.
- Dinh dưỡng.
- An toàn thực phẩm.
- Quản lý chất lượng.
Các chuyên ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau:
- Chuyên ngành Hóa sinh học và vi sinh học thực phẩm: Chuyên ngành này nghiên cứu sử dụng hóa học và vi sinh vật trong chế biến thực phẩm để hạn chế; ngăn ngừa sự hư, hỏng thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Chuyên ngành Dinh dưỡng: Chuyên ngành này bao gồm các kiến thức các chất, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người, hóa chất công nghệ thực phẩm,… nhằm mục đích nghiên cứu công thức sử dụng thực phẩm hiệu quả.
- Chuyên ngành Quản lý chất lượng: Chuyên ngành này bao gồm kiến thức về sinh học, hóa sinh học và dinh dưỡng để quản lý, tổ chức và theo dõi chất lượng thực phẩm trong quy trình chế biến.
- Chuyên ngành Công nghệ chế biến: Chuyên ngành này bao gồm kiến thức về công nghệ chế biến hiện đại và cách vận hành các máy móc phục vụ quá trình chế biến được tự động hóa.
- Chuyên ngành An toàn thực phẩm: Chuyên ngành này cung cấp những cách phân tích thành phần có trong thực phẩm để đánh giá và nhận xét chất lượng thực phẩm có đạt tiêu chí an toàn không.
Mã ngành và các tổ hợp xét tuyển ngành công nghệ thực phẩm
Mã ngành Công nghệ thực phẩm: 7540101
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành công nghệ thực phẩm:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa học)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
- D31 (Toán, Sinh học, Tiếng Đức)
- D32 (Toán, Sinh học, Tiếng Nga)
- D33 (Toán, Sinh học, Tiếng Nhật)
- D34 (Toán, Sinh học, Tiếng Pháp)
- D35 (Toán, Sinh học, Tiếng Trung)
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Nên theo học ngành công nghệ thực phẩm ở trường nào?
Nhiều bạn trẻ phân vân không biết chọn theo học ngành công nghệ thực phẩm ở trường nào. Tùy theo vị trí địa lý, năng lực, khả năng tài chính,… mà các bạn có thể tham khảo danh sách các trường đại học và học viện đào tạo ngành công nghệ thực phẩm dưới đây:
Khu vực Hà Nội
- Đại học Bách Khoa Hà Nội (BKA)
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (KCN)
- Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp (DKK)
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN)
Khu vực Hồ Chí Minh
- Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP HCM (QSB)
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TP HCM (QSQ)
- Đại học Nông Lâm TP HCM (NLS)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (SPK)
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM (DCT)
- Đại học Công nghiệp TP HCM (IUH)
- Đại học Công nghệ Sài Gòn (DSG)
Các tỉnh, thành khác
- Đại họ̣c Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK)
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế (DHL)
- Đại học Vinh (TDV)
- Đại học Công nghiệp Vinh (Nghệ An) (DCV)
Điểm chuẩn ngành công nghệ thực phẩm cập nhật mới nhất
Khu vực Hà Nội
1. Đại học Bách Khoa Hà Nội (BKA)
Tên trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội (BKA)
Tên ngành: Kỹ thuật thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; B00 điểm chuẩn 25.94 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
2. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (KCN)
Tên trường: Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (KCN)
Tên ngành: Khoa học và Công nghệ thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; A02; B00; D07 điểm chuẩn 27 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
3. Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp (DKK)
Tên trường: Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (DKK)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; A01; C00; D01 điểm chuẩn 19.25 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN)
Tên trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN)
Tên ngành: Công nghệ bảo quản, chế biến và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; A01; B00; D01 điểm chuẩn 17.5 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
Khu vực Hồ Chí Minh
1. Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP HCM (QSB)
Tên trường: Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP HCM (QSB)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; B00; D07 điểm chuẩn 26.3 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
2. Đại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TP HCM (QSQ)
Tên trường: Đại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TP HCM (QSQ)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; A01; B00; D07 điểm chuẩn 20 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
3. Đại học Nông Lâm TP HCM (NLS)
Tên trường: Đại học Nông Lâm TP HCM (NLS)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; A01; B00; D08 điểm chuẩn 22.25 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
4. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (SPK)
Tên trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (SPK)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm (Hệ chất lượng cao tiếng Anh)
Tổ hợp môn:
- A00; B00: điểm chuẩn 23 (năm 2021)
- D07; D90: điểm chuẩn 23.5 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
5. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM (DCT)
Tên trường: Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM (DCT)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; A01; B00; D08 điểm chuẩn 22.25 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
6. Đại học Công nghiệp TP HCM (IUH)
Tên trường: Đại học Công nghiệp TP HCM (IUH)
Tên ngành:
- Công nghệ thực phẩm
- Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm
- Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
Tổ hợp môn:
A00; B00; D07; D90: điểm chuẩn 18.5 (năm 2021)
A00; B00; D07; D90: điểm chuẩn 18.5 (năm 2021)
A00; B00; D07; D90: điểm chuẩn 21 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
7. Đại học Công nghệ Sài Gòn (DSG)
Tên trường: Đại học Công nghệ Sài Gòn (DSG)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; B00D01; D02; D03; D04; D05; D06; D08; D31; D32; D33; D34; D35 điểm chuẩn 15 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
Các tỉnh, thành khác
1. Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK)
Tên trường: Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DDK)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thực phẩm (Chất lượng cao)
Tổ hợp môn:
- A00; B00; D07 điểm chuẩn 25.15 (năm 2021)
- A00; B00; D07 điểm chuẩn 19.65 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
2. Đại học Nông lâm – Đại học Huế (DHL)
Tên trường: Đại học Nông lâm – Đại học Huế (DHL)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
Tổ hợp môn:
- A00; A02; B00; C02: điểm chuẩn 19 (năm 2021)
- A00; A02; B00; C02: điểm chuẩn 15 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
3. Đại học Vinh (TDV)
Tên trường: Đại học Vinh (TDV)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; A01; B00; D07 điểm chuẩn 16 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
4. Đại học Công nghiệp Vinh (Nghệ An) (DCV)
Tên trường: Đại học Công nghiệp Vinh (Nghệ An) (DCV)
Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
Tổ hợp môn: A00; A01; A02; B00 điểm chuẩn 15.85 (năm 2021)
Nguồn tham khảo: tại đây
Sau khi xem điểm chuẩn phù hợp với khả năng của bạn, hãy nộp đơn ứng tuyển và chuẩn bị hồ sơ nhập học đại học nhé.
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì?
Đời sống con người ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu tiêu dùng thực phẩm đạt chuẩn chất lượng cũng trở nên đa dạng. Hiểu được điều đó, thị trường công nghệ thực phẩm cũng có những bước tiến vượt bậc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Điều này đòi hỏi số lượng lớn nhân sự ngành công nghệ thực phẩm với trình độ và kỹ năng chuyên môn làm việc ở các vị trí khác nhau để đáp ứng mục tiêu công việc.
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật chế biến, bảo quản và kiểm định chất lượng thực phẩm hoặc dây chuyền sản xuất thực phẩm.
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong dây chuyền phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm.
- Nhân viên phòng thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật và nâng cao chất lượng thực phẩm.
- Nhân viên tư vấn về quy định và luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nhân viên vận hành trang thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất thực phẩm.
- Giám sát viên sản xuất.
- Chuyên viên kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng hoặc Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tiết chế.
- Nghiên cứu viên công nghệ thực phẩm tại các cơ sở đào tạo.
- Tiếp tục theo học thạc sĩ hoặc tiến sĩ chuyên sâu về khoa học và công nghệ thực phẩm.
- Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,… đào tạo ngành công nghệ thực phẩm.
Học công nghệ thực phẩm ra làm ở đâu?
Học công nghệ thực phẩm ra làm ở đâu còn phụ thuộc vào nhu cầu công việc và khả năng chuyên môn của bạn. Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể tìm kiếm việc làm tại:
- Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Viện nghiên cứu lương thực thực phẩm.
- Phòng quản lý hoặc Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương…
- Các cơ quan kiểm nghiệm công nghệ thực phẩm.
- Các trung tâm dinh dưỡng.
- Các trung tâm y tế dự phòng.
- Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm như thịt, cá, sữa, đồ hộp, nước giải khát, cà phê, chè…
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm.
- Các trường đại học, cao đẳng,… đào tạo ngành công nghệ thực phẩm.
Liệu bạn có phù hợp để theo đuổi ngành công nghệ thực phẩm?
Để thành công trong ngành công nghệ thực phẩm, đòi hỏi các bạn cần kết hợp những tố chất và kỹ năng:
- Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và trách nhiệm cao.
- Đam mê công nghệ và thích nghiên cứu: Công việc ngành công nghệ thực phẩm chủ yếu là nghiên cứu và áp dụng công nghệ, vì thế đây chính là yếu tố quan trọng giúp các bạn đồng hành lâu dài cùng ngành.
- Quan tâm và yêu thích công việc liên quan đến lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ ăn uống,…
- Kiến thức sâu rộng, tư duy sáng tạo và khả năng phân tích: Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng góp phần cải tiến nâng cao chất lượng của các dây chuyền, sản phẩm.
- Nhạy bén nắm bắt tâm lý, sở thích và nhu cầu tiêu dùng của con người để đi trước nhu cầu của xã hội về thực phẩm.
Bí quyết giúp bạn tìm việc làm ngành công nghệ thực phẩm hiệu quả và nhanh chóng
Tìm được công việc ngành công nghệ thực phẩm phù hợp với môi trường làm việc ổn định và mức thu nhập hấp dẫn không phải là điều quá khó với những cách sau.
1. Định hướng công việc rõ ràng
Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm vừa và nhỏ như bước khởi đầu sự nghiệp. Điều này sẽ giúp các bạn tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để tạo bước đệm vững chắc cho cơ hội thăng tiến cao hơn khi làm việc tại các doanh nghiệp quy mô lớn.
Sau đó, các bạn có thể tham khảo các vị trí công việc các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, thức uống của Việt Nam như Vinamilk, TH True Milk, Kinh đô, Masan, Vinacafe, Vina Acecook, Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên, Vissan, Cholimex,… Hoặc các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam như Coca-cola, Pepsico, Ajinomoto, Heineken, Nestle, Sabeco, Kewpie,…
2. Tạo CV/ Sơ yếu lý lịch ấn tượng
Một hồ sơ xin việc hoặc sơ yếu lý lịch với những thông tin cụ thể về bằng cấp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm,…. được trình bày đầy đủ, khoa học sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Nhờ đó gia tăng cơ hội được lựa chọn và giúp bạn chạm tay đến công việc mơ ước.
Xem thêm: Cách làm CV cho sinh viên mới ra trường, giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng
3. Tìm việc làm dễ dàng trên website Việc Làm 24h
Khi đã xác định vị trí công việc và địa điểm làm việc, doanh nghiệp cụ thể thì hãy thường xuyên cập nhật thông tin tuyển dụng từ website và fanpage Facebook của doanh nghiệp đó để đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ tin tuyển dụng tiềm năng nào.
Kết luận
Ngành công nghệ thực phẩm đang là một trong những ngành tiềm năng với cơ hội phát triển nghề nghiệp. Việc Làm 24h hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên sẽ phần nào giải quyết được mối lo “học công nghệ thực phẩm ra làm gì?” của các bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh.
Hoặc các bạn có thể tham khảo và lựa chọn các cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm hấp dẫn khi truy cập vào trang web tuyển dụng của Việc Làm 24h.
Xem thêm: Học tâm lý học ra làm gì? Cơ hội công việc nào cho sinh viên ngành tâm lý học?