Học điều dưỡng ra làm gì? Xem điểm chuẩn ngành điều dưỡng mới nhất

Ngành học thuộc khối sức khỏe nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của hàng loạt thí sinh và phụ huynh mỗi mùa tuyển sinh. Trước khi quyết định theo đuổi ngành này, các bạn trẻ hãy cùng Việc Làm 24h nắm rõ kiến thức tổng quan về ngành, cũng như tìm hiểu học điều dưỡng ra làm gì để đảm bảo nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai. 

học điều dưỡng ra làm gì
Nhiều bạn trẻ quan tâm học điều dưỡng ra làm gì?
Mục Lục Ẩn

Ngành điều dưỡng là gì? 

học điều dưỡng ra làm gì
Vì sao nhiều người lại lo lắng học điều dưỡng ra làm gì, ở đâu?

Ngành điều dưỡng là một trong những ngành quan trọng nằm trong hệ thống y tế tại Việt Nam. Đây là ngành chịu trách nhiệm kiểm tra, chăm sóc g sức khỏe thể chất và tinh thần cho bệnh nhân từ khi bắt đầu quá trình điều trị cho đến khi hồi phục. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của ngành điều dưỡng là bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người, xoa dịu những nỗi đau của bệnh nhân qua các chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Những điều bạn cần biết trước khi quyết định theo học ngành điều dưỡng

học điều dưỡng ra làm gì
Nhiều bạn đã quan tâm học điều dưỡng ra làm gì ngay từ khi còn trên ghế nhà trường?

Định hướng đào tạo ngành điều dưỡng

Các bạn trẻ chọn theo học ngành điều dưỡng sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên sâu về khoa học sức khỏe, khoa học xã hội và điều dưỡng. Bên cạnh đó, các trường đào tạo ngành điều dưỡng hiện nay còn giúp sinh viên trau dồi kỹ năng phân tích và áp dụng những nguyên lý điều dưỡng, chẩn đoán để thành thạo quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên khoa. Đồng thời, ngành này còn trang bị cho sinh viên các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ con người.

Các chuyên ngành điều dưỡng

Ngành điều dưỡng được chia thành 3 chuyên ngành chính:

  • Điều dưỡng Đa khoa: Đây là chuyên ngành bao quát 12 chuyên ngành nhỏ gồm điều dưỡng tâm thần, điều dưỡng hồi sức cấp cứu, điều dưỡng nhi khoa, điều dưỡng nội khoa, điều dưỡng nhãn khoa, điều dưỡng da liễu, điều dưỡng tai – mũi – họng, điều dưỡng nội tiết, điều dưỡng tim mạch – hô hấp, điều dưỡng răng – hàm – mặt, điều dưỡng tâm thần, điều dưỡng ngoại thần kinh, điều dưỡng phẫu thuật tạo hình. Điều dưỡng đa khoa là chuyên ngành được các bạn sinh viên ưu tiên lựa chọn, bởi sau tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành này có cơ hội làm việc tại tất cả các khoa. 
  • Điều dưỡng Sản phụ khoa: Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở vị trí hộ sinh, chăm sóc sức khỏe sản phụ và bệnh nhi sơ sinh tại các bệnh viện. 
  • Điều dưỡng về Chăm sóc người cao tuổi: Sinh viên chọn chuyên ngành này sẽ học cách chăm sóc và quan tâm chuyên môn cho người cao tuổi với các loại lý như huyết áp, xương khớp,… 

Mã ngành và các khối thi – tổ hợp xét tuyển ngành điều dưỡng

Mã ngành điều dưỡng: 7720301

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành điều dưỡng:

  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh, Tiếng Anh

Các trường đại học và học viện đào tạo ngành điều dưỡng trên cả nước đưa ra nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Trước khi quyết định xét tuyển, các bạn cần cân nhắc phương thức xét tuyển phù hợp với năng lực bản thân.

Ngành điều dưỡng học ở đâu? 

học điều dưỡng ra làm gì
Học điều dưỡng ra làm gì để đảm bảo mức thu nhập hấp dẫn?

Tiêu chí chọn trường đào tạo ngành điều dưỡng

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn sinh viên mà số lượng các trường và học viện đào tạo ngành điều dưỡng trên phạm vi cả nước khá nhiều. Tuy nhiên, trước khi cân nhắc trường đào tạo phù hợp, các thí sinh cần phải dựa trên những tiêu chí chuẩn để quyết định được địa chỉ uy tín. 

  • Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của trường.
  • Tham khảo thêm những thông tin đánh giá từ các bậc phụ huynh và sinh viên đã theo học.
  • Đánh giá môi trường học tập có thoải mái và dễ dàng hòa nhập với văn hóa chung của trường không?
  • Tìm hiểu chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành.
  • Tham khảo mức học phí của của ngành điều dưỡng các trường khác để so sánh. 
  • Chú ý hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình học tập và thực hành tại trường có được chú trọng đầu tư đầy đủ không.
  • Tìm hiểu những quyền lợi nhà trường hỗ trợ sinh viên như ký túc xá, chương trình học bổng, miễn giảm học phí và các chính sách giới thiệu việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp,…
  • Tấm bằng tốt nghiệp ngành điều dưỡng khi theo học tại các trường có giá trị như thế nào?
  • Đánh giá chất lượng đầu ra qua tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp thành công và làm việc đúng chuyên ngành điều dưỡng. 

Các trường đào tạo ngành điều dưỡng

học điều dưỡng ra làm gì
Ngành điều dưỡng nên học ở đâu để đảm bảo cơ hội nghề nghiệp trong tương lai? 

Hiện nay, top 10 trường đại học đào tạo ngành điều dưỡng uy tín trên cả nước bao gồm: 

  1. Đại Học Y Hà Nội (YHB)
  2. Đại học Y Dược TP HCM (YDS)
  3. Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội (QHY)
  4. Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (TYS)
  5. Đại Học Y Dược Cần Thơ (YCT)
  6. Đại Học Y Dược – Đại Học Huế (DHY)
  7. Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (YDN)
  8. Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên (DTY)
  9. Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương (DKY)
  10. Đại Học Y Thái Bình (YTB)

Điểm chuẩn ngành điều dưỡng cập nhật mới nhất

học điều dưỡng ra làm gì
Học điều dưỡng ra làm gì, ở đâu để phát triển sự nghiệp

So với các ngành khác, ngành điều dưỡng có điểm chuẩn tương đối cao. Dưới đây là thông tin các tổ hợp môn xét tuyển sinh và điểm chuẩn ngành điều dưỡng mới nhất 2021 – 2022.

1. Đại Học Y Hà Nội (YHB)

Tên trường: Đại học Y Hà Nội (YHB)

Tên ngành: Điều dưỡng

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 25.6 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

2. Đại học Y Dược TP HCM (YDS)

Tên trường: Đại học Y Dược TP HCM (YDS)

Tên ngành: Điều dưỡng

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 24.1 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

3. Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội (QHY)

Tên trường: Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội (QHY)

Tên ngành: Điều dưỡng

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 25.35 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

4. Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (TYS)

Tên trường: Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (TYS)

Tên ngành: Điều dưỡng

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 24 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

5. Đại Học Y Dược Cần Thơ (YCT)

Tên trường: Đại Học Y Dược Cần Thơ (YCT)

Tên ngành: Điều dưỡng

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 24.9 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

6. Đại Học Y Dược – Đại Học Huế (DHY)

Tên trường: Đại Học Y Dược – Đại Học Huế (DHY)

Tên ngành: Điều dưỡng

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 21.9 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

7. Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (YDN)

Tên trường: Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (YDN)

Tên ngành:

  • Điều dưỡng đa khoa
  • Điều dưỡng gây mê hồi sức
  • Điều dưỡng nha khoa
  • Điều dưỡng phụ sản

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 19 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

8. Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên (DTY)

Tên trường: Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên (DTY)

Tên ngành: Điều dưỡng

Tổ hợp môn:

  • B00; D07; D08: điểm chuẩn 21.5 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

9. Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương (DKY)

Tên trường: Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên (DTY)

Tên ngành: Điều dưỡng

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 21 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

10. Đại Học Y Thái Bình (YTB)

Tên trường: Đại Học Y Thái Bình (YTB)

Tên ngành: Điều dưỡng

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 24.2 (năm 2021)

Tham khảo: Tại đây

Ngoài việc tham khảo điểm chuẩn, bạn cũng nên chuẩn bị trước các thông tin về hồ sơ nhập học đại học để không bỏ lỡ cơ hội nhé.

Học điều dưỡng ra làm gì? Một số công việc phổ biến của ngành điều dưỡng

học điều dưỡng ra làm gì
Học điều dưỡng ra làm gì, có dễ xin việc không?

Các bạn trẻ thường băn khoăn ngành điều dưỡng ra làm gì? Hiện nay, ngành điều dưỡng đang là một trong những ngành thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Ở nước ta thường có câu “nhất y nhì dược” bởi từ trước đến nay, ngành điều dưỡng luôn là một trong những ngành được quan tâm bởi triển vọng phát triển và cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. 

Học điều dưỡng ra làm gì

1. Chăm sóc bệnh nhân

Trở thành người giao tiếp và hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu để mang lại kết quả tích cực cho người bệnh và người nhà bệnh nhân. Điều dưỡng viên sẽ vận dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, bao gồm:

  • Xác nhận đúng người bệnh và vấn đề cần chăm sóc
  • Lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc phù hợp với người bệnh. 
  • Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Phát hiện các diễn biến bất thường của người bệnh và kịp thời ra quyết định xử trí ban đầu như sơ cứu hoặc cấp cứu.

2. Đảm bảo quá trình truyền đạt thông tin hai chiều đến người bệnh và bác sĩ phụ trách

Trở thành cầu nối quan trọng giữa các bác sĩ và bệnh nhân để cung cấp các thông tin liên quan. Sau đó, truyền đạt các ý kiến và yêu cầu cũng như thắc mắc của người bệnh đến bác sĩ kịp thời.

3. Tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Các điều dưỡng viên sẽ chịu trách nhiệm giáo dục sức khỏe và tư vấn bệnh tình, giúp đỡ trấn an tinh thần bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Nhờ đó, các điều dưỡng viên sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái tính thần để phục hồi nhanh chóng .

4. Làm các công tác quản lý, nghiên cứu

Các điều dưỡng viên có thể làm các công tác quản lý, nghiên cứu và lãnh đạo dựa vào sự sắp xếp của đơn vị y tế để giúp cải thiện, nâng cao trình độ và phát triển hệ thống điều dưỡng tại nơi công tác ngày một tốt hơn. Hoặc tham gia vào quá trình nghiên cứu, vận hành và bảo quản các trang thiết bị chuyên môn phục vụ cho quá trình điều dưỡng. 

5. Giảng viên đào tạo tại các trường

Trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và tham gia vào hệ thống giáo dục – đào tạo với trình độ, kinh nghiệm và khả năng giảng dạy chuyên môn. 

Học điều dưỡng ra làm ở đâu?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng có thể làm việc tại các chuyên khoa trong hệ thống y tế bao gồm: 

  • Các bệnh viện lớn nhỏ và các bệnh viện đa khoa thuộc tỉnh/huyện.
  • Các phòng khám lớn nhỏ và các trạm y tế khác nhau. 
  • Các viện nghiên cứu, trường và các trung tâm nghiên cứu y tế, khoa học và phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân.
  • Các công ty sản xuất sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.
  • Các bộ phận y tế trong các trường học, doanh nghiệp,….
  • Các cơ sở và trung tâm y tế nhà nước hoặc tư nhân có tư cách pháp nhân.
  • Điều dưỡng trưởng khoa và bệnh viện. 
  • Học lên thạc sĩ, tiến sĩ điều dưỡng để giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo. 

Bạn có phù hợp với ngành điều dưỡng không?

Điều dưỡng là một trong những ngành không thể thiếu trong hệ thống Y tế. Để quyết định theo học ngành điều dưỡng và nhanh chóng đạt được thành công nhất định trong nghề, bạn cần không ngừng trau dồi những kỹ năng và phẩm chất quan trọng.

Kỹ năng chuyên môn 

Một điều dưỡng viên giỏi sẽ vận dụng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để chủ động theo dõi, phát hiện các bất thường của bệnh nhân, kịp thời thông báo và phối hợp cùng bác sĩ điều trị để đưa ra hành động xử lý nhanh chóng. 

Tính tỉ mỉ và cẩn thận

Đức tính này sẽ giúp điều dưỡng viên luôn chú ý đến cả những chi tiết nhỏ nhất để không làm ảnh hưởng đến công việc và đặc biệt là sức khỏe, tính mạng con người. Nhất là trong quá trình hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc để đảm bảo chăm sóc sức khỏe hiệu quả và tốt nhất. 

Bình tĩnh, kiên nhẫn và chịu được áp lực

học điều dưỡng ra làm gì
Để trở thành điều dưỡng viên giỏi cần có những tố chất gì?

Do đặc thù công việc, không chỉ điều dưỡng viên mà những người làm trong lĩnh vực y tế luôn phải không ngừng rèn luyện tinh thần thép, ý chí cao độ và giữ vững bản lĩnh trong suốt quá trình làm việc. Nhất là mệt mỏi và áp lực vì không có thời gian nghỉ ngơi do lịch làm việc dày đặc và những ca trực xuyên đêm suốt sáng. 

Hoặc khi tiếp xúc với vô số bệnh nhân như bệnh nhân gặp tâm lý bất thường và có những lời nói, hành động không hay; những bệnh nhân qua đời; những bệnh nhân gặp tình trạng nặng;… đòi hỏi tính kiên nhẫn và khả năng bản lĩnh vượt qua thử thách để giúp điều dưỡng viên ổn định tinh thần tiếp tục với các công việc. Nhờ đó trở thành chỗ dựa tinh thần cho các bệnh nhân để giúp họ ổn định tâm lý tốt hơn.

Lòng nhân ái và sự yêu nghề

Một điều dưỡng viên giỏi là những người luôn có trong mình tinh thần y đức, lòng nhân ái đối với người bệnh để gắn bó lâu dài với công việc. Hơn nữa, công việc của điều dưỡng viên là mang đến cho bệnh nhân sự chăm sóc tận tình để họ thoải mái và yên tâm điều trị. Vì thế, người làm điều dưỡng giỏi phải biết động viên, an ủi và khích lệ kịp thời để giúp bệnh nhân ổn định tâm lý, nhờ đó được lạc quan để chiến thắng nỗi đau bệnh tật. 

Linh hoạt xử lý tình huống

Người làm điều dưỡng phải làm việc trong môi trường đông người liên tục nên đòi phải luôn trong trạng thái sẵn sàng để đáp ứng tính khẩn trương, nhanh nhẹn khi có bất kỳ tình huống xấu nào xảy ra. Do đó, điều dưỡng viên cần ứng biến nhanh chóng trước những chuyển biến và biểu hiện khác thường của bệnh nhân để thông báo đến bác sĩ kịp thời xử lý. 

Khả năng giao tiếp tốt 

Môi trường làm việc liên tục tiếp xúc với nhiều bệnh nhân với những tính cách và tâm lý, bệnh tình khác nhau; gia đình bệnh nhân và cả những bác sĩ, dược sĩ,…. Do đó, các điều dưỡng viên cũng phải giao tiếp với người bệnh hoặc gia đình người bệnh phù hợp với nhiều yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, tâm sinh lý khác nhau, hoặc có trở ngại như hôn mê, khiếm thính, khiếm thị, tâm thần, … Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp các điều dưỡng viên trở thành cầu nối quan trọng giữa bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và các bác sĩ hiệu quả. 

Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công

Không ngừng học hỏi và tiếp thu kiến thức

Để tiến xa hơn trong công việc, đòi hỏi điều dưỡng viên phải luôn không ngừng học hỏi những kiến thức y học mới và nâng cao kỹ năng từng ngày. 

Kết luận

học điều dưỡng ra làm gì
Các bạn trẻ nên định hướng ngành điều dưỡng ra làm gì từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tin rằng học điều dưỡng ra làm gì đã không còn là nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ qua bài viết hữu ích này. Với nền tảng kiến thức tổng quan về ngành, cách xem điểm chuẩn ngành điều dưỡng của các trường đại học đào tạo trọng điểm,… sẽ giúp bạn chọn con đường phù hợp nhất với bản thân để luôn nỗ lực phát triển và hướng đến thành công trong tương lai. 

Xem thêm: Top 10 những công việc lương cao và hot nhất Việt Nam năm 2022

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục